Danh mục bài viết
Nền kinh tế thế giới ngày càng phát triển gắn liền mới mục tiêu phát triển bền vững, mà nông nghiệp nước nhà cũng không ngoại lệ. Vậy thế nào là bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp và đâu là giải pháp cho vấn đề này? Hãy cùng công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn theo dõi bài viết dưới đây nhé!
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp là gì ?
Quá trình sản xuất nông nghiệp luôn gắn liền trực tiếp với môi trường tự nhiên như đất, nước, không khí… Tuy nhiên, người dân sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất có hại khác. Điều này gây ra những ô nhiễm đất, nước… gây tác động nặng nề đến môi người. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, một tác động nữa là hiện tượng xói mòn ở các triền dốc vùng đồi núi, diện tích rừng tự nhiên bị thu hẹp do đốt rừng làm nương rẫy.
Bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp là hoạt động cần thiết và cấp bách. Muốn bảo vệ môi trường thì phải tuân theo các quy định của pháp luật, thực hiện các giải pháp bám sát với thực tiễn, hạn chế tối đa các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Sản xuất nông nghiệp đóng vai trò rất to lớn và là cơ sở của sự phát triển bền vững của môi trường.
Thực trạng môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện nay.
Trồng trọt
Ngành trồng trọt của nước ta đang dần chuyển theo hướng chất lượng cao, ứng dụng công nghệ sinh học, cơ giới hóa, áp dụng các giống cây trồng mới để cho ra sản lượng và năng suất cao, góp phần vào việc thay đổi cơ cấu cây trồng.
Trong quá trình canh tác cây trồng, người dân thường sử dụng phân bón hóa học, các hóa chất bảo vệ thực vật để bảo vệ cây trồng khỏi sâu bọ, dịch bệnh. Tuy nhiên, chính việc lạm dụng phân bón hóa học, sử dụng hóa chất mất cân đối, ít sử dụng phân bón hữu cơ, phân vi sinh đã dẫn đến hậu quả làm ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái, làm cho đất bị phèn hóa, dần dần bị mất khả năng sản xuất.
Song song với đó, lượng chất thải rắn phát sinh từ hoạt động trồng trọt đang tăng nhanh và khó kiểm soát. Chúng chính là các bao bì thuốc bảo vệ thực vật, bao bì hóa chất được xả ra môi trường ngay sau khi được sử dụng. Thực tế, đã nhiều địa phương cho xây dựng các bể chứa bao bì hóa chất tại đầu cánh đồng, tuy nhiên ý tưởng này chưa thể đáp ứng được số lượng bao bì bị đổ thải ra ngay tại ruộng.
Tại Việt Nam, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng kỹ thuật, thời gian đã làm cho sâu bệnh có hiện tượng kháng thuốc. Có nhiều loài thiên địch bị tiêu diệt thay vì sâu bệnh, gây ra mất cân bằng sinh thái. Cùng với đó, người dân có xu hướng sử dụng các loại thuốc rẻ, công dụng mạnh, nhưng chẳng mấy quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Theo một báo cáo, mỗi năm có đến 50% – 70% lượng phân bón vô cơ thải ra môi trường và không được cây trồng hấp thụ.
Sau mỗi vụ mùa, các phụ phẩm từ cây trồng chính lại phát sinh với khối lượng lớn. Năm 2019, phụ phẩm từ một số loại cây trồng chính của nước ta đã phát sinh khoảng 94.715.000 tấn, trong đó lớn nhất là cây lúa với 52.140.000 tấn, tiếp theo là cây mía với 16.914.000 tấn và các loại cây khác. Chỉ có một phần phụ phẩm từ cây trồng được tái sử dụng, phần còn lại bị đốt bỏ ngoài ruộng gây ra hiện tượng khói sau mỗi mùa vụ. Việc đốt các phụ phẩm này gây phát sinh các khí CO, NOx, bụi mịn… ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe con người.
Xem thêm:
- Các biện pháp an toàn trong sản xuất
- Nguyên liệu tái chế và ảnh hưởng tích cực đối với môi trường
- Tầm quan trọng và quy trình làm nguyên liệu giấy tái chế
Chăn nuôi
Trong giai đoạn 2016 – 2020, ngành chăn nuôi đã phải đối mặt với rất khó khăn phải kể đến như vụ việc khủng hoảng giá thịt lợn năm 2017, dịch tả lợn châu Phi năm 2019 diễn ra trên khắp cả nước; cúm gia cầm; lở mồm, long móng trên các đàn trâu dẫn tới thiếu hụt nguồn cung năm 2020.
Mặc dù dịch bệnh trong ngành chăn nuôi gia tăng trong những năm qua, tuy nhiên các trang trại chăn nuôi tập trung ngày càng được mở rộng về cả quy mô và diện tích. Nhờ như vậy, số lượng gia súc, gia cầm nước ta vẫn duy trì ổn định ở mức khoảng 30 triệu con gia súc và 400 triệu con gia cầm trên một năm.
Báo cáo công tác Bảo vệ môi trường năm 2019 đề cập: Dịch bệnh kéo dài với đàn gia súc, gia cầm gia bùng phát trên cả nước đã dẫn đến tình trạng người chăn nuôi vứt xác của chúng ra đường, vứt xuống sông, kênh… gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân.
Với số lượng chăn nuôi trên cả nước, hàng năm thải ra một số lượng lớn các chất thải rắn, nước thải có chứa các chất độc hại.
Nhằm bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, người dân đã tận dụng chất thải của ngành chăn nuôi để làm phân nón cho ngành trồng trọt.Việc này cũng bắt đầu áp dụng tại một số địa phương và ngày càng được phổ biến, đây là giải pháp tốt cần được mở rộng trong thời gian tới.
Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường, những giải pháp dưới đây sẽ góp phần bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu quả trong quá trình sản xuất.
Nâng cao nhận thức của người dân
Đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức tốt công tác phổ biến pháp luật, vận động người dân, hộ sản xuất, các cơ sở kinh doanh về tác hại cũng như các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Nâng cao nhận thức, ý thức thực hiện quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường Tích cực phát động các chương trình, phong trào nhằm khuyến khích mọi người cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, chủ trương chỉ đạo, hướng dẫn cho người dân cách sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách, quy trình xử lý và thu gom rác thải nông nghiệp đúng cách cũng cần được thực hiện triệt để.
Quản lý nồng độ hóa chất sử dụng trong nông nghiệp
Thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về quy trình, điều kiện nuôi trồng. Trong trồng trọt thì cần nghiên cứu kỹ càng nguồn đất, quản lý nồng độ thuốc trừ sâu, hóa chất. Trong chăn nuôi thủy sản cần tuân thủ các quy trình, đặc biệt là quy trình chuẩn bị ao nuôi. Tiến hành xét nghiệm các chỉ tiêu kỹ thuật, tập trung cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản.
Ứng dụng công nghệ gắn liền với nông nghiệp
Ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nuôi trồng, sản xuất và quá trình xử lý chất thải. Tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu những công nghệ phát triển hơn để phù hợp trong quá trình xử lý chất thải rắn và nước thải trong nông nghiệp.
Tích cực áp dụng công nghệ canh tác trong nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản…) gắn liền với bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Tất cả hướng tới mục tiêu là xây dựng nền kinh tế nông nghiệp xanh, thân thiện với môi trường gắn liền với phát triển bền vững.
Trên đây là một số thông tin về bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp hiện nay mà công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn muốn đề cập tới. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc gì có thể liên hệ ngay với chũng tôi để được tư vấn miễn phí.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.