Danh mục bài viết
Báo cáo ngành dệt may luôn là thước đo chuẩn xác và phù hợp nhất để nhà sản xuất và giới mộ điệu thời trang có cho mình cái nhìn khách quan, nắm bắt xu hướng, thị hiếu chung trong cộng đồng người tiêu dùng để từ đó tìm ra phương pháp khắc phục điểm yếu và phát triển hơn nữa tổng quan ngành may trong tương lai. Những thông tin dưới đây sẽ mang lại góc nhìn mới nhất về chủ đề này.
Tổng quan về ngành dệt may tại Việt Nam
Có tiêu chuẩn xuất khẩu đứng thứ 2 tại Việt Nam – một vị trí cực kỳ cao và tiềm năng, ngành dệt may đang trên đà phát triển và trở thành đối thủ đáng gờm trên thị trường quốc tế. Chỉ đứng sau thiết bị điện thoại với tổng kim ngạch lên đến 12,19 tỷ USD, ngành dệt may được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện” với hàng loạt cú bứt phá chủ chốt và có giá trị cho sự phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Cụ thể, hiện nay Việt Nam đang nằm trong top 5 xuất khẩu quần áo toàn cầu với thị trường chính hướng đến là Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc khối liên minh châu Âu. Ngoài ra, nước ta cũng đang có nhiều kế hoạch nhằm mở rộng, đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu đến nhiều quốc gia phát triển khác trên thế giới, nâng cao tiếng tăm trên thị trường quốc tế và phát triển sâu sắc hơn về yếu tố tài chính.
Chưa hết, tiến trình gia tăng vượt trội của ngành dệt may còn là một giải pháp thông minh giải quyết phần nào nỗi lo về tình trạng thất nghiệp của Nhà nước. Càng phát triển, tốc độ cung ứng càng đòi hỏi phải nhanh chóng hơn trong khi chất lượng vẫn luôn cần đảm bảo trọn vẹn, vì vậy, nhiều nhân công được tuyển dụng với mức lương khả quan. Tuy nhiên, tay nghề của người thợ vẫn đang là vấn đề lớn đối với ngành may mặc.
Nhìn chung, ngành dệt may tại Việt Nam có triển vọng phát triển khá lớn và tiềm năng với kế hoạch xây dựng một loạt chuỗi cung ứng khép kín, mở rộng hơn nữa thị trường tiêu thụ sản phẩm nhờ EVFTA và CPTPP cũng như kỳ vọng mô hình công ty sản xuất sợi sẽ có những bước tiến nhất định.
Song song với đó vẫn còn là những thách thức, khó khăn mà lĩnh vực này buộc phải đối mặt và tìm cách giải quyết hiệu quả: phụ thuộc quá nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu từ Trung Quốc, năng lực sản xuất chưa thể đáp ứng được số đơn hàng khổng lồ nếu thị trường ngày càng mở rộng, vấn đề môi trường và những yếu tố khách quan tác động đến ngành dệt vải,…
Báo cáo ngành dệt may 9 tháng đầu năm 2021
Trong suốt giai đoạn 2016-2020, ngành may mặc của Việt Nam luôn được chú ý và nâng cao, tăng trưởng trung bình 6,13%/năm trong giai đoạn này.
Sang đến năm 2021, tình hình vẫn khả quan với những con số minh chứng rõ rệt sự tăng trưởng so với cùng kỳ năm trước. Theo báo cáo của Vietdata, tổng quan về xuất khẩu dệt may 9 tháng đầu năm đạt mức hơn 20%, trong đó hàng dệt may và giày dép vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Một vài chất liệu đắt giá như xơ, sợi dệt, vải kỹ thuật, vải mành cũng tăng đến 92,3% so với 7 tháng cùng kỳ.
- Tìm hiểu về ngành kỹ thuật dệt may
Tuy nhiên, do những yếu tố khách quan, đặc biệt là tác động vô cùng khủng khiếp từ đại dịch Covid 19, thị trường kinh tế nói chung và ngành may mặc nói riêng trong 9 tháng đầu năm 2021 cùng ít nhiều bị ảnh hưởng, đối mặt với thách thức về hoạt động sản xuất đình trệ, giá cả vận chuyển tăng và sự thiếu hụt lớn về nhân sự lao động.
Chính vì vậy, đã có đến 30-35% nhà máy nhỏ lẻ buộc phải đóng cửa do không thể gồng lên chống chọi với hậu quả quá khắc nghiệt mà đại dịch để lại. Chưa hết, tình trạng tắc biên tại cửa khẩu Trung Quốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng và số lượng nguyên vật liệu để tạo ra sản phẩm đối với ngành dệt may Việt Nam.
Dự báo tình trạng báo cáo ngành dệt may 2022
Sau 1 năm tỷ lệ tăng trưởng vẫn ở mức ổn định nhưng đôi phần “lao đao” do Covid 19, sang đến năm 2022 khi cả thế giới học cách “sống chung với dịch”, chắc chắn ngành dệt may Việt Nam sẽ còn cơ hội phát triển cao hơn nữa, xa hơn nữa. Song song với đó là những kế hoạch và mục tiêu mang tính toàn cầu, từng bước đưa lĩnh vực này tiến gần hơn vào thị trường của các quốc gia phát triển.
Tất nhiên, để đảm bảo khả năng duy trì, vận hành bền vững, chủ doanh nghiệp và nhà máy nên nhìn lại những bài học đắt giá về hiện trạng đóng cửa hàng loạt của các xí nghiệp dệt may – những nơi không thể cầm cự dù tiềm năng phát triển ngành hàng vẫn còn đó, để tìm cho mình những giải pháp riêng nhằm đối mặt và giải quyết mọi thách thức đã gặp phải ở năm 2021.
Báo cáo ngành dệt may – Ứng dụng xe nâng hàng và thiết bị công nghiệp vào sản xuất
Với tốc độ phát triển nhanh chóng mặt của ngành dệt may như hiện tại, việc lựa chọn và kiếm tìm một thiết bị cung ứng đảm bảo chất lượng, đảm bảo tốc độ, đảm bảo công năng nhằm vận chuyển thuận tiện hàng hóa là yếu tố cực kỳ quan trọng. Xe nâng xuất hiện lúc này chính là giải pháp vàng để hóa giải những vấn đề trên.
Chưa hết, với mục tiêu hiện đại hóa ngành công nghiệp dệt may nhằm đẩy nhanh tốc độ, phát triển vươn ra toàn cầu, việc ứng dụng các thiết bị công nghiệp, tối tân như máy móc, kỹ thuật dệt may vào sản xuất chắc chắn sẽ là yếu tố hàng đầu kích thích và tạo cơ hội mới cho sự lớn mạnh xứng tầm quốc tế của ngành hàng tiềm năng này.
Để tham khảo kỹ lưỡng hơn về xe nâng và các thiết bị khác, bạn có thể truy cập vào trang web sau: https://xenangnhapkhau.com/
Hy vọng với bài viết trên, quý bạn đọc đã có cho mình những thông tin tổng quan về báo cáo ngành dệt may mới nhất, những định hướng phát triển trong tương lai cùng những ứng dụng phương tiện, vật liệu đắt giá của ngành hàng này.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.