Advertisements

Trên những vị trí đường ống nước, lò sấy, bể hóa chất,..chúng ta vẫn thường thấy có một thiết bị đồng hồ được lắp đặt. Nhiều người thắc mắc về đồng hồ đo áp suất này là gì? Được sử dụng với công dụng thế nào và nguyên tắc hoạt động ra sao? Hãy cùng CNSG giải đáp ngay trong bài viết này nhé!

Đồng hồ đo áp suất là gì?

Đồng hồ đo áp suất là gì
Đồng hồ đo áp suất là gì

Đồng hồ đo áp lực có tên tiếng anh là Pressure Gauge, là 1 thiết bị phụ kiện trong hệ thống thiết bị thủy lực.

Chức năng của đồng hồ đo áp lực là đo và hiển thị áp suất của môi chất ngay tại thời điểm đo. 

Môi chất khi đo của đồng hồ đo áp lực có thể là khí nén, hơi, gas, nước, dầu, nhớt, hóa chất…

Đơn vị của đồng hồ đo sẽ là: PSI, KPa, Bar, kg/cm2, MPa… Nhờ vào ống bourdon mà thiết bị có thể đo tốt trong bồn nước, lò sấy, lò hơi, bể hóa chất, ống ga. Mỗi hệ thống, mỗi công việc thường phải có loại đồng hồ đo áp suất phù hợp về dải thang đo làm việc, kiểu chân kết nối, chất liệu vỏ…

Xem thêm: Đồng hồ đo áp lực nước là gì? Cách sử dụng

Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất

Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất
Cấu tạo của đồng hồ đo áp suất

Tất cả các thiết bị được lắp ráp theo thiết kế chuẩn của hãng, được gia công tỉ mỉ để đảm bảo cấu trúc nhỏ gọn, đơn giản và tiện dùng.

Một đồng hồ đo áp suất hoàn chỉnh sẽ bao gồm rất nhiều các chi tiết, thiết bị liên quan như:

Window
  • Mặt đồng hồ có thể làm từ chất liệu kính cường lực hoặc nhựa cao cấp.
Ring
  • Vòng kết nối với case.
Bourdon
  • Ống chứa áp suất chính là ống chứa môi chất cần đo.
Point
  • Kim đồng hồ hay còn gọi là kim đo, sẽ được gắn vào bên trong động cơ, tiếp nhận thông tin và hiển thị đó trên vạch chỉ.
Scale plate
  • Mặt hiển thị giá trị áp suất.
Gasket
  • Chính là một miếng đệm giữa kính và case.
Setscrew
  • Ống vít kết nối.
Movement
  • Bộ phận truyền động.
Blowout disk
  • Nút để điền dầu vào.
Case
  • Vỏ có thể làm bằng thép mạ crom, đồng, inox 304 hoặc inox 316.

Nguyên lý hoạt động làm việc của đồng hồ đo áp suất 

Trên thị trường, đồng hồ đo áp suất khí nén có hàng ngàn loại khác nhau để có thể đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng. Dựa trên nguyên lý hoạt động, đồng hồ này thường được phân chia thành 2 loại chính là:

Kiểu cơ khí

Loại đồng hồ đo áp suất này hoạt động dựa vào nguyên lý co giãn của ống đồng do áp lực của dòng lưu chất làm kim đồng hồ dịch chuyển chính xác. 

Giá trị được kim chỉ chính là giá trị thực áp tại thời điểm đo và là giá trị đã được tính toán.

Kiểu điện tử

Khác biệt hoàn toàn với kiểu cơ khí khi đồng hồ kiểu điện tử sẽ dựa trên sự phồng lên và xẹp xuống của các màng khi áp suất tác động và kéo theo con trượt di chuyển. 

Chính vì sự di chuyển này mà thông số về dòng điện và từ trường của cuộn dây thay đổi theo. Cuối cùng nó tác động đến kim đồng hồ bằng sắt nên hiển thị đúng áp suất cho người quan sát.

