Mùa mưa bão ở Việt Nam kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hư hỏng các thiết bị điện, ngoài ra mưa bão kéo dài còn phát sinh rất nhiều nguy hiểm đến các thiết bị điện dùng trong gia đình.
Để bảo vệ thiết bị điện mùa mưa bão được an toàn, hãy tham khảo ngay bài viết này của CNSG để nắm bắt thêm thông tin.
5 lý do cần phải bảo vệ thiết bị điện trong mùa mưa bão?
Dưới đây là 5 lý do tại sao cần phải bảo vệ thiết bị điện trong mùa mưa bão:
- Đảm bảo an toàn: Trong mùa mưa bão, các yếu tố như sấm sét, lốc xoáy và lũ lụt có thể gây ra hư hỏng hoặc phá hỏng thiết bị điện, dẫn đến tai nạn điện, cháy nổ hoặc tắt điện. Bảo vệ thiết bị điện đúng cách sẽ giảm thiểu nguy cơ gây nguy hiểm cho người sử dụng và bảo vệ tài sản của họ.
- Bảo vệ thiết bị điện: Việc bảo vệ thiết bị điện trong mùa mưa bão giúp giảm thiểu rủi ro hư hỏng hoặc phá hỏng của thiết bị điện. Điều này giúp tăng tuổi thọ của thiết bị, giảm chi phí thay thế và sửa chữa, và đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống điện.
- Bảo vệ kinh tế: Một số thiết bị điện có vai trò quan trọng trong các hoạt động kinh tế như sản xuất, giao thông và dịch vụ công cộng. Việc bảo vệ thiết bị điện trong mùa mưa bão giúp giữ cho các hoạt động kinh tế hoạt động liên tục và giảm thiểu thiệt hại do mất điện.
- Phòng tránh sự cố: Việc bảo vệ thiết bị điện trong mùa mưa bão cũng giúp phòng tránh các sự cố và giảm thiểu tình trạng sự cố trên hệ thống điện. Điều này giúp giảm thiểu tình trạng mất điện, giảm thiểu thời gian dừng máy và giảm thiểu thiệt hại cho người dùng.
- Tuân thủ quy định: Một số quy định và quy chuẩn yêu cầu các thiết bị điện phải được bảo vệ và bảo trì định kỳ. Việc bảo vệ thiết bị điện trong mùa mưa bão giúp đáp ứng các quy định và quy chuẩn này và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Kiểm tra hệ thống thiết bị điện trước mùa mưa bão
- Với điều kiện thời tiết, khí hậu ở Việt Nam, khi có mưa, bão, lũ khiến hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống điện nói riêng thường bị ảnh hưởng.
- Để hạn chế tối đa những sự cố điện nguy hiểm xảy ra khi mưa bão, chúng ta cần thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, nhất là tiến hành kiểm tra, rà soát bảo dưỡng các thiết bị điện để nắm bắt tình hình sử dụng.
- Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện các hư hỏng cần kịp thời sửa chữa, tránh sử dụng các thiết bị điện khi chưa được khắc phục những hư hỏng.
- Khi mưa bão cũng làm cho hệ thống dây, cáp điện ngoài trời bị ảnh hưởng nhiều, dễ bị gãy đứt gây ra sự cố điện. Với những trường hợp này nên tiến hành ngắt các nguồn điện từ biển quảng cáo ngoài trời, tắt đèn đường chiếu sáng trước mưa bão đồng thời thực hiện kiểm tra lại toàn bộ hệ thống mối nối dây cáp tại các điểm truyền dẫn.
- Với hệ thống dây điện trong nhà, chúng ta cũng nên kiểm tra thường xuyên, ngắt khi có mưa bão xảy ra để tránh chập cháy xảy ra sự cố nguy hiểm.
- Hệ thống dây điện âm tường sử dụng rất phổ biến, tuy nhiên, qua thời gian dài sử dụng cộng với mưa bão kéo dài dễ gây ẩm ướt, chập điện. Để đảm bảo an toàn, bạn cần kiểm tra thường xuyên trước mùa mưa bão, thay vỏ bọc hoặc lõi dây điện nếu cần thiết.
- Bên cạnh đó, ở mỗi tầng có hệ thống điện cũng nên được lắp đặt hệ thống cầu giao điện riêng biệt nhằm dễ kiểm soát điện hơn.
- Để tránh gây chập điện, các thiết bị điện như aptomat, dây dẫn điện, cầu giao không nên lắp đặt trên các chất liệu bắt lửa, dễ cháy nổ như gỗ, xốp, giấy,….
- Các thiết bị điện cũng nên được đem đi kiểm tra chất lượng, bảo hành cẩn thận trước mùa mưa bão để đảm bảo vẫn hoạt động bình thường.
- Không nên tiếp tục sử dụng các thiết bị có dấu hiệu hư hỏng, chập điện. Không tự ý sửa chữa thiết bị điện khi không có đủ chuyên môn, kỹ thuật.
Ngắt nguồn điện của các thiết bị không cần thiết
- Vào những mùa mưa bão, mưa dông thường đến bất chợt rất khó có thể lường trước. Do vậy, trước khi ra khỏi nhà, bạn nên tắt hết các thiết bị điện để đảm bảo an toàn tài sản.
- Khi xảy ra các điều kiện thời tiết xấu như sấm sét, mưa giông, điều đầu tiên bạn cần kiểm tra các thiết bị trong nhà và rút phích cắm của các thiết bị không sử dụng. Đối với các thiết bị liên quan như máy tính, tivi,… đều là những thiết bị hút các nguồn điện cao, do đó, khi xảy ra sấm sét, rất dễ gây ra cháy nổ.
