Bên cạnh các thiết bị bàn nâng điện chuyên dụng có tải trọng lớn được nhập khẩu trực tiếp từ các thương hiệu staxx, noveltek, opk,…dùng để nâng hạ các loại hàng hóa hoặc xe nâng hàng có mức tải trọng lớn với bàn nâng điện tải trọng 1 tấn nâng cao 1.5m, bàn nâng điện tải trọng 3 tấn nâng cao 900mm, bàn nâng điện nâng 1.7m tải trọng 500kg,…thì bàn nâng xe máy cũng là loại bàn nâng được nhiều đơn vị sửa chữa quan tâm.
Dù có mức tải trọng thấp hơn, kích thước mặt bàn nhờ hơn so với bàn nâng điện nhưng bàn nâng xe máy cũng được thiết kế để phục vụ cho việc sửa chữa, bảo dưỡng xe máy thuận tiện với nhiều loại bàn nâng xe máy khác nhau.
Cùng tìm hiểu về bàn nâng xe máy ngay trong bài viết này của CNSG nhé!
Bàn nâng xe máy là gì?
- Bàn nâng xe máy hay còn được gọi là bàn nâng thủy lực xe máy hay bàn nâng rửa xe máy.
- Thiết bị bàn nâng xe máy là thiết bị chuyên dụng được sản xuất với mục đích nhằm đưa xe máy lên cao thuận tiện cho quá trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa các dòng xe máy.
- Có thể dễ nhận thấy bàn nâng xe máy có phần bàn nâng lớn giúp cố định phần xe máy để đứng vững, chắc chắn và an toàn ở độ cao từ 0.5m -1m.
- Bàn nâng xe máy giúp các thợ sửa xe dễ dàng hơn trong việc kiểm tra chi tiết máy dưới gầm xe, đặc biệt với các loại xe tay gas thiết kế gầm thấp.
- Bàn nâng xe máy từ lâu đã trở thành sản phẩm không thể thiếu cho một cửa tiệm sửa chữa, bao gồm 4 loại: bàn nâng điện-cơ, bàn nâng đạp chân, bàn nâng đặt âm nền, bàn nâng xe máy nền nổi.
Bàn nâng xe máy có cấu tạo như thế nào?
- Mặt bàn chính: Mặt bàn chính của bàn nâng xe máy được cấu tạo từ một tấm thép nguyên khối lớn với diện tích được tính toán đủ để xe máy ở trên.
- Bàn dẫn xe máy lên xuống: bàn dẫn xe máy lên xuống được thiết kế hơi dốc, tạo sự thuận tiện cho việc dắt xe máy lên – xuống.
- Bộ phận nâng hạ xe: là bộ phận chính dùng cho việc nâng đỡ xe máy, giúp xe có thể được nâng lên hạ xuống dễ dàng, nhanh chóng.
- Phần khung nền: Khung nền được bắn cố định xuống sàn tạo độ chắc chắn, được làm từ thép có hình chữ nhật.
- Phần khung đỡ được làm từ 2 thanh kim loại bắt chéo với nhau tạo thành hình chữ X. Phần khung đỡ có tính năng di động có khả năng co lại hoặc giãn ra giúp thay đổi độ cao cho bàn nâng.
Lý do bàn nâng xe máy cần thiết cho cửa tiệm
- Trong việc sửa chữa xe máy ở các cửa tiệm, việc nâng hạ xe máy bằng bàn nâng xe máy đóng vai trò rất quan trọng trong khâu sửa chữa đầu tiên, giúp người thợ có cái nhìn tổng quát rõ hơn về các vấn đề hư hỏng mà xe đang gặp phải.
- Bàn nâng xe máy giúp ích cho người thợ rất nhiều trong việc sửa chữa các bộ phận máy của xe, các chi tiết khó nhìn thấy dưới gầm xe, khắc phục được những khó khăn khi sửa chữa xe máy.
- Việc kiểm tra và phát hiện lỗi của xe máy cũng được thực hiện dễ dàng hơn nhờ sở hữu bàn nâng xe máy. Đồng thời, thể hiện tính chuyên nghiệp cao khi làm việc.
- Ngày nay, khách hàng có nhu cầu sửa xe sẽ tìm đến các đơn vị có chuyên môn và thiết bị hỗ trợ như bàn nâng xe máy, có thiết bị sửa chữa hiện đại để đảm bảo sửa chữa xe nhanh chóng, không phạm tiếp các lỗi khác khi vận hành xe.
Các loại bàn nâng xe máy
Bàn nâng đạp chân
Bàn nâng xe máy đạp chân là loại bàn nâng xe máy đơn giản nhất, có chi phí rẻ nhất trên thị trường, hoạt động theo nguyên lý cơ học (đạp chân).
Sản phẩm bàn nâng xe máy kiểu đạp chân có cách vận hành đơn giản nên hầu như thợ sửa nào cũng có thể dùng, đảm bảo bền bỉ, có chất lượng cao và khả năng duy trì hoạt động liên tục trong thời gian dài,…
Bàn nâng đạp chân có những ưu và nhược điểm như sau:
Ưu điểm
- Sản phẩm bàn nâng xe máy đạp chân có chất lượng ổn định, bền bỉ và có tuổi thọ cao.