Các loại đồng hồ đo áp suất

Thiết bị đồng hồ đo áp suất
Thiết bị đồng hồ đo áp suất
Đồng hồ áp lực chân sau
  • Loại áp kế chân sau có chân kết nối được đặt sau lưng mặt đồng hồ và tạo với nó 1 góc 90 độ.
  • Thiết bị này sẽ được lắp tại vị trí mặt tụ cao hoặc âm tường giúp việc quan sát được thuận tiện hơn.
  • Có các loại: đồng hồ kiểu 3 giờ, chân sau 6 giờ, 9 giờ, kiểu 6 giờ có vít gắn.
Đồng hồ áp lực chân trước (Chân đứng)
  • Đồng hồ đo áp suất chân trước hay còn gọi là đồng hồ chân đứng là thiết bị có mặt đồng hồ hướng về người quan sát và có chân kết nối thẳng đứng.
  • Loại này thích hợp để lắp đặt trên các đường ống và những vị trí thuận tiện.
Đồng hồ áp suất có dầu
  • Đồng hồ đo áp suất có dầu có khả năng hiển thị áp suất chính xác, bảo vệ kim đo khi môi trường có nhiều va đập, rung lắc.
  • Loại đồng hồ này phù hợp với điều kiện làm việc của các thiết bị công trình, máy móc cơ giới, khai thác…
  • Bên trong mặt đồng hồ sẽ chứa dầu trong suốt, không bị ngưng tụ hay đóng băng nếu gặp nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
Đồng hồ áp suất không dầu
  • Đây là loại đồng hồ đo áp suất mà bên trong mặt đồng hồ không có dầu. Vì vậy mà giá thành rẻ hơn và được sử dụng phổ biến nhất.
  • Thường thì thiết bị này chuyên dùng để đo áp của khí với đặc thù là không có va đập khi làm việc và không dùng cho những môi trường có nhiệt độ quá thấp hay quá cao sẽ bị ngưng tụ hơi nước và đóng băng.
  • Thang đo áp thường thấp hơn thang đo của đồng hồ có dầu.
Đồng hồ áp suất 3 kim
  • Đồng hồ áp lực 3 kim còn gọi là đồng hồ đo áp suất 3 kim.
  • Đây là loại đóng ngắt tự động chuyên dùng để đo áp cho các thiết bị kết nối trước đó như máy nén, máy bơm, …
  • Đồng hồ này sẽ tiếp nhận và xuất tín hiệu theo kiểu NC, NO và thực hiện đóng mở một cách dễ dàng.
  • 3 kim trên đồng hồ gồm: 1 kim chặn dưới, 1 kim đo giá trị áp thực tế, 1 kim chặn trên.
  • Thiết bị chuyên dùng cho các ngành công nghiệp hạng nặng như: Luyện sắt, gang, thép,…
Đồng hồ đo áp lực dạng màng
  • Loại này tương tự như với đồng hồ đo áp suất truyền thống nhưng phần chân ren sẽ kết nối với một lớp màng bảo vệ để tránh tiếp xúc trực tiếp với môi chất.
  • Loại này chuyên dùng trong lĩnh vực thiết bị y tế, thực phẩm, đồ uống, …
Đồng hồ đo áp lực chân không
  • Đồng hồ áp suất chân không còn được gọi là đồng hồ âm.
  • Nó được dùng khi áp suất trong hệ thống lớn hơn áp suất cục bộ khí quyển.
  • Lưu ý với khách hàng đó là: Có thể có áp suất đo âm nhưng không có áp suất tuyệt đối âm.
Đồng hồ đo áp suất điện tử
  • Đây chính là loại thiết bị đo áp hiện đại nhất thể hiện các thông số áp chính xác với mặt đồng hồ điện tử, không có các thang đo và số như kiểu truyền thống.
  • Tuy nhiên, mức giá thành đồng hồ đo áp suất điện tử khá cao là điều mà hầu hết các khách hàng cân nhắc.
  • Phụ kiện khí nén của đồng hồ này chuyên dùng để test kiểm tra bộ nguồn hay đường ống, đồng thời hiệu chỉnh thiết bị trước khi sử dụng.
Đồng hồ đo áp suất khí nén
  • Loại đồng hồ này sẽ đo và hiển thị áp suất của khí nén, hơi, gas trong đường ống, hệ thống tại thời điểm đo.
  • Nhờ vào những thông số này mà nhân viên kỹ thuật có thể vận hành hệ thống ổn định.
Đồng hồ đo áp suất thủy lực
  • Đồng hồ thủy lực sẽ dùng để đo áp suất trong các hệ thống có môi chất là nước lạnh, nước nóng, dầu, nhớt…
  • Đặc điểm của những thiết bị đo thủy lực đó là: tuổi thọ cao, thích hợp dùng trong môi trường có rung động, đáp ứng tốt các yêu cầu làm việc cực nhọc, khắc nghiệt và liên tục.

