Từ nhiều năm nay, các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam chủ lực vẫn là tôm, cá tra, cá biển, nhuyễn thể và các loại thuỷ sản đông lạnh và các loại thuỷ sản khô, đã chế biến. Ngoài ra, còn có những mặt hàng cao cấp như bào ngư, cá ngừ, nghêu và các mặt hàng hải sản khác… đang dần được bổ sung thêm, nhưng sản lượng vẫn còn ít so với nhu cầu cung cấp cho quốc tế. 

Tuy ngành thuỷ sản đã và đang ứng dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật, so với các nước phát triển, chúng ta vẫn chưa đủ sức để cạnh tranh chung. Nhất là trong tình hình dịch bệnh diễn ra phức tạp, ngành thuỷ sản cũng đang đứng trước một nguy cơ cao. 

cac-mat-hang-thuy-san-xuat-khau-cua-viet-nam

Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam

Tính đến đầu tháng 10/2021 thì Việt Nam đã xuất khẩu thuỷ sản được hơn 150 thị trường trên toàn thế giới. Trong đó, có 6 thị trường dẫn đầu là Nhật Bản, Mỹ, Trung Quốc, EU, Hàn Quốc và ASEAN chiếm gần 80% kim ngạch xuất khẩu, và mỗi thị trường gần như có nhu cầu về từng mặt hàng khác nhau.

Xuất khẩu mực, bạch tuộc

Mực, bạch tuộc là một trong những mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu khá được chuộng tại Việt Nam. Và theo ước tính, top 10 thị trường đơn lẻ nhập khẩu mặt hàng này nhiều nhất phải tính đến lần lượt là Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kong, Italy, Mỹ, Malaysia, Đài Loan, Australia và Hà Lan chiếm đến 97% tổng giá xuất khẩu mực, bạch tuộc của Việt Nam. 

cac-mat-hang-thuy-san-xuat-khau-cua-viet-nam
Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam

Theo như thống kê, Hàn Quốc nhập nhiều nhất là bạch tuộc đông lạnh, và Việt Nam đã chiếm trên 50% thị phần trong nguồn cung cấp dòng bạch tuộc đông lạnh lớn nhất. Trong phân khúc bạch tuộc đông lạnh, bạch tuộc chế biến và bạch tuộc cắt đông lạnh là 2 sản phẩm chính của Việt Nam xuất khẩu ở đây. Bên cạnh đó, mực lột da, mực chế biến làm sạch đông lạnh, mực sushi đông lạnh, mực nang phile làm sạch đông lạnh, mực cắt trái thông đông lạnh, bạch tuộc nguyên con làm sạch đông lạnh, bạch tuộc cắt khúc ướp đá, bạch tuộc chế biến đông lạnh cũng là các mặt hàng được Hàn Quốc chủ yếu nhập khẩu. Tháng 10/2021, xuất khẩu mực, bạch tuộc sang Hàn Quốc đã tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sau Hàn Quốc, thì EU cũng đứng thứ 4 trong việc nhập khẩu mặt hàng này tại Việt Nam, chiếm 10,3% tổng giá trị xuất khẩu. Tính đến tháng 10/2021, mặt hàng này đã tăng đến 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Rõ hơn có thể kể đến Italy, Hà Lan và Tây Ban Nha là 3 thị trường nhập khẩu mực, bạch tuột lớn nhất của Việt Nam trong khối EU.

Xuât khẩu tôm

Một trong các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đang đứng ở vị trị số 1 không gì khác ngoài tôm. Nhờ chất lượng ổn định và đa dạng về sản phẩm từ tôm đông lạnh đến chế biến, phù hợp với mọi phân khúc của thị trường nhập khẩu. Tuy nhiên, tôm thẻ chân trắng và tôm sú xuất khẩu đang có nhiều nước cạnh tranh tại các thị trường lớn như: Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Anh và Australia. 

cac-mat-hang-thuy-san-xuat-khau-cua-viet-nam
Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ở Việt Nam

Nếu Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu mực, bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam thì với tôm, Nhật bản là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất trong khối CPTPP. Nhưng do một phẩn ảnh hưởng từ dịch Covid, mặt hàng tôm xuất khẩu sang Nhật không ổn định, tăng từ tháng 3 đến tháng 7 nhưng lại giảm từ tháng 8 đến tháng 11. Còn Canada, Australia hay Singapore là những khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh, nên nhu cầu nhập khẩu tại đây không ảnh hưởng nhiều. Tại Canada, đây là thị trường nhập khẩu tôm lớn thứ hai của Việt Nam trong khối CPTPP, Canada là một quốc gia có thu nhập từ người dân cao, xu hướng nhập khẩu từ thị trường này tăng lên nên cơ hội xuất khẩu tôm sang thị trường này là một tiềm năng rất lớn. 

