Danh mục bài viết
Phân bón vô cơ bổ sung các dưỡng chất giúp cây phát triển tốt, cơ lợi cho quá trình phát triển của cây. Tuy nhiên, loại phân này khi sử dụng không đúng thời điểm, liều lượng dùng,…có thể gây hại nghiêm trọng đến hệ môi trường sinh thái, hệ đất và cả con người.
Cùng tìm hiểu về phân bón vô cơ, các loại phân vô cơ cùng những tác động của loại phân bón này trong bài viết dưới đây của CNSG.
Phân bón vô cơ là gì?
Phân vô cơ còn được biết đến là dạng phân hóa học, loại phân bón này là những dạng muối khoáng thu được nhờ trải qua các quá trình sản xuất kết hợp quy trình vật lý và hóa học có chứa các yếu tố dinh dưỡng nhằm bổ sung cho cây trồng, được sản xuất theo quy trình công nghiệp.
Phân vô cơ cũng bao gồm các loại chính như: phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân hỗn hợp và phân vi lượng.
Xem thêm: [ TỔNG HỢP] Phân hữu cơ là gì? Có những loại phân bón hữu cơ nào?
Các loại phân bón vô cơ phổ biến hiện nay
Phân đơn
Phân đạm
Phân đạm là những sản phẩm phân bón vô cơ có chứa thành phần đạm (N) cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng. Phân đạm này cũng bao gồm các loại như:
- Phân Urê: là loại phân bón dễ sử dụng, có tỷ lệ đạm cao, hòa tan nhanh trong nước nên giúp cho cây dễ hấp thu và sử dụng. Tuy nhiên loại phân này dễ bị bay hơi và rửa trôi, hòa tan nhanh nên cũng làm mất và thất thoát nhiều đạm. Nếu bón dư thừa phân đạm cây trồng sẽ dễ bị sâu bệnh hại, yếu, dễ đổ ngã và gây ô nhiễm môi trường.
- Phân Amôn nitrat: là loại phân khó sử dụng do dễ vón cục, khó bảo quản, dễ chảy nước và tan nhanh trong nước. Phân bón chua sinh lý nên dễ làm chua đất. Loại phân này có hiệu quả không cao vì khi bón phân trong môi trường ngập nước thường bị thất thoát.
- Amôn sunphat: loại phân này thích hợp với các cây trồng trên đất kiềm cần nhiều lưu huỳnh, đất hàm lượng lưu huỳnh thấp hay đất thiếu lưu huỳnh. Không nên bón phân này vào các loại đất phèn, đất mặn, chua, lầy thụt sẽ khiến đất chua hơn.
- Amôn clorua: loại phân này ít đạm nhiều clo, dễ bị chảy nước, bón vào đất mặn gây tích lũy và ngộ độc clo, gây chua đất.
- Natri nitrat: nhược điểm của phân là lượng đạm ít, dễ bị rửa trôi, bón nhiều và liên tục sẽ dư thừa natri khiến đất bị chai cứng.
- Canxi nitrat: loại phân này háo nước khó bảo quản, dễ tan, có tính oxy hóa mạnh, dễ cháy nổ khi tiếp xúc với các chất hữu cơ.
- Canxi cyanamit: phân thích hợp với đất chua phèn, các loại đất bạc màu, có tác dụng khử chua, hạ phèn. Phân có thể gây bỏng, rát da nên phải đeo găng tay khi sử dụng, khi hút ẩm dễ bị biến chất làm giảm chất lượng của phân bón. Không dùng để phun lên lá.
Phân lân
Phân lân là những sản phẩm phân bón chứa lân (P) cung cấp cho cây trồng, bao gồm các loại sau:
- Phân super lân: loại phân vô cơ này được sử dụng khá phổ biến, thích hợp bón cho nhiều loại cây khác nhau. Tuy nhiên trên đất chua, phèn thì nên hạn chế bón super lân, có thể làm đất chua thêm.
- Phân lân nung chảy: thích hợp bón cho các loại đất trũng, bạc màu, chân đất phèn, chua,.. Không nên bón phân cho các chân đất kiềm, đất phù sa trung tính
Phân kali
Những loại phân bón Kali thường gặp là:
- Phân kali clorua: là loại phân vô cơ thường được sử dụng bón cho nhiều loại cây trên các loại đất khác nhau, tăng phẩm chất giúp cây cứng cáp, chất lượng của nông sản. Nhưng khi bón kali clorua nhiều và liên tục khiến phân bị kết dính lại, đất bị chua, khi để ẩm nên khó sử dụng. Bên cạnh đó cũng không nên sử dụng với một số cây trồng mẫn cảm với clo như một số cây nguyên liệu, sầu riêng,…
- Phân kali sunphat: được sử dụng bón cho nhiều loại cây, đặc biệt các cây có nhu cầu về lưu huỳnh cao như cây có dầu, cà phê,…Bón phân kali sunphat lâu ngày thì đất sẽ bị chua, không thích hợp bón cho đất phèn, chua, mặn.
Phân vô cơ hỗn hợp
Phân phức hợp
Phân phức hợp được sản xuất bằng việc phối hợp các thành phần lại với nhau để xảy ra các phản ứng hóa học giữa các thành phần.
Loại phân này bao gồm những loại phân bón chứa 2 hoặc nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Sau cùng sản phẩm là một hợp chất ổn định, có hàm lượng dưỡng chất cao.
