Để đảm bảo tối đa cho quá trình vận hành của các động cơ xe, thiết bị nâng hạ,…phanh thủy lực đi kèm với hệ thống phanh thủy lực đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

Cùng CNSG tìm hiểu về cấu tạo, cách lắp đặt hệ thống phanh thủy lực ngay trong bài viết này nhé!

Phanh thủy lực là gì?

Phanh thủy lực thuộc các thiết bị thủy lực, đây không phải là 1 thiết bị riêng lẻ, nó là 1 hệ thống và được thiết kế trong các thiết bị dưới dạng lò xo nén, có bầu phanh, guốc phanh.

Phanh thủy lực trên xe nâng người
Phanh thủy lực trên xe nâng người

Phanh thủy lực là 1 phần không thể thiếu, là phụ tùng xe nâng luôn luôn xuất hiện và tồn tại trong 1 cơ cấu truyền động của máy gia công, trong một số dòng xe chuyên dụng. Người dùng có thể biết đến một vài cơ cấu truyền lực dùng phanh thủy lực như: Băng tải, palang, cầu trục, xe nâng người,……

Con đẩy chính là 1 bộ phận không thể thiếu của phanh thủy lực. Con đẩy này sẽ tham gia điều chỉnh tốc độ kết hợp điều chỉnh thời gian phanh để hỗ trợ cho quá trình này có thể diễn ra êm ái, không bị giật kể cả khi động cơ làm việc ở công suất cao.

Mỗi hệ thống khác nhau thường sẽ được thiết kế để sử dụng hệ thống phanh khác nhau, đáp ứng được các đặc điểm và yêu cầu, môi trường làm việc.

Hệ thống phanh thủy lực là gì?

Hệ thống phanh thủy lực
Hệ thống phanh thủy lực

Hệ thống phanh thủy lực là 1 hệ thống được sử dụng rất nhiều trong động cơ của các loại xe cơ giới, xe ô tô ở thời điểm hiện tại. 

Từ hệ thống phanh thủy lực này, con người có nền tảng để sáng tạo, phát triển mạnh mẽ hơn các hệ thống khác như: hệ thống phân phối lực phanh EBD, hệ thống leo dốc HAC, …

Nhờ có hệ thống phanh này mà xe có thể giảm tốc độ, hãm xe khi có yêu cầu của người điều khiển máy móc, phương tiện, động cơ,… nhằm giúp con người vận hành, lưu thông thuận tiện đem lại hiệu quả cao.

Cấu tạo phanh thủy lực

Thiết bị phanh thủy lực có cấu tạo không phức tạp nhưng cần chắc chắn, chính xác, yêu cầu gia công tỉ mỉ.

Một thiết bị sẽ được cấu tạo gồm nhiều thành phần như:

  • Hệ thống lò xo nén: Có nhiệm vụ truyền lực cho momen phanh, tinh chỉnh lực ép.
  • Bầu phanh: Nó chính là động cơ được dùng để bơm dầu, làm mở phanh khi vận hành.
  • Guốc phanh: Bộ phận guốc phanh này thường đi cặp liền với má phanh. Nếu guốc phanh mòn thì cần thay được thay thế sớm.

Trong các bộ phận trên thì bầu phanh có vai trò rất quan trọng, nó là thiết bị quan trọng sẽ giúp thiết bị có thể làm việc liên tục dù trong các điều kiện khác nhau. Nếu có sự trục trặc nào của chi tiết này thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến năng suất hoạt động và thậm chí là sự an toàn của người điều khiển.

Xem thêm:

Cấu tạo hộp số xe nâng – Nguyên nhân gây nóng

Nguyên lý hoạt động của phanh thủy lực

Nguyên lý hoạt động của phanh thủy lực
Nguyên lý hoạt động của phanh thủy lực

Phanh thủy lực sẽ làm việc trong điều kiện đóng, phần má phanh thường sẽ siết chặt vào tang phanh nhờ bộ lò xo đàn hồi.

Sau đó, momen phanh đa dạng nên tùy vào kích thủy lực được sử dụng mà chọn loại phanh thích hợp, tương ứng với từng tải trọng của động cơ nâng hạ hoặc motor.

Song song với đó, phần bầu phanh sẽ luôn hỗ trợ cho hoạt động luôn đi với động cơ nâng lên hạ xuống. Nếu người dùng cấp nguồn điện đúng yêu cầu vào động cơ này thì phần động cơ bơm thủy lực của 1 phanh sẽ bơm dầu. Mục đích là mở phanh ra.

Phải tiến hành kiểm tra lực đẩy của con đẩy thủy lực trước khi bơm dầu 1 cách kỹ lưỡng. Sau đó phần tang phanh sẽ được gắn với trục động cơ nâng hạ và được mở để nó có thể quay tự do.

Khi tắt nguồn động cơ, lực lò xo sẽ lập tức đóng ngay má phanh, bó chặt vào tang phanh hơn để tác động giúp hãm động cơ dừng lại.