Các loại cá

Có thể nói, cá tra và cá ngừ là 2 mặt hàng cá được ưa chuộng nhập khẩu  nhất trên thế giới. Trong các thị trường nhập khẩu cá ngừ ngoài EU, Việt Nam là thị trường cung cấp cá ngừ lớn thứ 3 cho Đức, chiếm đến 5,3% tổng lượng nhập khẩu cá ngừ của Đức trong 4 tháng đầu năm 2021. Với cá tra, tổng sản lượng cá tra toàn cầu có thể tăng lên 6% trong năm 2021 và dự kiến tăng thêm 2,1% trong năm tiếp theo, lên tới hơn 3 triệu tấn cho 2 thị trường Philippines và Indonesia. Ngoài cá tra, cá ngừ, cá tuyết đại dương, cá minh thái Alaska, cá da trơn, cá thịt trắng, cá tuyết nguyên con Iceland cũng là các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam.

cac-mat-hang-thuy-san-xuat-khau-cua-viet-nam
Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu ở Việt Nam

Trước đại dịch, Sing và Malaysia là hai thị trường đầy triển vọng và hấp dẫn với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra Việt Nam khi có lượng tiêu thụ ổn định và tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng dịch bệnh khiến hoạt động giao thương trở nên gặp nhiều khó khăn và  Philippines và Indonesia đã thay thế trở thành hai thị trường đáng chú ý trong năm nay. Với cá ngừ Việt Nam cũng có một trữ lượng và tiềm năng khai thác lớn và hiện là mặt hàng được tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ở Australia, là một trong số ít thị trường có tăng trưởng nhập khẩu cá ngừ của Việt Nam cao tới ba con số, theo đó, giá trị xuất khẩu của cá ngừ tăng trưởng cao liên tục với nhiều quốc gia của Trung Đông, EU, Asian.

Thực trạng xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam trong năm 2021 và tương lai

Mặc dù chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19, nhưng ngành thuỷ sản Việt năm từ đầu năm 2021 đến nay vẫn tiếp tục tăng trưởng theo chiều hướng tích cực. Ví dụ: Tôm tăng thêm 13%, cá tra tăng 18%, cá ngừ tăng 24%, đặc biệt, loài nhuyễn thể như hàu, nghêu, ngao… dù kim nghạch xuất khẩu chưa cao so với các mặt hàng khác nhưng tốc độ tăng trưởng lại lên tới 45%. Một dấu hiệu tích cực hơn là xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tại các thị trường chính cũng đều tăng mạnh, Nga tăng 61%; Mỹ tăng 37%; châu Âu tăng 21%; thị trường các nước tham gia CPTPP tăng 12%; chỉ duy nhất thị trường Trung Quốc giảm 6%. Nhưng hiện nay, việc xuất khẩu thủy sản tôm ở Việt Nam vẫn đang đứng đầu ở nhiều thị trường lớn như EU, Mỹ và các nước Nhật Bản, Hàn Quốc. 

Theo lời của Thứ trưởng bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, hiện tại ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam đã có một nền tảng vững chắc, đủ sức cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường quốc tế. Do vậy, chỉ cần kiểm soát được tốt dịch COVID-19 duy trì sản xuất thì cơ hội sẽ được mở rộng hơn trong thị trường xuất khẩu. Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản Trần Đình Luân còn cho biết thêm, xuất khẩu tôm nói riêng và thuỷ sản nói chung trong năm 2022 sẽ có nhiều thách thức hơn, trong đó về những tiêu chí kiểm định an toàn thực phẩm, xử lý nhiệt, miễn dịch. Nhưng vừa là thách thức mà cũng được xem là một cơ hội đối với chúng ta khi tham gia vào thị trường toàn cầu.

Cùng chung tay đối diện với chông gai và tiềm năng mới trong ngành xuất khẩu thuỷ sản ở Việt Nam, CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP SÀI GÒN (CNSG) cũng muốn được góp sức hiện đại hoá quy trình xuất khẩu cho các doanh nghiệp. Các dòng xe nâng chất lượng mà Công nghệ Sài Gòn tự hào cung cấp sẽ giúp ích cho các doanh nghiệp, bà con, ngư dân vận chuyển các nguồn hàng thuỷ sản lớn. Đóng gói nhanh hơn và vận chuyển dễ dàng hơn, tiết kiệm hơn sức người và hàng loạt chi phí, thời gian. 

Bạn có thể truy cập qua website : https://xenangnhapkhau.com/ hay gọi vào số hotline 028 3849 6898 – 029 3849 6899 – 0987 115 148 để cập nhật thông tin chi tiết hơn nhé. 

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.