Ưu điểm đồng hồ đo áp suất

Đồng hồ đo áp lực là giải pháp đo áp suất được rất nhiều khách hàng lựa chọn hiện nay, bởi nhiều lý do như:

  • Dễ dàng tìm mua tại bất kỳ các cửa hàng, đại lý khí nén- thủy lực với giá thành rẻ hơn nhiều so với nhiều thiết bị đo áp có trên thị trường.
  • Đo áp suất tại vị trí cần với độ chính xác cao một cách nhanh chóng, phương thức lắp đặt thông qua mặt bích hoặc ren vặn rất thuận tiện.
  • Trên mặt đồng hồ có các kim chỉ, thang đo và con số được hiển thị rõ ràng, nhân viên kỹ thuật có thể quan sát và kịp thời xử lý, điều chỉnh sao cho thích hợp.

Ứng dụng của đồng hồ đo áp suất 

Đồng hồ đo áp lực chính là thiết bị mà người dùng có thể dễ dàng bắt gặp ở nhiều nơi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:

Đo áp lực nước, hơi nước

Thiết bị đồng hồ đo áp suất này được lắp tại các đường ống cấp và thoát nước, hơi nước trong các nhà máy dệt nhuộm, xử lý nước thải, sản xuất nước sinh hoạt, cơ khí, luyện kim… Nó có thể làm việc với đường ống, môi trường lắp lên đến 100 độ C.

Đối với các loại đồng hồ thông thường thì khả năng chịu nhiệt cao nhất khoảng 85 độ C. Nếu muốn dùng đồng hồ đo áp suất trong môi trường có nhiệt cao trên 65 độ C cho chính xác thì cần sử dụng thêm phụ kiện là ống siphon.

Đo áp suất máy nén khí, dầu thủy lực

Đồng hồ đo áp lực được dùng để lắp trên các vị trí máy ép thủy lực, trạm nguồn thủy lực, máy nén khí, trong các dây chuyền chế biến, sản xuất, gia công, lắp ráp công nghiệp để hiển thị áp suất làm việc.

Đo áp suất khí dễ cháy nổ

Đối với những công việc cần đo áp suất của khí gas, có nguy cơ cháy nổ cao thì loại đồng hồ áp lực chống cháy nổ được sản xuất theo chuẩn.

Đo áp suất thực phẩm, hóa chất, nước thải

Đối với môi trường chất hóa học có độ loãng, đặc khác nhau, môi trường axit hoặc các tính ăn mòn và phá hủy vật liệu cao thì người ta sẽ dùng đồng hồ áp suất được chế tạo đặc biệt với 1 lớp màng PTFE.

Đồng hồ đo áp suất chuyên dụng này được dùng cho hệ thống đường ống của nhà máy sản xuất hóa chất, sản xuất xà phòng, luyện kim, phòng thí nghiệm hay các nhà máy xử lý nước thải.

Vì vậy, đối với các nhà máy sản xuất và chế biến nước giải khát, thực phẩm,… vẫn có thể sử dụng đồng hồ đo áp bởi có màng PTFE bao bọc, giúp đảm bảo vệ sinh tối đa.