Advertisements

Để sản xuất các thiết bị nội thất, văn phòng. Gỗ ép đã và đang được sử dụng rất rộng rãi, phổ biến và được đa số người tin dùng. Nếu vẫn đang băn khoăn, lo lắng về chất lượng, giá thành và những thông tin khác của loại gỗ này, hãy tham khảo bài viết sau đây nhé.

Gỗ ép là gì?

Gỗ ép là loại gỗ có giá thành tương đối rẻ với rất nhiều công dụng khác nhau, được sản xuất từ các sợi gỗ ép công nghiệp, nguyên liệu thừa, tái sinh của gỗ tự nhiên bằng thiết bị, máy móc hiện đại. 

Trong gỗ ép thường chứa từ 70 – 85% nguyên liệu lấy từ gỗ tự nhiên như mùn cưa, vỏ bào, dăm gỗ, bã mía,… Nhờ giá thành phải chăng và tính tiện dụng, gỗ ép đã trở thành nguồn nguyên liệu thiết yếu trong thiết kế, trang trí nội thất nhà cửa, văn phòng.

Phân loại các loại gỗ ép trên thị trường hiện nay

Để phân biệt các loại gỗ công nghiệp thường dựa vào một số tiêu chí, tuỳ vào từng loại gỗ sẽ có cách phân loại như sau:

Ván dăm

Ván dăm hay còn gọi là Okal được tạo nên bằng cách đưa các thân cây gỗ rừng trồng vào máy để nghiền thành dăm. Thành phẩm dăm gỗ sẽ được ép thành tấm ván gỗ và phủ lên Melamine, Veneer, Acrylic trang trí và đưa đến khách hàng. 

Ván dăm có giá thành rẻ, khả năng bám vít tốt và độ bền, độ cứng cao hơn các loại ván khác. Tuy nhiên, khả năng chịu tải trọng và tuổi thọ của ván dăm lại thấp hơn các loại ván công nghiệp khác.

go-ep

Ván MDF (Medium Density Fiberboard)

Ván MDF được viết tắt cụm từ “Medium Density Fiberboard”, đây là loại ván được tạo thành từ mảnh vụn, nhánh cây của các loại gỗ tự nhiên, sau đó được đưa vào máy để xay nhuyễn và trộn cùng keo, chất kết dính để ép thành ván.

Ván MDF có giá thành vừa phải, bề mặt rộng giúp tiện lợi hơn khi gia công sản phẩm, không bị cong vênh, mối mọt như gỗ tự nhiên. Loại ván này có độ cứng thấp nên cạnh khá dễ bị mẻ. Ngoài ra khả năng chịu nước cũng khá kém.

go-ep

Ván HDF (High Density Fiberboard)

Gỗ ép công nghiệp HDF được cấu tạo từ 80% – 85% gỗ tự nhiên. Tận dụng những nguyên liệu vụn gỗ thừa, cành cây, ngọn cây và các loại gỗ tái sinh ngắn ngày làm nguyên liệu chính, cấu thành cốt gỗ tấm. Sau khi được luộc, bột gỗ sẽ được sấy khô trong điều kiện nhiệt độ 1000oC – 2000oC để xử lý hết nhựa và nước.

go-ep

Ưu và nhược điểm của gỗ ép

Ưu điểm gỗ ép

  • Giá thành hợp lý, tiết kiệm chi phí hơn so với gỗ tự nhiên.
  • Mang đến sự hiện đại, sang trọng cho không gian nội thất, ngoại thất.
  • Bắt mắt với nhiều hoa văn khác nhau, đa dạng màu sắc.
  • Khả năng kháng nước cao, giúp thoải mái và dễ dàng khi sử dụng trong sinh hoạt.
  • Ít nguy cơ bị mối mọt hơn gỗ tự nhiên.
  • Trọng lượng nhẹ, dễ dàng trong vận chuyển, lắp đặt.

Nhược điểm của gỗ ép

  • Độ bền của gỗ ép tuy có nhưng không bằng gỗ tự nhiên, sử dụng lâu ngày sẽ bị bóc tách các lớp gỗ và bong tróc trên bề mặt, màu gỗ dần dần phai đi và không còn bóng đẹp như gỗ tự nhiên.
  • Khi bị các lỗi hư hỏng như bong tróc, rộp… gỗ ép sẽ không thể sửa chữa và tái sử dụng được nữa.
  • Gỗ ép khi tiếp xúc với nước lâu dài sẽ dễ bị bong tróc. Đồng thời trong quá trình sử dụng, nếu bề mặt gỗ xuất hiện các vết xước thì không thể đánh bóng lại như gỗ tự nhiên.

Ứng dụng của gỗ ép trong cuộc sống

Với chi phí hợp lý, mẫu mã đa dạng và tinh xảo. Rất nhiều người đã sử dụng gỗ ép để đưa vào sử dụng trong các thiết bị nội thất, ngoại thất.

  • Trong thiết kế nội thất nhà cửa, gỗ ép được sử dụng để thiết kế không gian kiến trúc gia đình, sản xuất các đồ nội thất như: tủ bếp, cửa phòng, kệ tivi, bàn ghế, bàn trang điểm… với những kiểu dáng, kích thước đa dạng khác nhau.
  • Ở thiết kế nội thất văn phòng, gỗ ép thường dùng để sản xuất bàn, ghế văn phòng làm việc, kệ sách và những món đồ trang trí nội thất khác ở văn phòng.

go-ep

Quy trình sản xuất gỗ ép

Để sản xuất gỗ ép, có thể chia thành 9 bước sau đây:

Bước 1: Thu hoạch và lựa chọn những loại gỗ phù hợp, cắt lấy thân và loại bỏ cành, lá cây để đưa vào sản xuất. 

Bước 2: Ngâm thân gỗ đã mang về vào hồ nước để tiến hành bóc vỏ, cắt gỗ.

Bước 3: Bóc vỏ thân gỗ và cắt theo kích thước đã định sẵn, tiếp tục cho những tấm gỗ mỏng đi sấy khô để đạt được độ ẩm cần thiết.

Bước 4: Sử dụng công nghệ quét để kiểm tra khuyết tật trên tấm gỗ và tiến hành sửa lỗi.

Bước 5: Làm sạch và phủ đều lên hai mặt tấm ván keo kết dính, xếp các tấm ván chồng lên nhau theo độ dày yêu cầu

Bước 6: Đưa tấm ván vào máy ép lạnh để làm phẳng và đảm bảo keo được phân phối đồng đều

Bước 7: Đưa tấm ván đi ép nóng trong thời gian quy định để các tấm gỗ mỏng liên kết chặt chẽ với nhau.

Bước 8: Sau khi ép nóng, ván ép được làm nguội và đưa vào máy cắt tỉa và chà nhám để bỏ cạnh, làm mịn bề mặt.

Bước 9: Kiểm tra chất lượng thành phẩm quy trình sản xuất ván ép.

Trên đây là những thông tin chúng tôi đã cung cấp về gỗ ép. Bên cạnh đó, để vận chuyển gỗ ép một cách an toàn, nhanh chóng và thuận tiện nhất. Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn đặc biệt cung cấp các thiết bị xe nâng chất lượng để chuyên chở các loại gỗ ép.

go-ep
Xe nâng – thiết bị tiện lợi trong việc chuyên chở gỗ ép

Thông tin liên hệ:

Địa chỉ showroom: 154/1 Quốc lộ 1A, Phường Tân Thới Hiệp, Quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh.

Liên hệ: 0987.115.148 – 0282.218.9088

Email: Congnghiepsg@gmail.com

Website: https://xenangnhapkhau.com/

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.