Advertisements

Công nghệ OLED ra đời mang đến cho người dùng trải nghiệm đỉnh cao với sự kết hợp ưu điểm của các công nghệ trước đó tích hợp cùng công nghệ cải tiến hiện đại tiết kiệm năng lượng hơn, màn hình “đã” ở phân khúc TV cao cấp. 

Cùng CNSG tìm hiểu về công nghệ OLED hiện đại này nhé!

Công nghệ OLED là gì?

Công nghệ OLED là gì (1)
Công nghệ OLED là gì (1)
  • OLED (Organic Light Emitting Diode) là công nghệ màn hình được cấu tạo từ vật liệu hữu cơ, có thể phát sáng khi có dòng điện chạy qua. 
  • Công nghệ OLED không yêu cầu bộ lọc và đèn nền như màn hình LCD nên kích thước mỏng và có cấu tạo đơn giản hơn nhiều. 
  • Hiện nay, một số dòng TV cao cấp của hãng LG, như dòng LG OLED SIGNATURE W được thiết kế tối ưu hóa về độ dày nên chỉ bằng một nửa so với iPhone 7. 
  • TV dùng công nghệ OLED mang lại chất lượng hình ảnh tuyệt vời với độ tương phản cao, tốc độ phản hồi nhanh, màu sắc rực rỡ, và góc nhìn rộng. 
  • Trên thị trường hiện nay, nhiều thương hiệu sản xuất TV hàng đầu đang phát triển công nghệ  OLED này như LG, Sony và Panasonic, Philips, Hisense,…

Xem thêm: 10+ công nghệ môi trường của tương lai

Cấu tạo của một thiết bị công nghệ OLED.

  • Chất nền (thủy tinh, nhựa trong, giấy bạc): Chất nền có hiệu quả hỗ trợ OLED.
  • Anode (trong suốt): Là trạng thái cực dương có tác dụng loại bỏ các electron tạo thành các lỗ trống điện khi dòng điện chạy qua thiết bị.
  • Các lớp hữu cơ: được làm từ polymer hoặc các phân tử hữu cơ.
  • Lớp dẫn điện: Lớp dẫn điện của công nghệ OLED được làm từ các phân tử nhựa hữu cơ, có hiệu quả nổi bật để vận chuyển các lỗ trống điện đã được hình thành từ cực dương. Loại polymer được sử dụng trong lớp dẫn điện OLED là polyaniline.
  • Lớp phát xạ: có tác dụng vận chuyển các electron từ cực âm, được cấu tạo làm từ các phân tử nhựa hữu cơ, đây cũng chính là nơi tạo ra nguồn ánh sáng. Loại polymer được sử dụng trong công nghệ OLED ở lớp phát xạ là polyfluorene.
  • Cathode: có hiệu quả tích cực nhằm tạo ra electron khi có dòng điện chạy qua.

Xem thêm:Công nghệ Hybrid là gì? Ưu nhược điểm của công nghệ Hybrid trên xe ôtô

Công nghệ OLED hoạt động như thế nào?

Công nghệ OLED trên TV cao cấp
Công nghệ OLED trên TV cao cấp
  • Thông qua một quá trình gọi là điện di, công nghệ OLED sẽ phát huy được tác dụng phát ra nguồn ánh sáng triệu màu sắc tương tự như những chiếc đèn LED.
  • Qua lớp hữu cơ, các dòng electron sẽ chạy từ cực âm đến cực dương khi có dòng điện từ nguồn điện chạy qua.
  • Các electron tìm thấy các “lỗ trống điện tử” tại vị trí ranh giới giữa các lớp phát xạ và các lớp dẫn sau đó lấp đầy chúng giúp tạo ra năng lượng dưới dạng một OLED phát sáng hay photon ánh sáng.
  • Màu sắc của ánh sáng trong công nghệ OLED thường phụ thuộc vào loại phân tử hữu cơ xuất hiện trong lớp phát xạ.
  • Mức độ hoặc cường độ sáng của công nghệ này thường có nguồn ánh sáng càng mạnh khi có nguồn điện cung cấp càng mạnh vì cường độ sáng phụ thuộc vào nguồn điện được sử dụng.

Hai loại màn hình OLED: PMOLED và AMOLED.

Màn hình TV công nghệ OLED
Màn hình TV công nghệ OLED

OLED ma trận thụ động (PMOLED).

