Trong những năm gần đây, ngành dệt may Việt Nam đã thực sự “bùng nổ” và đạt được nhiều thành tựu, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước. Đồng thời, các doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may cũng được hưởng lợi. Nhưng nhiều câu hỏi được đặt ra: Liệu tương lai nào dành cho doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may Việt Nam? Để biết câu trả lời chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang “e dè” điều gì?

Mặc dù ngành dệt may tại Việt Nam đang ngày càng phát triển nhưng các doanh nghiệp vẫn tỏ ra “e dè”, thậm chí không dám nhận đơn hàng dù lượng đơn hàng đổ về rất nhiều. Vậy những doanh nghiệp này đang dè chừng điều gì?

Thiếu nguồn nhân lực

Dù đang là ngành nổi bật nhất ở hiện tại, song với đó vẫn còn thiếu người lao động. Điều này ảnh hưởng khá nhiều đến việc kinh doanh, dù họ có rất nhiều đơn hàng nhưng vẫn không thể nhận được hết vì không có đủ người để sản xuất hàng hóa ra kịp.

Chi phí vận chuyển quá cao

Bị ảnh hưởng bởi đợt dịch bệnh vừa qua, nhiều doanh nghiệp đã “cạn kiệt” vốn, kèm theo là chi phí vận chuyển hàng hóa quá cao làm cho việc phân phối khó khăn. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không thể nhận đơn hàng. 

Người mua hàng

Họ là lý do để các doanh nghiệp e ngại, vì chỉ có 50% người quyết định tăng lượng mua, 46% còn lại cho biết họ sẽ xem xét lại sau. Do sự dè chừng của khách hàng mà nhiều đơn hàng bị tồn đọng trong kho, trong khi chi phí ngày càng tăng cao khiến doanh nghiệp bị thiệt hại nhiều về mặt tài chính.

Đề xuất phòng chống dịch do Chính phủ ban hành

Trên thực tế, chúng ta có thể thấy rằng do tốc độ tăng cao của dịch bệnh, các doanh nghiệp đã ít nhiều bị ảnh hưởng. Kết quả là, Chính phủ đã ban hành giãn cách xã hội trong thời gian dài, dẫn đến việc nhiều doanh nghiệp đóng cửa và thất thoát tiền bạc. Ngay cả khi họ không hoạt động, các doanh nghiệp vẫn phải đóng thuế và trả lương cho công nhân, điều này gây rất nhiều áp lực cho họ.

Với những lý do trên, không phải do các doanh nghiệp ngày càng “e dè” mà do những ảnh hưởng xung quanh khiến họ thụt lùi lại. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thấy rằng dịch bệnh này đã gây thiệt hại rất lớn cho các doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may Việt Nam, tuy đã ổn định sau dịch nhưng vẫn còn nhiều khó khăn chưa thể giải quyết. 

doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-nganh-det-may-viet-nam
Ngành dệt may ở Việt Nam thiếu nhân lực trầm trọng

Doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may Việt Nam “hỗ trợ” nhau phục hồi kinh tế

Để quá trình phục hồi kinh tế diễn ra nhanh chóng, các doanh nghiệp và người lao động ngành dệt may Việt Nam phải hợp tác lại với nhau. Vì người lao động là yếu tố quan trọng để doanh nghiệp khôi phục lại hoạt động sản xuất cũ. Có lực lượng lao động hùng hậu, các doanh nghiệp sẽ như “hổ mọc thêm cánh” vậy.

Do đó, nhiệm vụ hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là giữ được lực lượng lao động, do đợt dịch bệnh vừa qua, nhiều công nhân không thể làm việc trong thời gian dài, không có tiền trang trải cuộc sống và sinh hoạt, buộc họ phải bỏ việc và tìm việc khác. Lúc này, các doanh nghiệp nên có những biện pháp thích hợp để “giữ chân” nhân sự.

Nhiệm vụ tiên quyết thứ hai để kinh tế phục hồi nhanh chóng là doanh nghiệp phải tích cực tương tác với người lao động. Các doanh nghiệp nên tạo dựng niềm tin với nhân viên, để họ yên tâm làm việc và 100% phát huy được năng suất lao động. Sự tín nhiệm của hai bên sẽ làm cho quá trình làm việc diễn ra suôn sẻ, chất lượng sản phẩm được làm ra cũng tốt hơn.

doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-nganh-det-may-viet-nam
Doanh nghiệp và người lao động hỗ trợ nhau trong việc phục hồi kinh tế

Doanh nghiệp ngành dệt may Việt Nam hỗ trợ cho người lao động trong mùa dịch bệnh COVID-19

Ảnh hưởng của đợt bùng phát COVID-19 vừa qua là điều không ai mong muốn, nhưng hậu quả của nó là khiến nhiều người lao động không đủ tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Vào thời điểm này, doanh nghiệp sẽ có biện pháp giúp cho nhân công của mình vượt qua hoàn cảnh khó khăn, bằng cách hỗ trợ tiền lương, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cần thiết khác. 

