Advertisements

Hình thức giao dịch DAP đang là hình thức khá phổ biến hiện nay, được nhiều cá nhân, kho hàng lựa chọn. Qua các thương lượng về giá cả và cách thức vận chuyển, cách thức nhận hàng, bên mua bán sẽ thực hiện những trách nhiệm của mình để đảm bảo tối đa an toàn hàng hóa. 

Cùng tìm hiểu về giao dịch DAP và trách nhiệm của các bên mua bán DAP ngay trong bài viết này của CNSG.

Giao dịch DAP là gì?

giao dịch DAP là gì
giao dịch DAP là gì

DAP là viết tắt của từ Delivered at Place. Hình thức giao dịch mua bán trao đổi theo điều kiện giao dịch DAP nghĩa là người bán có trách nhiệm giao hàng đến địa điểm được định trước. 

Với cách thức giao dịch DAP này, người bán thường chỉ chịu các chi phí để đưa hàng đến nơi an toàn bằng các phương tiện, hình thức như vận tải đường thủy, vận chuyển container lạnh,…mà không hạ hàng xuống khỏi phương tiện vận chuyển, người mua sẽ hàng sẽ trực tiếp hạ hàng. 

Địa điểm giao dịch DAP được quy định là địa điểm tại nước nhập khẩu hoặc được chỉ định bởi người mua, có thể là một kho bãi hoặc một địa điểm nào đó trong nội địa của người mua. 

Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên mua bán giao dịch DAP

Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên mua bán giao dịch DAP
Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên mua bán giao dịch DAP

Trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên mua bán giao dịch DAP được quy định trong hợp đồng giao nhận hàng hóa, các bên có liên quan đều bắt buộc phải thực hiện và hoàn thành các phần trách nhiệm nghĩa vụ của mình. 

Trách nhiệm và nghĩa vụ của người bán

  • Người bán có trách nhiệm chuẩn bị và giao hàng hóa đầy đủ, đúng số lượng, chất lượng, chủng loại như đã thỏa thuận.
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại chứng từ, hồ sơ liên quan như: Hợp đồng, packing list, commercial invoice, chứng nhận xuất xứ và những chứng từ khác theo yêu cầu nhà nhập khẩu.
  • Tiến hành làm thủ tục xuất khẩu tại nước xuất.
  • Làm thủ tục nhập khẩu tại nước nhập khẩu
  • Làm thủ tục thuê vận chuyển và chịu các loại chi phí liên quan để giao hàng đến tận địa điểm đã được đồng ý từ trước với người mua.
  • Mua bảo hiểm hàng hóa để giảm thiểu tối đa những tổn thất nếu gặp phải sự cố khi vận chuyển và giao nhận.

Trách nhiệm và nghĩa vụ của người mua theo giao dịch DAP.

  • Người mua phải thực hiện trách nhiệm thanh toán tiền hàng và các chi phí liên quan cho người bán theo giao dịch DAP.
  • Chuẩn bị sẵn sàng, đến đúng thời gian và có phương tiện vận chuyển để tiếp nhận hàng tại địa điểm đã thống nhất từ trước với người bán.
  • Với mức giá giao dịch DAP, người bán không có trách nhiệm tháo dỡ hàng xuống cho bên mua, do đó người mua hàng phải chuẩn bị sẵn nhân công để chuẩn bị dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận chuyển.
  • Mọi rủi ro và chi phí sẽ được chuyển giao cho cho người mua khi hàng được giao đến địa điểm đã định.

Người bán và người mua cần lưu ý những gì khi mua hàng theo giao dịch DAP?

Hình thức giao dịch mua bán kiểu giao dịch DAP thường dễ có những sơ hở và sai sót dẫn đến tranh chấp và tổn thất không đáng có. Mỗi bên mua bán ngoài việc thực hiện đúng trách nhiệm nghĩa vụ của mình còn cần lưu ý những thông tin quan trọng, hiểu biết rõ về đặc điểm, trách nhiệm và nghĩa vụ của từng bên.

Cụ thể người mua và người bán cần lưu ý những nội dung cụ thể như: 

Người bán cần lưu ý gì theo giao dịch DAP?

Điều kiện giao hàng DAP
Điều kiện giao hàng DAP

Trách nhiệm cần thực hiện của bên bán với giá giao dịch DAP được quy định là rất nhiều, những tổn thất mất mát hàng hóa cũng có nguy cơ rất cao mà không có gì để bảo đảm, vì thế để hạn chế đến mức tối đa những tổn thất trong quá trình giao nhận hàng hóa theo giá giao dịch DAP, người bán cần lưu ý: 

  • Để đảm bảo có thể thu được tiền hàng đúng và đủ theo thời gian dự kiến, bên bán cần thương lượng rõ phương thức thanh toán đối với bên mua, tốt nhất là lựa chọn phương thức thanh toán trước “T/T in advance” hoặc yêu cầu bên mua chuyển khoản tiền đặt cọc hàng hóa.
  • Thể hiện đúng trách nhiệm và uy tín thương hiệu bằng cách giao hàng đủ, đúng và đóng gói hàng hóa như đã thỏa thuận.
  • Người bán không chỉ làm thủ tục xuất khẩu tại nước xuất mà còn có trách nhiệm làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa tại nước nhập, do đó cần tìm hiểu kỹ về chính sách nhập khẩu tại khu vực nước nhập này. 
  • Để hạn chế đến mức tối đa những sự cố phát sinh, chậm thời gian giao hàng, hư hỏng hàng hóa,…. bên bán cần lựa chọn phương thức vận tải chính uy tín, an toàn,… 
  • Mua bảo hiểm hàng hóa sẽ là cách thông minh khi trao đổi mua bán bằng hình thức giao dịch DAP, nhờ mức bảo hiểm hỗ trợ nên khi hàng hóa tổn thất bên bán cũng chịu lỗ ít hơn. 
  • Khi quen với phương tiện vận tải cũng giúp người bán dễ dàng kiểm soát, quản lý được hàng hóa, trong trường hợp hàng cần vận chuyển trong khoảng thời gian dài từ ngày này qua ngày khác cũng có những báo cáo về tình trạng hàng. 

Người mua cần lưu ý gì khi mua theo giao dịch DAP?

  • Người mua cần kiểm tra đóng gói, số lượng, chất lượng,… khi nhận hàng tại địa điểm đã định. Trong trường hợp thiếu số lượng, trọng lượng hoặc sai kích thước, chủng loại thì phải thông báo sớm cho người mua và từ chối nhận hàng.
  • Bên mua yêu cầu người bán cung cấp các chứng từ cần thiết để làm thủ tục xuất nhập khẩu. Bộ chứng từ này không được gửi kèm cùng hàng mà phải gửi về bằng đường chuyển phát nhanh.
  • Yêu cầu bên phía người bán cung cấp hình ảnh đóng hàng tại kho.
  • Yêu cầu phía người bán cung cấp lịch trình cụ thể, mã vận đơn, thông tin của đơn vị vận chuyển để thuận tiện trong việc kiểm tra lịch trình và hành trình.
  • Bên mua cũng có thể yêu cầu người bán mua bảo hiểm để có thể thông báo cho người bán xem xét bồi thường trong trường hợp có tổn thất xảy ra khi thực hiện giao dịch DAP.

Có nên mua bán hàng theo giao dịch DAP không?

Mua bán theo giá giao dịch DAP là phụ thuộc vào điều kiện, thương lượng và trách nhiệm của hai bên mua bán.

Các bên tham gia sẽ có những nguyện vọng, mục đích và xác định có nên tiến hành giao dịch mua bán theo DAP hay không.