Danh mục bài viết
Để hỗ trợ cho việc đo điện áp, dòng điện, điện trở hay đo thông mạch,…người ta thường sử dụng thiết bị nhỏ gọn, thông dụng là ampe kìm với ưu điểm độ chính xác cao và thời gian đo nhanh chóng.
Vậy ampe kìm là gì? Cách sử dụng ampe kìm ra sao? Cùng CNSG khám phá ngay trong bài viết này nhé!
Ampe kìm là gì?
Ampe kìm còn được gọi đồng hồ ampe kìm, đây là thiết bị đo lường điện, sở hữu tính năng đo dòng điện lên đến 2000A.
Thiết bị ampe kìm này cho ra kết quả nhanh chóng với khả năng đo lường chính xác.
Bên cạnh công dụng dùng để đo dòng điện, ampe kìm còn có thể đo điện trở, đo thông mạch, đo tần số, đo điện áp,…
Có hai loại đồng hồ ampe kìm đó là: ampe kìm màn hình chỉ thị kim và ampe kìm màn hình hiển thị số.
Xem thêm:
- Đồng hồ vạn năng là gì? có những công dụng nào?
- Bút thử điện là gì? Cách sử dụng bút thử điện an toàn
Các thương hiệu ampe kìm phổ biến trên thị trường
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều thương hiệu ampe kìm nổi tiếng với các dòng sản phẩm đa dạng thuộc nhiều phân khúc giá khác nhau.
Một số thương hiệu nổi bật được người dùng ưa chuộng nhất phải kể đến Hioki Nhật Bản, Kyoritsu, Sanwa, và Uni-T. Trong đó, Hioki là cái tên được người dùng săn đón nhiều nhất.
Cấu tạo của đồng hồ ampe kìm
Mặc dù thị trường có nhiều thương hiệu ampe kìm nhưng nhìn chung, cấu tạo của hầu hết sản phẩm đều gồm các bộ phận chính sau đây:
- Cảm biến kẹp
- Miếng chắn tay
- Công tắc xoay để điều chỉnh lựa chọn đo
- Nút HOLD để kích hoạt tính năng tự động giữ
- Màn hình hiển thị số
- Nút Min Max
- Nút đèn nền
- Nút khởi động dòng điện
- Dấu căn chỉnh
- Nút zero có tính năng loại bỏ bù DC khỏi các phép đo dòng điện DC.
- Cần nhả hàm
- Giắc cắm đầu vào
- Giắc cắm đầu vào/ ohm.
- Đầu vào cho đầu dò dòng điện linh hoạt.
Mặc dù gồm nhiều bộ phận khác nhau với cấu tạo khá phức tạp, nhưng đồng hồ ampe kìm được thiết kế tinh gọn, trọng lượng nhẹ nên rất thuận tiện khi mang theo bên người.
Nguyên lý hoạt động của đồng hồ ampe kìm
Để đo dòng điện: các kỹ sư điện hay thợ điện dùng cảm biến kẹp của ampe kìm kẹp vào đoạn dây mà dòng điện chạy qua. Còn nếu muốn đo thông mạch, điện áp… thì người dùng cần cắm thêm que đo. Nguyên lý hoạt động của đồng hồ ampe kìm như sau:
Đối với dòng điện một chiều
Từ trường trong dòng điện một chiều động cơ DC chổi than không sinh ra biến thiên khi hoạt động. Cho nên khi đo dòng điện DC, ampe kìm dựa trên hiệu ứng và cảm biến Hall và cho ra thông số dòng điện một chiều trong mạch.
Đối với dòng điện xoay chiều
Khi sử dụng ampe kìm để đo dòng điện xoay chiều (AC), nguyên lý làm việc của đồng hồ ampe kìm sẽ dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Thiết bị đo được độ biến thiên trong mạch và cho kết quả.
Khi sử dụng ampe kìm để đo dòng điện, người dùng không cần kết nối trực tiếp vào mạch điện vẫn có thể đo được một cách dễ dàng và chính xác.
Ứng dụng của ampe kìm
Ampe kìm là thiết bị rất quen thuộc và cần thiết đối với các kỹ sư điện hay thợ điện, đây là thiết bị đo điện chuyên dụng. Người ta thường ứng dụng đồng hồ ampe kìm trong dân dụng, hệ thống điện thương mại và HVAC hoặc trong môi trường công nghiệp…
Sản phẩm ampe kìm còn được sử dụng để:
- Sửa chữa điện tại trung tâm thương mại, các trạm biến áp, siêu thị, các tòa nhà…
- Kiểm tra mạch điện, khắc phục các sự cố lắp đặt và giám sát thợ điện tay nghề còn yếu kém.
- Phòng ngừa các sự cố trong hệ thống điện.