- Chi phí sở hữu thấp, mọi đơn vị sửa chữa xe máy đều có thể sở hữu.
- Được cung cấp và phân phối bởi nhiều đơn vị với mẫu mã đa dạng, dễ dàng hơn cho các xưởng sửa chữa lựa chọn.
- Không dùng điện hay các thiết bị khác hỗ trợ nên có thể dùng được mọi lúc.
Nhược điểm
- Sản phẩm hoạt động và vận hành với cơ chế đạp chân nên khi hoạt động cần phải dùng sức.
- Chiếm diện tích khi đặt trong các xưởng, nhà sửa xe,..
Bàn nâng cơ điện và cơ
- Bàn nâng xe máy điện và cơ là bàn nâng được thiết kế hiện đại, có thể vừa đạp chân và vừa dùng điện
- Bàn nâng xe máy điện và cơ có kiểu dáng thiết kế với mặt chống trượt.
- Các sản phẩm bàn nâng xe máy điện và cơ được nhiều khách hàng yêu thích lựa chọn cho các xưởng sửa chữa xe máy,…
Ưu điểm
- Thiết kế có phần mô tơ điện và bơm có thể linh động đặt được ở vị trí trong hoặc ngoài bàn nâng.
- Kết cấu hệ thống điện – thủy lực cấu tạo đơn giản, dễ bảo dưỡng.
- Thiết kế thêm tấm nhám chống trượt khi dựng xe bằng chân chống.
- Khi hạ tấm sàn bàn nâng xe máy giúp thợ sửa xe tháo bánh sau dễ dàng hơn.
- Tự động phanh hãm ở nhiều vị trí khác nhau.
- Với sự kết hợp giữa đạp chân và dùng điện đảm bảo người dùng có thêm một phương án dự bị nếu chẳng may gặp trục trặc trong quá trình nâng hạ xe máy.
Nhược điểm
- Mức chi phí sở hữu lớn hơn so với bàn nâng xe máy đạp chân
- Chiếm diện tích khi đặt trong các xưởng sửa chữa.
Bàn nâng đặt âm nền
Bàn nâng xe máy đặt âm nền là kiểu đặt chìm được chôn âm dưới nền do đó được nhiều cửa hàng, xưởng và trung tâm sửa chữa xe máy chuyên nghiệp quy mô lớn yêu thích sử dụng.
Bàn nâng xe máy đặt âm nền trở thành tiêu chuẩn cho những cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng đại diện của các hãng lớn như Honda Head, Yamaha 3S.
Ưu điểm
- Ưu điểm lớn nhất của bàn nâng xe máy âm nền là có tính thẩm mỹ cao vượt trội, tạo sự thoáng đãng, trang trọng mà dòng bàn nâng đặt nổi không thể làm được.
- Thiết kế mặt phủ nhám có khả năng chống trượt toàn bộ.
- Cơ chế nâng hạ lên xuống được thực hiện bằng công tắc bấm tay.
- Đặt âm nền giúp tiết kiệm được diện tích
Nhược điểm
Cơ chế vận hành phải dùng điện nâng lên, do đó không thể hoạt động nếu mất điện.
Bàn nâng xe máy nền nổi
Bàn nâng xe máy nền nổi hay bàn nâng xe máy dương nền là loại bàn nâng khi hạ mặt bàn xuống hết cỡ vẫn nổi lên mặt sàn.
Ưu điểm
Bàn nâng xe máy nền nổi trên sàn nên dễ dàng cho việc vệ sinh, kiểm tra chi tiết hoạt động.
Nhược điểm
Tính thẩm mỹ thấp, gây tốn kém nhiều diện tích.
Phần bàn nâng nổi lên dễ gây ra sự cố va quệt hoặc vấp ngã.
Cách sử dụng bàn nâng xe máy
Người dùng sẽ sử dụng bàn nâng xe máy dễ dàng hơn khi nắm được cấu tạo chính của bàn nâng, thuận tiện hơn khi sử dụng với quy trình thực hiện chỉ 4 bước đơn giản:
Bước 1
Kiểm tra hoạt động của các cụm khóa bảo vệ để đảm bảo cụm khóa nâng đang ở mức đúng với chế độ cần nâng xe.
Khi nâng cụm sẽ thực hiện tự động hóa ở 6 mức theo cài đặt. Khi hạ cụm sẽ tự động trở về vị trí sẵn sàng ban đầu.
Cần tiến hành cài đặt cụm khóa an toàn ở chế độ khóa khi cụm ở mức tầm trung.
Bước 2
Tiến hành kiểm tra cụm xe hạ bàn nâng.
Ở bước kiểm tra này, nên chú ý không được để các dây cáp hạ của bàn nâng thủy lực xe máy quá căng.
Người dùng nên đóng kín van để đảm bảo dùng an toàn khi năng suất tăng cao.
Bước 3
Để đảm bảo tránh tình trạng rò rỉ, giúp áp suất được tăng lên, cần thực hiện thông hơi định kỳ 10 ngày 1 lần.
Bước 4
Khi tần suất vận hành thiết bị càng nhiều sẽ xuất hiện bọt khí lớn và dầu nhớt sẽ tụ dần do đó cần chú ý kiểm tra về dầu nhớt để không gây cản trở quá trình dẫn truyền trong ống.