  • PMOLED là dạng ma trận thụ động trong công nghệ OLED  bao gồm dải cực dương, dải cực âm và lớp hữu cơ. 
  • Các dải cực âm được bố trí vuông góc với dải cực dương, các pixel phát ra ánh sáng được tạo thành ở vị trí giao điểm của cực âm và cực dương. 
  • Mạch ngoài của ma trận này thường cung cấp dòng điện cho các dải cực dương và cực âm nhất định, từ đó xác định chính xác được pixel nào phát sáng và pixel nào không phát sáng. 
  • Độ sáng của mỗi pixel tỷ lệ thuận với độ lớn dòng điện.
  • PMOLED có ưu điểm chính là rất dễ chế tạo, nhưng chúng tiêu thụ nhiều năng lượng hơn các loại OLED khác, nhất là năng lượng tiêu thụ cho mạch ngoài. PMOLED thường được ứng dụng phù hợp nhất cho màn hình nhỏ với khoảng cách đường chéo từ 2 đến 3 inch trong máy nghe nhạc MP3, điện thoại di động, PDA. 

OLED ma trận hoạt động (AMOLED).

  • Các AMOLED có đầy đủ các lớp cực âm, cực dương và phân tử hữu cơ nhưng có đặc điểm cấu tạo ở lớp cực dương phủ lên transitor film mỏng (TFT) tạo thành ma trận. 
  • Những mảng TFT áp dụng trong công nghệ OLED này là mạch xác định pixel nào được bật để tạo thành hình ảnh.
  • Khi so sánh với PMOLED, các AMOLED thường tiêu thụ ít năng lượng hơn vì lớp TFT được thiết kế với ưu điểm tiêu thụ ít năng lượng hơn so với mạch ngoài. 
  • Công nghệ OLED ma trận hoạt động (AMOLED) được ứng dụng để sản xuất TV màn hình lớn, màn hình máy tính, bảng quảng cáo và bảng hiệu điện tử.

Ưu nhược điểm của công nghệ OLED.

Ưu điểm Nhược điểm
  • OLED là công nghệ hiển thị tốt nhất hiện nay, thể hiện màu trắng sáng tinh khiết, màu đen gần như tuyệt đối.
  • Công nghệ OLED có dải màu sắc được tái hiện một cách sống động và chính xác, mức độ tương phản ấn tượng.
  • Công nghệ màn hình OLED cải tiến chức năng, tốc độ phản hồi của màn hình mượt mà, vượt xa chất lượng hình ảnh tĩnh đơn giản.
  • Các dòng TV sử dụng công nghệ OLED có ưu điểm là không bị mờ chuyển động hoặc bị trễ chuyển động như màn hình LCD.
  • Khi so sánh với bất kỳ loại màn hình nào do sử dụng công nghệ ma trận, hoạt động (AMOLED) với các điốt phát sáng hữu cơ thì màn hình OLED được đánh giá là có thời gian phản hồi nhanh nhất.
  • Tốc độ phản hồi của OLED được ví như “tốc độ ánh sáng”, thậm chí còn nhanh hơn công nghệ plasma.
  • Góc nhìn của màn hình OLED có góc 170 độ gần như hoàn hảo.
  • Khác với những công nghệ màn hình truyền thống tạo ra ánh sáng dạng khối, công nghệ màn hình OLED tạo ra nguồn ánh sáng phát xạ cho ra hình ảnh sắc nét, ấn tượng hơn.
  • Tấm nền OLED rất linh hoạt vì được cấu tạo từ lớp vật liệu nhẹ và mỏng như tấm Mica, chứa tất cả vật liệu TFT và hợp chất màu cần thiết.
  • Trong tương lai, công nghệ OLED sẽ cho phép TV có thể cuộn tròn lại và trong suốt, đồng thời có màn hình với kích thước lớn.
  • Các dòng TV áp dụng công nghệ màn hình OLED thường là các dòng TV ở phân khúc cao cấp và giá thành cao vì chi phí cho việc sản xuất màn hình nằm mở mức lớn.
  • Tuổi thọ: Trong khi các diode phát sáng màu xanh lá cây và màu đỏ và có tuổi thọ khoảng 46.000 đến 230.000 giờ thì các diode màu xanh lam của công nghệ OLED hiện có tuổi thọ ngắn hơn nhiều, chỉ khoảng 14.000 giờ.
  • Ngoài ra, OLED rất dễ bị hư hỏng khi tiếp xúc với hơi nước vì loại màn hình này nhạy cảm với oxy và độ ẩm.