Danh mục bài viết
Khác với đường điện hạ thế sử dụng chính trong dân dụng của các hộ gia đình, điện trung thế là loại điện áp dùng nhiều trong công nghiệp tại các khu chế xuất, xưởng chế biến sản xuất,…
Vậy điện trung thế này là gì? Khoảng cách để đảm bảo an toàn khi đứng trước lưới điện trung thế là bao nhiêu và làm cách nào để kiểm tra và đo điện trung thế? Hãy cùng tìm hiểu cùng CNSG ngay trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu về điện trung thế
Điện trung thế là gì?
- Hệ thống đường điện hiện nay đang được phân loại dựa trên ứng dụng cụ thể và quy ước về điện của quốc gia, các mức điện thế cụ thể bao gồm: điện hạ thế, điện trung thế và điện hạ thế.
Tham khảo: Phân biệt điện áp hạ thế, trung thế và cao thế
- Điện trung thế được biết đến là đường điện sở hữu cấp điện áp quy định chuẩn từ 1kV đến 35kV (tương đương với 1000V – 35000V). Điện trung thế này khác với điện hạ thế có cấp điện áp từ 220V – 380V và điện cao thế có cấp điện áp từ 110kV – 220kV – 500kV (tương đương 110.000V – 220.000V – 500.000V).
- Khi người hoặc vật lại gần hoặc tiếp xúc với dây điện hoặc thiết bị điện dưới 0.7m và vi phạm khoảng cách an toàn đối với điện trung thế, với phạm vi điện áp trung thế có thể gây ra những phóng điện nguy hiểm lớn đến cả tính mạng. Do đó, để đảm bảo sự an toàn, khi sử dụng điện trung thế cần đảm bảo khoảng cách được khuyến cáo tối thiểu là 0.7m (đối với điện áp từ 1kV đến 15kV) và khoảng cách 1m (đối với điện áp từ 15kV đến 35kV).
- Điện trung thế thường được sử dụng để cung cấp năng lượng điện cho các khu công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất,… thông thường, đường điện trung thế sẽ được treo trên các cột điện ly tâm có chiều cao xác định từ 9 – 12m, sứ cách điện là sứ đỡ hoặc sứ treo.
Điện trung thế bao nhiêu vôn?
- Điện trung thế được quy định về mức điện áp khác nhau ở mỗi quốc gia với các mức điện áp trung thế khác nhau. Vậy tại Việt Nam, điện áp trung thế là bao nhiêu?
- Hiện nay, tập đoàn điện lực Việt Nam có quy định về mức điện áp đối với điện trung thế là khoảng từ 1KV đến 35KV. Thường sử dụng nhất là các mức điện áp 6KV, 10KV, 22KV, 35KV.
- Tùy theo quy mô của khu công nghiệp, nhà máy mà nhà phát điện sẽ sử dụng dòng điện trung thế có mức điện áp sao cho phù hợp.
- Bên cạnh đó, việc lắp đặt đường điện trung thế cũng đảm bảo tính phù hợp với quy mô và mức độ sử dụng của đơn vị, doanh nghiệp sử dụng, đồng thời cũng sẽ được tính toán hợp lý nhằm đảm bảo cung cấp đủ nguồn điện nhưng vẫn an toàn và phù hợp nguồn ngân sách.
Các thiết bị dùng để đo điện trung thế
- Để đảm bảo nguồn điện được cung cấp ổn định, việc kiểm tra điện trung thế là việc làm rất cần thiết có vai trò tích cực giúp phát hiện sớm các sự cố hoặc tiến hành các hoạt động sửa chữa định kỳ.
- Tuy nhiên, công việc kiểm tra điện trung thế này khá nguy hiểm đối với con người nếu không đảm bảo khoảng cách phóng điện thích hợp. Do đó chỉ những thợ điện chuyên nghiệp, kỹ thuật viên,…mới có thể làm việc trực tiếp. Và trong quá trình thực hiện, các thiết bị điện trung thế là không thể thiếu.
- Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công cụ hỗ trợ đo và kiểm tra điện trung thế, phổ biến nhất phải kể đến đồng hồ đo trung thế (hay còn gọi là đồng hồ đo kV) và ampe kìm trung thế. Trong đó, ampe kìm trung thế là thiết bị hỗ trợ “đắc lực” và được sử dụng nhiều nhất.
Đặc điểm của ampe kìm đo điện trung thế
- Ampe kìm trung thế là thiết bị đồng hồ đo điện hiện đại, thiết bị này có thể cung cấp khả năng kiểm tra điện áp lên đến 35000V.
- Ampe kìm trung thế thường có thiết kế nhỏ gọn nhờ đó đem lại ưu điểm lớn khi kiểm tra hệ thống đường điện là sự linh hoạt khi làm việc trên cao hay phải di chuyển đến nhiều khu vực khác nhau.
- Ampe kìm trung thế hiện đại này cũng được trang bị cảm biến từ trường điện đại với hai gọng kìm kẹp dòng để tiến hành đo trực tiếp với độ chính xác cao.
- Ngoài ra, ampe kìm còn có thể kéo dài hoặc rút gọn linh hoạt, được kết nối với một chiếc sào cách điện có chiều dài khoảng 9 – 13m có tác dụng rất tốt để hỗ trợ người dùng đo dòng điện trên cao dễ dàng mà không cần phải dùng thang hoặc trèo cột điện.
- Đặc biệt, thiết bị này còn có thể đo độ méo dạng trực tiếp, đo được dòng điện ở ngoài trời,…ngay trên đường dây trung thế đang mang điện.
Cách dùng ampe kìm trung thế đo điện trung thế
Phương pháp kiểm tra điện trung thế bằng ampe kìm đang được nhiều chuyên gia áp dụng. Để đảm bảo việc kiểm tra an toàn và chính xác, các bước thực hiện lần lượt như sau:
Bước 1: Trên thanh sào của ampe kìm trung thế, kỹ thuật điện tiến hành lựa chọn thang đo điện áp trung thế được ký hiệu là (V)
Bước 2: Mở kìm kẹp tiếp xúc với dây điện trung thế
Bước 3: Nhấn nút khởi động trên ampe kìm để tiến hành quá trình đo
Bước 4: Quan sát trên màn hình hiển thị của ampe kìm trung thế và đọc kết quả.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.