Phân trộn
Phân trộn cũng là một dạng phân bón vô cơ có chứa từ 2 nguyên tố dinh dưỡng trở lên, chúng được sản xuất bằng cách phối trộn nhiều loại nguyên liệu với nhau theo một tỷ lệ thích hợp và không xảy ra các phản ứng hóa học giữa các nguyên liệu.
- Ưu điểm: Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng được chế biến và sản xuất với hàm lượng khác nhau, phụ thuộc vào giai đoạn sinh trưởng của cây và từng loại cây. Phân trộn này cũng thuận tiện không cần phải tính toán phối trộn sao cho cân đối như các loại phân đơn, ngoài ra quá trình sản xuất và chế biến đơn giản nên giá thành thấp.
- Nhược điểm: Khó nhận biết được phân trộn thật với phân trộn giả, chất lượng của phân bón. Bón nhiều và bón trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu tới đất đai.
Phân bón vô cơ trung lượng
Phân lưu huỳnh
- Một số phân bón thường chứa hàm lượng lớn lưu huỳnh như quặng photphat (chứa 8-16% S) ; đạm sunphat amôn ((Nh4)2SO4 chứa 24% S); kali sunphat (K2SO4, chứa 18% S) ;
Phân canxi
- Canxi sunphat (CaSO4.H2O) hay còn gọi là thạch cao, trong loại phân vô cơ này có chứa hàm lượng Canxi lên đến 32%. Thường bón trực tiếp cho nhiều loại cây hay làm phụ gia cho ngành sản xuất phân bón.
Phân magie
- Phân magiê sunphat (MgSO4).H2O) có chứa khoảng 16-18% Mg, thường có nhiều trong mỏ khoáng tự nhiên. Ngoài ra còn phân magiê nitrat (Mg(NO3)2.H2O) chứa hàm lượng Magiê (Mg) chiếm 15-16%.
- Phân magiê cacbonat (MgCO3) chứa hàm lượng Mg chiếm từ 45-48%, là loại phân vô cơ nhưng ít tan trong nước.
- Ngoài ra còn nhiều loại phân magiê khác nữa như magiê oxit (MgO) ; magiê kali sunphat (2MgSO4.K2SO4) ….
Phân vi lượng
Phân vi lượng gồm những phân bón có chứa các yếu tố dinh dưỡng vi lượng (TE) bổ sung cung cấp cho cây trồng như:
- Phân kẽm (Zn) là những loại phân bón cung cấp nguồn dinh dưỡng chính là dinh dưỡng kẽm cho cây trồng như Oxit kẽm, sunphat kẽm, clorua kẽm,…
- Phân sắt (Fe) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng sắt cho cây trồng như cacbonat sắt, sunphat sắt, sunphat amôn sắt,…
- Phân mangan (Mn) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng mangan cho cây trồng như sunphat mangan,…
- Phân đồng (Cu) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng đồng cho cây trồng như oxit đồng, sunphat đồng, …
- Phân molipden (Mo) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng molipden cho cây trồng như molipdat amôn, molipdat natri, ..
- Phân clo (Cl) là loại phân bón cung cấp, bổ sung clo cho cây như NH4Cl, KCl, ….
- Phân bo (B) là loại phân bón cung cấp dinh dưỡng bo cho cây trồng như borat natri, axit boric, …
Tác động của phân bón vô cơ đến cây trồng, môi trường và sức khỏe con người
Đối với cây trồng
Tác động tích cực:
- Phân bón vô cơ có tác dụng góp phần rất tích cực để thúc đẩy và tăng năng suất cây trồng, giúp cây trồng phát mạnh mẽ ngay sau khi sử dụng.
- Vai trò của phân bón vô cơ sẽ mang đến nguồn dinh dưỡng đầy đủ và thiết yếu, tăng nhanh năng suất cho cây trồng và đẩy mạnh sản lượng thu hoạch.
Tác động tiêu cực:
- Tuy nhiên, phân bón vô cơ sẽ không duy trì được lâu dài, tính bền vững kém.
- Khi bón nhiều phân bón vô cơ cũng khiến cho vi sinh vật hữu ích có trong đất bị mất đi, gây ra thương tổn lớn đối với phần rễ của cây, ảnh hưởng tới việc hấp thụ dưỡng chất.
- Thậm chí, nếu như dùng phân vô cơ không hợp lý có thể khiến cho tỷ lệ nhiễm bệnh của cây trồng bị tăng cao.
Đối với môi trường
Đối với những trường hợp nhà nông bón phân không đúng cách, không đúng liều lượng, không đúng thời điểm và quá lạm dụng phân bón vô cơ sẽ gây những ảnh hưởng xấu đến đất đai, môi trường sống và hệ sinh thái.
- Đa số phân hóa học đều được sản xuất có nguồn gốc từ acid nên sẽ làm giảm độ pH, làm chua đất, đất đai bị nhiễm độc, tích luỹ các kim loại nặng làm phá vỡ cấu trúc đất.
- Phân bón vô cơ gây mất cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, gia tăng sự mẫn cảm của cây trồng với các loại bệnh hơn qua việc tiêu diệt các vi sinh vật (VSV) hữu ích trong đất.
Đối với con người
- Phân hóa học gây giảm chất lượng nông sản do tồn dư những chất hóa học trong cây lớn.
- Những thành phần hóa học cũng dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng.
- Các chất này gây các bệnh methaemoglobin và ung thư tiềm tàng nếu ăn phải thực phẩm có tồn dư NO2- và NO3-…
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.