Hiện nay, xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên các trụ cột chính là thương mại quốc tế và đầu tư cùng với đó là xu hướng bảo hộ mậu dịch. Hai xu hướng này đi liền với nhau vừa tạo ra cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức cho các doanh nghiệp dệt may Việt đưa sản phẩm của mình vào các thị trường tiềm năng. Tính đến nay, ngành dệt may là một trong ngành công nghiệp mũi nhọn và thu hút nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài, giải quyết vấn đề việc làm cho hàng triệu người lao động. Chính vì thế, Hiệp hội Dệt may Việt Nam được thành lập nhằm liên kết và hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may trên cả nước. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin về Hiệp hội Dệt May Việt Nam đến các bạn.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam là tổ chức nào?
Hiệp hội Dệt May Việt Nam, viết tắt là VITAS, là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp, phi lợi nhuận. Hiệp hội hình thành ngày 16/07/1999, trên cơ sở tự nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, tiêu thụ, gia công liên quan đến ngành dệt may nước nhà.
Trong những năm gần đây VITAS đã thu hút rất nhiều hội viên giúp liên kết các đối tác ngành may mặc trong và ngoài nước, tạo điều kiện thúc đẩy hỗ trợ sự phát triển của ngành may mặc trong nước. VITAS liên kết, chuyển giao công nghệ mới tiên tiến hiện đại ứng dụng vào ngành may mặc trong nước giúp nâng cao chất lượng ngành may mặc trong nước nói chung.
Nhiệm vụ chủ yếu của hiệp hội
Nhiệm vụ và cũng chính là vai trò của Hiệp hội Dệt May Việt Nam vô cùng hữu ích và quan trọng đối với các thành viên nói riêng, lĩnh vực xuất, nhập khẩu nói chung.
- Hiệp hội là tiếng nói chung của gần 1000 hội viên chính thức và liên kết.
- Là đầu mối trao đổi các thông tin hữu ích đối với các thành viên
- Hợp tác, sáng tạo, trao đổi kinh nghiệm, đào tạo lẫn nhau nhằm trở nên một khối thống nhất, tương đồng, chuyên nghiệp hóa, bỏ xa khoảng cách giữa các thành viên, nâng tầm hàng may mặc của Việt Nam.
- Kiến nghị với thủ tướng chính phủ về những vấn đề liên quan, ngoài ra có những tiếng nói cố vấn đến các đồng chí lãnh đạo trong một số lĩnh vực và trường hợp cụ thể.
- Đại diện cho ngành dệt may tham gia, hợp tác với các liên minh, tổ chức trong nước, khu vực và trên thế giới.
Thành viên của Hiệp hội Dệt May Việt Nam
Tính đến năm 2021, số thành viên của hiệp hội đã lên tới 1000, bao gồm cả hội viên chính thức và các hội viên liên kết. Đây được xem là con số đáng ngưỡng mộ, thể hiện sự cố gắng và nỗ lực không ngừng của hiệp hội Dệt may Việt Nam. Đồng thời, con số này cũng đánh dấu sự phát triển và mở rộng của ngành dệt may Việt Nam ở thị trường khu vực và trên thế giới.
Có tất cả 7 hội trực thuộc hiệp hội đang hoạt động tại các vùng, miền trên cả nước.
Một số thành viên của Hiệp hội như:
- Lĩnh vực may mặc: Công ty CP May Hòa Bình, Công ty CP May Sài Gòn, Công ty TNHH Artif Việt Nam, Tổng công ty CP Dệt may Nam Định,…
- Lĩnh vực dệt: Công ty Dệt Choong Nam Việt Nam, Công ty CP Dệt may Đông Á, Công ty TNHH Dệt & Nhuộm Hưng Yên, Tổng công ty CP Dệt may Nam Định,..
- Lĩnh vực máy móc: Công ty CP Thương mại Cẩm Lệ, Công ty CP thiết bị và công nghệ môi trường Quốc tế, Công ty TNHH TM Điện tử Kim Hòa,…
Công nghiệp Sài Gòn chúng tôi vinh dự là đối tác của một số công ty thuộc Hiệp hội Dệt may Việt Nam.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam gia nhập Liên minh may mặc bền vững (SAC)
Hiệp hội Dệt may Việt Nam tham gia, gia nhập nhiều tổ chức quốc tế: Liên đoàn May Mặc Thế giới, Hiệp hội các nước xuất khẩu Dệt May Thế giới, Liên đoàn Thời trang Châu Á, Liên minh Dệt may bền vững,…
Ngày 18/05/2020, Hiệp hội gia nhập Liên minh may mặc bền vững. Liên minh may mặc bền vững là một tổ chức với hàng trăm công ty dệt may, thương hiệu, hiệp hội, các tổ chức khác làm việc để giảm tác động của việc sản xuất đến môi trường và xã hội.
Việc Hiệp hội Dệt may Việt Nam gia nhập Liên minh SAC đánh dấu việc chúng ta sẽ dùng bộ công cụ Higg Index để đo lường tác động đến môi trường và xã hội. Từ đó mở ra một hướng sản xuất, xuất, nhập khẩu hiện đại, đáp ứng yêu cầu của các bạn hàng quốc tế và góp phần bảo vệ môi trường.
Trên đây là bài viết về Hiệp hội Dệt May Việt Nam của chúng tôi. Bài viết này chắc hẳn đã giúp các bạn hình dung một khía cạnh về ngành dệt may và xuất, nhập khẩu. Nếu bạn có nhu cầu thêm nữa về các dịch vụ vận chuyển trong ngành xuất nhập khẩu, vui lòng tham khảo thêm trang web của chúng tôi Đại Lý Xe Nâng Hàng Nhập Khẩu Giá Rẻ | CNSG (xenangnhapkhau.com). Chúng tôi hy vọng những kiến thức này có thể giúp đỡ bạn trong quá trình tìm hiểu, làm việc và học tập.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.