- Ngay khi nghe thấy âm thanh gì bất thường từ thiết bị điện hoặc mùi khét, bốc khói, cần thực hiện rút ngay phích cắm và sửa chữa các thiết bị này trước khi đưa vào sử dụng trở lại.
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách đấu dây điện & nguyên tắc khi đấu nối
- [MẸO HAY] hướng dẫn đấu nối dây điện
- [MẸO HAY] cách lắp đặt ổ điện ngoài trời đúng cách
Đặt các thiết bị điện ở vị trí phù hợp
- Nên đặt các thiết bị điện tử cao hơn mặt đất và cách tường vì bão, mưa lớn thường gây ra tình trạng ngập lụt.
- Để các thiết bị điện tránh xa nguồn nước và các thiết bị sinh nhiệt khác.
- Trong mùa mưa, thiết bị điện dễ bị nhiễm ẩm do điều kiện thời tiết nồm ẩm, khi sử dụng nếu không cẩn thận có thể gây ra cháy nổ. Do vậy, nếu không sử dụng đến, các thiết bị điện nên được bảo quản trong tủ chống ẩm hoặc sử dụng gói chống ẩm, lót giấy báo.
- Trong những trường hợp thiết bị điện bị ngấm nước, cần tiến hành ngắt ngay nguồn điện, làm khô và đem đi sửa chữa, bảo hành ở những nơi uy tín.
- Trường hợp những hộ gia đình ở những nơi có độ ẩm cao, khu vực gần sông nước và dễ bị ngập lụt vào mùa mưa bão, khi sử dụng đồ điện tử nên có dùng thêm túi hút ẩm và lót giấy báo để hạn chế khả năng ẩm mạch cho các thiết bị điện tử.
- Trong mùa giông bão, bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện cần được đặt lên hàng đầu, các công tác bảo dưỡng, kiểm tra thiết bị cần được diễn ra thường xuyên và tiến hành thay mới khi cần thiết.
Bảo vệ thiết bị điện tử mùa mưa bão
- Để bảo vệ các thiết bị điện tử mùa mưa bão, biện pháp đề phòng chung đầu tiên là lắp đặt các thiết bị chống sét như dây thu sét, cột thu lôi hoặc lưới thu sét để giảm thiểu các tai nạn như cháy nhà, hư hỏng thiết bị, thậm chí là chết người.
- Khi có dấu hiệu mưa bão kèm sấm sét, cần kiểm tra lại tất cả các thiết bị điện trong nhà và ngay lập tức rút các nguồn điện chưa cần sử dụng. Điện thoại, máy tính đang sạc, TV, ấm siêu tốc… đều là những thiết bị rất dễ bị hư hỏng nếu bị sét đánh trúng, thậm chí có thể gây cháy nổ.
- Các nguồn điện cung cấp cho các thiết bị được lắp đặt ngoài trời như biển quảng cáo, bảng hiệu,…cũng cần được tắt khi có sấm sét.
- Cần chủ động và theo dõi các dự báo thời tiết để khi mưa dông đến bất chợt và khó lường có thể nhanh chóng và kịp thời xử lý. Do vậy, trước khi ra khỏi nhà, người dùng nên tắt tất cả thiết bị điện để đảm bảo an toàn.
- Ngoài ra, mùa mưa bão hiện nay cũng rất dễ gây ra ngập lụt. Khi đó, các thiết bị điện sẽ hư hỏng, cháy nổ. Do đó, khi bắt đầu mùa mưa, người dùng nên lắp những thiết bị điện cao hơn mực nước thường ngập.
- Các thiết bị sinh nhiệt trong nhà như lò vi sóng, bếp điện… cần được đặt ở vị trí trên cao và khô thoáng. Nếu gặp phải tình trạng ẩm ướt, những vật dụng này sẽ bị ẩm mốc dẫn đến hỏng hóc.
- Người dùng cần lập tức ngắt nguồn điện nếu các thiết bị điện trong nhà bị ngấm nước và tiến hành làm khô chúng hoặc đem đến các các trung tâm uy tín để sửa.
- Để tránh tai nạn xảy ra, người dùng cũng không nên dùng tay ướt để điều khiển các thiết bị điện.
Biện pháp bảo vệ các thiết bị gia dụng, điện tử mùa mưa bão
Đối với ăng-ten, đường dây điện thoại
Để hạn chế thiệt hại khi đến mùa mưa bão đối với đường dây điện thoại hay với ăng – ten, cần nhanh chóng cắt nguồn cung cấp điện khi bắt đầu xảy ra dông bão. Ngoài ra, người dùng có thể trang bị các hộp bảo vệ sét đánh lan truyền cho đường dây điện thoại.
Đối với các thiết bị gia dụng như máy giặt, tủ lạnh,TV, điều hòa
Khi trời chuyển mưa, tất cả các thiết bị gia dụng như tủ lạnh, điều hòa, tivi,…cần được rút nguồn điện và tất cả thiết bị điện cần phải nối đất để tránh hiện tượng phóng điện do cảm ứng điện từ của sét.
Đối với máy tính, modem
Cần rút cáp tín hiệu Internet và dây điện nguồn ra khỏi modem hoặc có thể mua thiết bị chống sét cho từng ngõ kết nối mạng với máy tính cá nhân.