Hướng dẫn sử dụng Ampe Kìm
Cách sử dụng Ampe kìm đo dòng rò
Bước 1: Để đảm bảo an toàn tránh bị điện giật, trước khi sử dụng ampe kìm đo dòng rò cần lau tay khô ráo trước khi ngắt nguồn điện và tiến hành ngắt cầu dao nơi có nguồn điện cung cấp.
Bước 2: Đối với các ổ cắm cần rút tất cả các thiết bị điện ra khỏi ổ cắm.
Bước 3: Tiến hành khởi động chiếc đồng hồ đo điện ampe kìm. Sau đó, dùng miệng kìm kẹp xung quanh dây dẫn. Để cho kết quả chính xác, người dùng hãy giữ sạch sẽ, tránh hư hại mặt quai hàm của thiết bị đo.
Bước 4: Để kiểm tra dòng rò tiếp đất, cần thực hiện kiểm tra mạch của một pha bằng kẹp pha và trung tính. Khi đó, máy sẽ phát hiện ra tất cả các dòng rò rỉ đang tiếp đất.
Cách sử dụng Ampe kìm đo điện trở đất
Bước 1: Kiểm tra Pin: đây là bước kiểm tra quan trọng, nếu xuất hiện tình trạng pin yếu sẽ không thể cho kết quả chính xác, lúc này hãy tiến hành thay pin cho ampe kìm.
Bước 2: Đấu đầu đo vào thân máy đo điện trở: tiến hành thao tác để đấu nối các dây nối bằng cách cắm 2 cọc bổ trợ. Cọc thứ nhất có vị trí cách điểm đo khoảng cách từ 5m-10m và cọc thứ 2 cách cọc điểm đo khoảng 5m-10m. Dây màu xanh dài 5m kẹp vào điểm đo. Dây màu vàng dài 10m và dây màu đỏ dài khoảng 20m kẹp vào cọc 1 và cọc 2 sao cho phù hợp với chiều dài của dây.
Bước 3: Kiểm tra điện áp của đất: thực hiện thao tác để bật công tắc về thang “EARTH VOLTAGE” và ấn nút PRESS TO TEST để kiểm tra điện áp đất. Nếu điện áp đất không quá 10V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
Bước 4: Kiểm tra điện trở đất và đọc kết quả hiển thị trên màn hình.
Cách sử dụng Ampe kìm đo điện áp
Bước 1: để có thể sử dụng ampe kìm để đo điện áp trong hệ thống điện, người dùng thao tác cắm que đo màu đen vào đầu COM (-), que đỏ vào lỗ (V/Ohm)
Bước 2: Bằng cách điều chỉnh nút RANGE, người dùng có thể chọn thang đo gần với giá trị thực tế ước tính để đạt được độ chính xác cao nhất.
Bước 3: sử dụng phím SELECT có trên bảng điều khiển để điều chỉnh điện áp muốn đo AC hoặc DC. Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm.
Bước 4: Đọc kết quả hiển thị
Lưu ý cần thiết khi dùng Ampe Kìm
- Chú ý khi sử dụng Ampe kìm cần đấu nối đúng các cực của nguồn điện, nối ắc chốt (+) của ampe kìm về phía cực dương của nguồn điện.
- Trước khi sử dụng cần điều chỉnh kim chỉ thị đúng vạch 0. Để đo được dòng điện đang chạy trong dây dẫn, chuyển thang đo về ACA cần lưu ý khi đo dòng điện cao hơn mức phạm vi đã chọn có thể làm hỏng thiết bị.
- Không mắc trực tiếp 2 chốt của ampe kìm vào 2 cực của nguồn điện.
- Đặt mắt đọc ở đúng vị trí theo hướng dẫn dùng.
Cách chọn lựa ampe kìm phù hợp cho công việc
Để chọn lựa ampe kìm phù hợp cho công việc của mình, bạn có thể xem xét các yếu tố sau đây:
- Dải đo: Chọn ampe kìm có dải đo phù hợp với dòng điện cần đo của công việc của bạn.
- Độ chính xác: Để đảm bảo độ chính xác cao trong việc đo, bạn nên chọn ampe kìm có độ chính xác tốt.
- Độ phân giải: Độ phân giải của ampe kìm sẽ giúp bạn đọc được giá trị chính xác của dòng điện.
- Tính năng kết nối: Nếu bạn cần kết nối ampe kìm với máy tính hoặc thiết bị khác để ghi lại dữ liệu, bạn nên chọn ampe kìm có tính năng kết nối.
- Tính di động: Nếu công việc của bạn yêu cầu di động, bạn nên chọn ampe kìm nhỏ gọn, dễ dàng mang theo.
- Tiện ích: Một số ampe kìm có tính năng đo nhiều thông số khác nhau, hỗ trợ trong các công việc đa dạng.
- Thương hiệu và chất lượng: Chọn ampe kìm từ các thương hiệu uy tín và có chất lượng tốt để đảm bảo sự an toàn và độ chính xác trong quá trình đo.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.