Đối với tiền lương thì nên hỗ trợ từ 1 triệu 5 cho đến 3 triệu tùy hoàn cảnh của từng người mà doanh nghiệp sẽ có mức hỗ trợ khác nhau. Nếu công nhân không mắc bệnh COVID sẽ được hỗ trợ 1 triệu 5, còn với người bị nhiễm bệnh COVID tùy vào mức độ nặng hoặc nhẹ sẽ được hỗ trợ từ 2 triệu cho tới 3 triệu theo chính sách được Nhà nước ban hành. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng nên sắp xếp chỗ làm việc sớm nhất cho những nhân công không mắc bệnh, để họ có thể đi làm kiếm tiền trang trải cuộc sống hàng ngày. Khuyến khích người lao động đi tiêm phòng, xét nghiệm trước khi về làm việc để phòng chống lây truyền dịch bệnh.

doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-nganh-det-may-viet-nam
Người lao động được doanh nghiệp hỗ trợ trong đợt dịch COVID-19 vừa qua

Người lao động ngành dệt may Việt Nam được “hưởng lợi” gì từ các hợp đồng của doanh nghiệp?

Trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp, người lao động sẽ được hưởng một mức thù lao nhất định và kèm theo đó là những lợi ích bổ sung đằng sau. Với tốc độ phát triển của ngành dệt may như hiện nay, việc các nhà đầu tư nước ngoài thi nhau “đổ tiền” vào Việt Nam không có gì lạ. Qua đó, chúng ta cũng  thấy rằng không chỉ nhiều doanh nghiệp được hưởng lợi từ các hợp đồng  ký với nhà đầu tư nước ngoài mà chính người lao động cũng được “hưởng lợi” từ họ.

Ngày 16/12/2021, Tổ chức Lao động Quốc tế đã ký hợp đồng với Chính phủ Hà Lan để thực hiện một dự án giúp Việt Nam cải thiện kỹ thuật lao động của ngành dệt may trong hai năm tới. Dự án này chủ yếu tập trung vào nhóm người có nguy cơ mất việc làm do robot thay thế công việc. 

Nhờ đó mà số lượng người dân có công việc trở lại được tăng lên, các kỹ thuật về may mặc cũng được bồi dưỡng nâng cao nhằm mục đích đẩy nhanh phục hồi nền kinh tế, giảm nhẹ các tác động về sau do tay nghề còn thấp. 

doanh-nghiep-va-nguoi-lao-dong-nganh-det-may-viet-nam
Người lao động được đào tạo nâng cao tay nghề

Mục tiêu phấn đấu năm 2022 của ngành dệt may Việt Nam

Do năm 2021 vướng phải đợt dịch nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam gặp phải nhiều tình trạng khó khăn, nhưng kinh ngạch xuất khẩu của ngành vẫn đạt 39 tỷ USD, đây là con số khá cao so với mặt bằng chung. Và vào năm 2022, Chính Phủ có chính sách cho ngành dệt may phải đạt tối thiểu 42,4 – 43 tỷ USD, mới có thể cạnh tranh lại các nước trong Châu Á.

Muốn đạt được ngưỡng cửa như vậy, doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp mới và linh hoạt để mở rộng thị trường tiêu thụ và tăng năng suất lao động lên tối đa. Bên cạnh việc tăng lương tiêu thụ trong năm tới, thì để tiết kiệm được thời gian cũng như chi phí vận chuyển là vấn đề cấp bách hiện giờ. 

Nên chúng ta cần phải trang bị những đồ chuyên dụng để vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, nó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong công việc đưa hàng hóa đến nơi an toàn và không bị hư hỏng.  

Việc chọn lựa được một nơi uy tín và đảm bảo chất lượng thì không thể thiếu Đại lý xe nâng hàng nhập khẩu giá rẻ – CNSG. Là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm tốt từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… bạn có thể hoàn toàn yên tâm mua sắm. Mọi thông tin chi tiết về công ty vui lòng truy cập website hoặc liên hệ qua hotline 0987.115.148 để được tư vấn cụ thể.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.