Advertisements

Để đảm bảo cho người dùng vận hành xe nâng an toàn và kịp thời sửa chữa các lỗi xe nâng cơ bản, các hãng sản xuất xe nâng đã nghiên cứu và sản xuất hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng. 

Vậy đèn báo lỗi trên xe nâng là gì? Có khoảng bao nhiêu loại đèn báo lỗi trên xe nâng? Khi đèn báo lỗi cần xử lý như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này để tìm đáp án nhé!

Đèn báo lỗi trên xe nâng là gì?

Đèn báo lỗi trên xe nâng là gì
Đèn báo lỗi trên xe nâng là gì

Đèn báo lỗi trên xe nâng là thiết bị tín hiệu đóng vai trò cảnh báo khi xe nâng xảy ra vấn đề bất thường, nhờ có đèn báo lỗi trên xe nâng giúp người điều khiển xe nâng có thể sớm phát hiện và xử lý, sửa chữa kịp thời, tránh tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Có thể nói, đây là một trong những bộ phận rất quan trọng. Để đảm bảo an toàn cho người thi công, trên bảng điều khiển của xe nâng cần được trang bị đèn báo lỗi. Đây là hệ thống cảnh báo mà bất cứ xe nâng nào cũng cần có.

Xem thêm: Lọc gió xe nâng là gì? Khi nào cần thay thế? 

Đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ

Đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ xe nâng
Đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ xe nâng
  • Trong các bộ phận của xe nâng, bên cạnh các chi tiết bộ phận điều khiển thì hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng cũng đóng vai trò nhất định. 
  • Khi chìa khóa động cơ xe nâng đang được thiết lập ở vị trí O, tất cả các đèn báo, đèn nền đều hiển thị, lúc này, cảnh báo trên màn hình đồng hồ đều sáng. (Ngoại trừ một số đèn được đánh dấu G, D. G cho xe chạy xăng gas, D cho xe nâng hàng chạy dầu diesel là không sáng).
  • Đối với động cơ xe nâng chạy bằng diesel, đèn báo lỗi trên xe nâng hoạt động sáng cho đến khi bugi sấy hoạt động xong thì tắt, cơ chế này đảm bảo khi vận hành giúp đèn led không bị ảnh hưởng hay hư hỏng gì. 
  • Với những trường hợp đèn Led vẫn sáng khi chìa khóa ở vị trí ON thì người dùng xe có thể gọi ngay cho nhà cung cấp bởi chúng đã xảy ra lỗi.
  • Nhìn chung, trong hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng thì đèn hiển thị cảnh báo trên đồng hồ là thiết bị đóng vai trò quan trọng, nhằm đảm bảo quá trình vận hành của xe diễn ra êm ái, vận hành tốt nhất, đem lại an toàn giúp người điều khiển sớm nhận biết được những tình huống nguy hiểm có thể phát sinh để kịp thời xử lý.

Xem thêm: Pin xe điện là gì? Ưu nhược điểm và giá bán pin xe điện

Hệ thống đèn cảnh báo và hiển thị trong hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng 

Màn hình bảng mã lỗi đèn báo lỗi trên xe nâng điện TCM
Màn hình bảng mã lỗi đèn báo lỗi trên xe nâng điện TCM

Bên cạnh đèn cảnh báo hiển thị trên đồng hồ thì hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng điện đứng lái, xe nâng dầu,…cũng được biết đến vô cùng đa dạng. Một số bộ phận cơ bản như:

