Sau tình hình dịch covid 19, ngành dệt may xuất khẩu là một vấn đề đáng quan tâm cho các doanh nghiệp để bắt đầu khôi phục, xây dựng lại những gì đã mất trong thời gian chống chọi với dịch bệnh. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về tình hình dệt may xuất khẩu năm 2021.

det-may-xuat-khau
Sau dịch bệnh, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức

Diễn biến ngành dệt may trên thế giới

  • Theo thống kê, tổng cầu dệt may chỉ giảm khoảng 5% vào năm 2019 – thời điểm trước khi dịch Covid – 19 diễn ra. Hiện tại, vacxin đã được phủ rộng rãi khắp nơi và các quốc gia cũng bắt đầu lên kế hoạch phục hồi, xây dựng kinh tế, thế nên dự đoán nhu cầu may mặc tăng cao, từ đó ngành dệt may có thể phát triển trở lại.
  • Ngoài ra, Covid-19 đã dẫn đến nhiều tác động trái chiều khác nhau. Trong khi sản xuất xơ, sợi tăng 15% so với năm 2019 do nhu cầu sử dụng khẩu trang, đồ bảo hộ ngày càng nhiều, thì tình hình xuất khẩu may mặc lại giảm dần do chính sách thắt chặt chi tiêu, ảnh hưởng của các đợt giãn cách xã hội đối với nhu cầu của người dân.
det-may-xuat-khau
Nhu cầu sử dụng đồ bảo hộ, khẩu trang y tế ngày càng nâng cao

Diễn biến xuất, nhập khẩu mảng xơ, dệt sợi trên thế giới

  • Trung Quốc, EU, Ấn Độ đứng đầu về xuất khẩu trong khi Mỹ và EU là 2 nơi có sản lượng nhập khẩu cao nhất. 
  • Trong diễn biến dịch bệnh, Việt Nam đã lần đầu tiên vượt qua Hàn Quốc với vị trí nước xuất khẩu xơ, sợi lớn thứ 6 thế giới. 
  • Lượng nhập khẩu xơ, sợi tăng mạnh do xu hướng dịch chuyển các đơn hàng rời khỏi Trung Quốc.

Diễn biến xuất, nhập khẩu mảng may mặc trên thế giới

  • Tổng kim ngạch của lĩnh vực xuất, nhập khẩu may mặc đã tập trung vào 10 quốc gia có thị phần lớn nhất thế giới. Tuy nhiên khi đại dịch bùng phát, tổng kim ngạch của 10 nước này đã giảm đáng kể so với thời điểm trước dịch (71% so với 81%)
  • Trung Quốc và EU vẫn giữ vững vị trí xuất, nhập khẩu may mắn top 2 thế giới (chiếm 60% tổng giá trị xuất, nhập khẩu may mặc trên thế giới). Việt Nam vượt Bangladesh, vươn lên vị trí thứ 3 thế giới.

Diễn biến ngành dệt may ở Việt Nam

Ở Việt Nam, ngành dệt may chiếm 5 – 7% GDP. Tuy nhiên vào nửa đầu năm 2021, tỷ trọng GDP đã giảm xuống còn 4,73%. Điều đó cho thấy cần nỗ lực hơn để kịp thời khôi phục, phát triển ngành dệt may sau dịch covid-19.

Từ năm 2015 – 2017, cán cân thương mại chỉ nằm ở mức 5%. Đến năm 2019 đã bứt phá tăng vọt lên 52% và vì tác động của dịch bệnh, cán cân giảm xuống còn -7% vào năm 2020. Đến năm 2021 tăng lên 3%, tương đương 65% giá trị của năm 2020.

Diễn biến xuất khẩu dệt may ở Việt Nam

Trung Quốc chiếm đến 60% thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Đến năm 2021 có xu hướng giảm xuống còn 40%. Thay vào đó là sự đa dạng các thị trường khác như Bangladesh, Mỹ, EU…

det-may-xuat-khau

Một số thị trường xuất khẩu dệt may chính 

Thị trường Mỹ vẫn chiếm vị trí xuất khẩu chính ở Việt Nam với 15,9 tỷ USD vào năm 2021, tăng 12% so với năm 2020. Tiếp theo đó là các thị trường khác như EU (tăng 14% so với 2020 và chiếm 3,7 tỷ USD), Hàn Quốc 3,6 tỷ USD và Trung Quốc đạt 4,4 tỷ USD (Chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm xơ, sợi).

Doanh thu và lợi nhuận ngành dệt may 9T.2021

Doanh thu và lợi nhuận của ngành dệt may đã có sự phát triển tích cực song song với việc thị trường xuất khẩu phục hồi, chuyển biến mạnh mẽ sau đại dịch. Mặc dù trải qua 4 tháng giãn cách xã hội, nhưng theo lũy kế 9T.2021, doanh thu cả ngành vẫn đạt mức 48,5 tỷ đồng, tăng nhẹ so với cùng kỳ trước đó. 

Lợi thế của Việt Nam về nhân công, kiểm soát dịch bệnh

Việt Nam có cơ cấu dân số trẻ hóa với khả năng học hỏi cao, tay nghề tốt và lao động có truyền thống cần cù, chịu khó. 

Ngoài ra, Việt Nam có khả năng kiểm soát dịch bệnh hiệu quả, an toàn. Tỷ lệ bao phủ vacxin gia tăng nhanh chóng sau những tháng ngày tăng tốc, nỗ lực tiêm ngừa vacxin. 

det-may-xuat-khau
Việt Nam có khá nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành dệt may

Dự kiến năm 2023 thị trường dệt may mới quay lại ngưỡng trước dịch Covid-19

Từ 2021 – 2023, đây là sẽ giai đoạn quyết định Việt Nam có thể quay lại để phục hồi và giữ vững vị trí của mình hay không. Bộ công thương đã đặt mục tiêu năm 2022 phải đạt mức 38,5 tỷ USD.

Thách thức

  •  Người tiêu dùng tiếp tục thắt chặt chi tiêu vì những hậu quả mà dịch bệnh mang lại.
  • Các mặt hàng như quần áo, vải vóc không phải nhu cầu thiết yếu của người dân như các loại nhu yếu phẩm khác.

Thời cơ

  • Dịch bệnh ổn định, số lượng người dân được tiêm vacxin ngày càng cao khiến cuộc sống dần về quỹ đạo cũ.
  • Các mặt hàng như quần áo thể thao, sản phẩm thể thao được tăng cao nhu cầu sử dụng sau dịch.
  • Các thị trường xuất khẩu lớn như EU, Mỹ ngày càng mở rộng thị trường. 

Trên đây là những thông tin chúng tôi cung cấp về ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. Nếu đang tìm kiếm một địa chỉ chuyên chở các loại hàng dệt may nói riêng và hàng hóa khác nói chung một cách an toàn, thuận tiện. Hãy tham khảo ngay Đại lý xe nâng hàng nhập khẩu giá rẻ CNSG. Với nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp những loại xe nâng tốt nhất đến với khách hàng, chúng tôi tự tin đưa đến bạn những loại xe nâng chất lượng với giá thành phải chăng.

Mọi thông tin chi tiết về công ty vui lòng liên hệ qua hotline 0987.115.148 để được tư vấn cụ thể.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.