Nhờ có chính sách mở cửa và hội nhập với nền kinh tế đa quốc gia mà ngành xuất nhập khẩu đã được mở ra rất nhiều cơ hội để phát triển. Điều này đã góp một phần không nhỏ vào sự phát triển và hình thành của các Khu chế xuất. Vậy Khu chế xuất là gì? Pháp luật có những quy định như thế nào về khu chế xuất? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.
- Tìm hiểu thêm về top 5 khu chế xuất lớn tại Việt Nam
Giới thiệu chung về khu chế xuất
Chắc hẳn các bạn đọc đã có lần lướt qua cụm từ “khu chế xuất” trong bài viết nào đó, hay thậm chí là đã nhìn thấy ở ngoài. Và đôi lúc sẽ nghĩ rằng khu chế xuất chính là khu công nghiệp. Nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau từ mục đích hoạt động cho đến hình thức kinh doanh. Vậy, để phân biệt rõ ràng, chúng ta phải hiểu được định nghĩa của khu chế xuất.
Khu chế xuất là gì?
Đây là khu công nghiệp được đặc biệt xây dựng dành riêng cho việc sản xuất, chế biến những mặt hàng để xuất khẩu ra nước ngoài. Hoặc dành cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ xuất nhập khẩu ở khu vực đó với mức giá ưu đãi về mặt bằng thuê sản xuất, thuế suất xuất nhập khẩu, thuế thu nhập và được giảm thiểu hóa các thủ tục hành chính. Những doanh nghiệp này được gọi là doanh nghiệp chế xuất.
Khu chế xuất thường được phân chia, xác định vị trí ranh giới từ trước và được trang bị sẵn các trang thiết bị về cơ sở hạ tầng như điện, nước, giao thông nội khu.
Định nghĩa doanh nghiệp chế xuất
Sau khi hiểu được khái niệm của khu chế xuất thì có lẽ các bạn đọc cũng đã tự tìm được đáp án cho cụm từ “doanh nghiệp chế xuất”. Chúng ta có thể hiểu đơn giản đây là những doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất, chuyên hoạt động và sản xuất hàng tiêu dùng để cung cấp hàng hóa sang các thị trường quốc tế.
Các sản phẩm được doanh nghiệp chế xuất sản xuất ra đều phải xuất khẩu ra nước ngoài 100% và doanh nghiệp sẽ thường xuyên phải làm việc với cơ quan Hải quan để khai báo và tiến hành các thủ tục bắt buộc.
Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp
Như ở trên chúng tôi đã nhắc đến, bản chất của khu chế xuất và khu công nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Dưới đây sẽ là một bảng so sánh giúp các bạn đọc dễ dàng phân biệt hai loại hình này:
Tiêu chí so sánh | Khu chế xuất | Khu công nghiệp |
Mục đích thành lập | Thu hút nhà đầu tư nước ngoài | Thu hút nhà đầu tư cả trong và ngoài nước |
Tính chất ranh giới – địa lý | Là biên giới hải quan và thuế quan của một nước, được xây dựng ở nơi không có dân dư | Chỉ cần xác định bằng hàng rào bao quanh |
Tổ chức, hoạt động | Gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất sản phẩm để xuất khẩu ra nước ngoài hoặc các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ xuất nhập khẩu hàng hóa | Gồm các doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng theo dây chuyền công nghiệp để đáp ứng nhu cầu từ thị trường trong và ngoài nước; cung cấp các dịch vụ cho hoạt động sản xuất công nghiệp |
Chính sách ưu đãi | Được hưởng nhiều chính sách đặc biệt | Chỉ được hưởng một vài ưu đãi nhất định |
Quy định của pháp luật về doanh nghiệp/khu chế xuất
Căn cứ vào nội dung được quy định tại Nghị định số 114/2015 sau khi được sửa đổi, bổ sung thì quy định hoạt động của khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất như sau:
- Vận hành và áp dụng các quy định thuộc khu thuế phi quan, trừ những ưu đãi riêng đối với khu thuế phi quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
- Sử dụng hệ thống tường, rào, có cổng và cửa ra, vào để ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài nhằm đảm bảo cho việc theo dõi, kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan.
- Doanh nghiệp chế xuất được phép mua những hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam như lương thực, thực phẩm, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng phục vụ cho việc điều hành bộ máy văn phòng, sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên và xây dựng công trình.
- Khi các cán bộ, nhân viên trực thuộc doanh nghiệp chế xuất mang ngoại hối vào khu chế xuất và ngược lại thì không cần phải khai báo hải quan.
- Các thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu của khu chế xuất và doanh nghiệp chế xuất cần tuân theo quy định của pháp luật về hải quan.
Việc hình thành và phát triển nhanh chóng của các khu chế xuất cũng như doanh nghiệp chế xuất hứa hẹn sẽ mang đến những tiềm năng không nhỏ cho ngành xuất nhập khẩu Việt Nam. Đồng thời, nhu cầu sử dụng các trang thiết bị chuyên dụng để bốc dỡ hàng hóa tại các kho bãi cũng sẽ tăng theo.
Nếu bạn đang tìm kiếm một cái tên đáng tin cậy chuyên cung cấp những trang thiết bị này thì CNSG sẽ là một cái tên không thể nào bỏ qua. Là công ty chuyên phân phối, nhập khẩu xe nâng với chất lượng hàng đầu, bạn có thể hoàn tâm yên tâm và tin tưởng chúng tôi.
Để có thêm nhiều thông tin chi tiết về công ty cũng như sản phẩm, vui lòng truy cập vào website https://xenangnhapkhau.com/ hoặc liên hệ qua hotline 0987.115.148 để được tư vấn cụ thể.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.