Stt Hệ thống đèn Vai trò
1 Đèn báo dây an toàn
  • Đây là một trong những loại đèn báo lỗi trên xe nâng đóng vai trò rất quan trọng.
  • Đèn báo dây an toàn hoạt động khi dây đai an toàn không được cài hoặc khi người dùng cài dây không chặt thì đèn này sẽ sáng để phát tín hiệu.
2 Đèn báo phanh
  • Đèn báo phanh là đèn báo lỗi trên xe nâng sẽ phát cảnh báo sáng lên khi người chạy xe phanh xe và đèn tự động tắt khi không sử dụng phanh xe.
  • Đồng thời, cảnh báo phanh sẽ không kêu Buzzer khi người vận hành ngồi khỏi ghế ngồi trong 3 giây mà quên kéo phanh tay.
3 Đèn báo bình ắc quy đã sạc đầy
  • Đây là loại đèn báo lỗi trên xe nâng có vai trò cảnh báo khi hệ thống sạc pin của bình điện xe nâng 24V, bình điện xe nâng 48V,… gặp vấn đề hoặc quá trình sạc pin đã được hoàn tất, pin đã đầy.
  • Người điều khiển xe nâng khi thấy đèn cảnh báo ắc quy này cần thao tác kiểm tra kỹ điện áp của bình ắc quy.
  • Nếu điện áp bình ắc quy tốt, kiểm tra máy phát điện, rò điện, cầu chì,… hay ắc quy có gặp bất cứ vấn đề nào hay không.
4 Đèn báo áp suất dầu động cơ
  • Đèn báo áp suất dầu động cơ thường hoạt động khi xe nâng hàng vận hành trong các tình trạng thiếu dầu bôi trơn hoặc hoạt động khi động cơ nâng bị quá nhiệt thì đèn báo áp suất sẽ sáng lên.
  • Trường hợp khi mức dầu bôi trơn đầy đủ mà đèn vẫn sáng thì người dùng xe cần gọi ngay cho đơn vị phân phối hoặc nhân viên kỹ thuật sửa chữa xe để được tư vấn hoặc kiểm tra kỹ hơn.
5 Đèn báo nhiệt độ dầu ly hợp
  • Trường hợp nhiệt độ dầu của ly hợp rất cao và quá nhiệt đang xảy ra thì đèn sẽ phát tín hiệu báo sáng để cảnh báo tới người điều khiển.
6 Đèn báo lỗi trên xe nâng – Đèn báo động cơ
  • Khi động cơ xe nâng gặp vấn đề thì đèn báo lỗi trên xe nâng- đèn động cơ này sẽ phát sáng.
  • Lúc này, người điều khiển cần kiểm tra kỹ hoặc gọi cho nhà cung cấp sản phẩm để được hỗ trợ tốt nhất.
7 Đèn báo khoá hệ thống thuỷ lực
  • Loại đèn báo lỗi trên xe nâng này sẽ sáng lên khi người vận hành không ngồi trên ghế lái 3 giây.
  • Bằng cơ chế này, hệ thống thủy lực sẽ không hoạt động được khi tác động cần thực hiện các thao tác nâng hoặc nghiêng.
  • Khi người người vận hành ngồi đúng tư thế trên ghế ngồi và có khả năng nắm giữ cần điều khiển ở vị trí trung gian thì đèn sẽ tự động tắt.
8 Đèn báo bugi sấy
  • Đèn báo bugi sấy sẽ sáng lên khi chìa khóa ở vị trí ON và tự động tắt sau khi nhiệt độ đủ và bắt đầu khởi động cho động cơ.
9 Đèn cảnh báo nhiều mục đích
  • Đèn báo lỗi trên xe nâng này phát sáng cảnh báo khi có lỗi xảy ra và kèm theo mã chuẩn đoán và ký hiệu cùng hiển thị.
  • Trong hệ thống đèn báo lỗi trên xe nâng, những loại đèn báo lỗi này đều là những loại đèn báo cơ bản. 
  • Mỗi loại đèn báo lỗi trên xe nâng đóng vai trò và có ý nghĩa nhất định đối với xe nâng. 
  • Điểm chung của các loại đèn này là đều phát tín hiệu cảnh báo từ đó giúp người điều khiển có thể nhận biết được các lỗi cũng như vấn đề mà xe nâng gặp phải, từ đó có cách xử lý, điều chỉnh kịp thời. 
  • Những cơ chế bảo vệ và đèn báo này được thiết kế trên xe nâng Toyota, xe nâng Mitsubishi,…Tất cả nhằm mục đích đảm bảo tối đa an toàn cho người lái, xe nâng cũng như hàng hoá.

Xử lý khi đèn báo lỗi trên xe nâng

Xác định loại đèn và vị trí hiển thị đèn báo lỗi trên xe nâng

Người điều khiển xe nâng cần có kiến thức về xe, nắm rõ bảng mã lỗi xe nâng cũng như biết cách đọc thông số hiển thị trên màn hình xe nâng một cách chính xác để sớm phát hiện lỗi, sự cố mà xe nâng gặp phải. 

Các thao tác thực hiện kiểm tra có thể thực hiện như sau:

  • Đầu tiên, người dùng tiến hành truy cập vào màn hình hiển thị menu, đến màn hình chọn bảng lỗi.
  • Chọn xem mã lỗi riêng biệt cho cả phần lỗi điện và cơ.

Kiểm tra mã lỗi

  • Thông thường khi các đại lý cung cấp xe, đối với mỗi hãng xe sẽ có bảng mã lỗi xe nâng khác nhau. 
  • Người điều khiển chỉ cần theo các mã lỗi xe này để dễ dàng xác định được lỗi mà xe nâng gặp phải. 
  • Khi đèn báo lỗi trên xe nâng báo sáng chứng tỏ bộ phận đó có vấn đề, cần được kiểm tra kỹ càng. 
  • Trường hợp người điều khiển không xác định được mã lỗi thì cần liên hệ với bên cung cấp xe nâng và đội ngũ kỹ thuật để được hỗ trợ. 

Xử lý và sửa chữa 

  • Khi đã xác định được mã lỗi xe nâng thì cần tiến hành sửa chữa, xử lý theo lỗi tương tự. 
  • Đối với những lỗi đơn giản, cơ bản như khởi động xe nâng sai cách, ngồi điều khiển xe nâng sai tư thế hay chưa thắt dây an toàn,… thì người lái có thể tự điều chỉnh. 
  • Với những lỗi được đèn báo lỗi trên xe nâng báo phức tạp hơn liên quan đến linh kiện, động cơ, phụ tùng,… hoặc khi đèn báo lỗi trên xe nâng phát tín hiệu liên tục mà người điều khiển không biết cách xử lý thì cần liên hệ đội ngũ kỹ thuật có kinh nghiệm chuyên môn, để xử lý kịp thời, đảm bảo tiến độ hoạt động của xe nâng cũng như an toàn cho cả người, xe và hàng hoá.