Vì thế, khi thiếu dầu hay phớt bị hỏng, gây bị rỉ thì người dùng phải thay bầu phanh ngay để tiếp tục công việc, không bị gián đoạn.

Hướng dẫn lắp đặt phanh thủy lực

Muốn lắp đặt đúng phanh thủy lực thì người dùng phải tham khảo thật kỹ các thông tin về thiết bị cũng như 1 số lưu ý nhỏ sau:

  • Phanh thủy lực sẽ được gắn ở vị trí phần đầu trục động cơ hoắc gắn vào phần trục vào của hộp giảm tốc.
  • Nhân viên lắp đặt nên để ý đến đường kính tang trống, momen phanh sao cho tương thích với phần nâng để không bị trôi tải khi hệ thống nâng hàng hoặc gặp 1 số sự cố phát sinh trong quá trình làm việc.
  • Momen phanh thủy lực lớn thì sẽ lắp các phanh khác đi kèm với phanh đuôi động cơ, phanh dĩa,.. nhằm hỗ trợ hoạt động.
  • Để quá trình truyền động luôn được trơn tru, thông suốt, khi lắp phanh thì luôn nhớ mở phanh.
  • Không nên gắn lệch hoặc làm cho các khe hở má phanh bị chênh vì nó gây khó khăn trong vận hành, thậm chí 1 số hệ thống còn bị chập gây cháy nổ.
  • Trong quá trình thiết bị vận hành, để đảm bảo an toàn tối đa cho người dùng nên kiểm tra theo lịch định kỳ, vệ sinh và loại bỏ những bụi bẩn. Chỉ như thế thì nó mới có thể sử dụng lâu dài và con người có thể khai thác 1 cách triệt để thiết bị.

Các bước tinh chỉnh phanh thủy lực

Để có thể tinh chỉnh phanh thủy lực thì nhân viên kỹ thuật cần phải hiểu về thiết bị và nắm kỹ các bước thao tác thực hiện:

  • Đầu tiên nên nới lỏng toàn bộ phần lò xo và tiến hành vặn tanh kéo để giữ phanh luôn ở tình trạng đóng. Sau đó tiến hành vặn đế trục để đẩy bầu phanh. Mục đích của việc này là nâng lên khi hành trình của thiết bị đã đạt ở trạng thái quy định theo như trong sơ đồ hệ thống phanh thủy lực thể hiện.
  • Sau đó, phần má phanh mòn, do cơ chế hoạt động nên sẽ tăng chiều dài mà nó giảm.
  • Hãy thực hiện cân chỉnh lại phanh lúc đầu. Tiếp đó, người dùng điều chỉnh momen lực phanh thông qua thao tác nới lỏng các ốc số 6 kẹp đầu thanh kéo. Thợ kỹ thuật sẽ dùng cờ lê vặn tiếp con ốc số 7 để lò xo có thể đạt được độ chuẩn của độ dài lắp ráp. Người kỹ thuật sẽ theo dõi độ dài này trên mác phanh.
  • Khi siết chặt những ốc số 6, số 7 thì sẽ tinh chỉnh luôn cự ly lùi của guốc phanh.
  • Má phanh lúc bấy giờ đã mở, kỹ thuật dùng chỉnh ppcs 1 với mục đích là để khoảng cách mở của hai bên luôn bằng nhau. Nếu trong trường hợp được trang bị tấm liên kết bằng nhau thì cần siết chặt lại.
  • Chú ý cho người lắp là khi vặn con ốc số 2 thì hãy vặn sao cho vừa đủ để guốc phanh, phanh vào hợp đúng vị trí. Nếu cần tham khảo, hỗ trợ thì khách hàng hãy liên hệ với kỹ sư của nhà cung cấp để được chỉ dẫn trước khi thực hiện.

Lưu ý khi dùng phanh thủy lực

Khi sử dụng phanh thủy lực, người dùng phải luôn kiểm tra tình trạng hoạt động của phanh. Những vị trí như chỗ ôm tiếp xúc má phanh như thế nào, các ống dẫn có bị lỏng ra không.

Nếu trên bề mặt má phanh có vết nứt, bị mòn hoặc xuất hiện tình trạng hở không đều thì phải thay thế má phanh gấp nhằm đảm bảo hoạt động cho thiết bị.

Các trục chốt hay trục tâm có bị mòn quá so với thông số mòn được cho phép (trên 6%) kèm theo đó là độ ovan khi tới ngưỡng là 0.8mm, lúc đó thì phải bỏ trục đi và thay mới hoàn toàn.

Người sử dụng cũng nên tạo 1 môi trường vận hành thiết bị an toàn, đảm bảo tính khoa học, không tồn tại những chất nổ, chất ăn mòn, khi mà nhiệt độ làm việc tăng lên đến ngưỡng 55 độ C.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.