Khu công nghiệp trong đời sống hiện đại đóng vai trò cực kỳ quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước, tại đây tập trung rất nhiều doanh nghiệp chế biến, sản xuất hàng hóa nhằm phục vụ tiêu dùng và đem đến cơ hội việc làm cho hàng triệu người lao động. 

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho quý độc giả thông tin về khu công nghiệp và sự khác nhau của khu công nghiệp với khu chế xuất. Cùng theo dõi nhé!

Khu công nghiệp là gì?

Khu công nghiệp là gì (1)
Khu công nghiệp là gì (1)

Khu công nghiệp là khu vực ranh giới địa lý được xác định để chuyên sản xuất hàng hóa công nghiệp, thực hiện các dịch vụ sản xuất liên quan đến công nghiệp, đảm bảo đầy đủ các thủ tục và điều kiện, trình tự để thành lập theo quy định của nhà nước.

Khu công nghiệp bao gồm nhiều loại hình đa dạng khác nhau, các loại hình tiêu biểu bao gồm khu công nghiệp hỗ trợ, khu công nghiệp sinh thái và khu chế xuất.

Xem thêm :Top 5 khu chế xuất tại Việt Nam hiện nay

Đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp

Đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp (1)
Đặc điểm nổi bật của khu công nghiệp (1)
  • Khu công nghiệp chuyên chế biến, sản xuất các mặt hàng công nghiệp và cung ứng nhiều dịch vụ đáp ứng cho sản xuất công nghiệp như logistic, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, các thiết bị nâng hạ ( bàn nâng điện, bàn nâng thủy lực,..)
  • Trong các khu công nghiệp, các doanh nghiệp đầu tư và hoạt động đều được nhà nước hỗ trợ chính sách liên quan và ưu đãi để miễn giảm tiền thuê đất trong khu công nghiệp, miễn giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh sản xuất các loại hàng hóa đạt hiệu suất cao nhất.
  • Ban quản lý là người quản lý các khu công nghiệp, mỗi khu sẽ có ban quản lý riêng có quyền hành về tài khoản, tư cách pháp nhân, được nhà nước hỗ trợ ngân sách kinh phí, có con dấu in hình Quốc Huy và quản lý hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp.

Xem thêm : Khu chế xuất tiếng Anh là gì? Tìm hiểu về khu chế xuất

Vai trò của khu công nghiệp

Vai trò của khu công nghiệp (1)
Vai trò của khu công nghiệp (1)

Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước

  • Khu công nghiệp ngày nay được nhà nước chú trọng xây dựng và phát triển với các xưởng hiện đại và đầu tư các trang thiết bị cùng nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi hấp dẫn, biến các khu công nghiệp này trở thành các “mảnh đất màu mỡ” để thu hút nhiều doanh nghiệp tập trung khai thác đầu tư, mở rộng phát triển cho ngân sách quốc gia.
  • Khu công nghiệp cũng chính là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư cả trong và ngoài nước lớn mạnh nhất, số vốn đầu tư tập trung ở các tập đoàn đa quốc gia lớn vào các khu xuất khẩu, chế biến và sản xuất.
  • Thị trường kinh doanh tại Việt Nam trong các khu công nghiệp cũng có nhiều tiềm năng để phát triển nhờ nguồn nhân lực dồi dào, chi phí nhân công rẻ và dễ dàng mở rộng thị trường kinh doanh, đây là điều kiện vô cùng tiềm năng để nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn phát triển các khu công nghiệp ngày càng vững mạnh.

Kích thích ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước phát triển

  • Bên cạnh doanh nghiệp Việt Nam, tại các khu công nghiệp còn có rất nhiều xưởng chế biến, sản xuất, của tập đoàn đa quốc gia trên thế giới. 
  • Đây là cơ hội lớn để nhân công và kỹ sư Việt Nam học hỏi, tìm hiểu và phát triển công nghệ, giao lưu để nâng cao trình độ, kỹ năng.
  • Bên cạnh đó, trong các khu công nghiệp đặc thù còn có ngành công nghiệp phụ trợ cũng trở thành xu hướng đầu tư của nhiều doanh nghiệp, ngành này có lợi thế đặc biệt đó là giúp tiết kiệm chi phí khi cung ứng chéo nguồn nguyên liệu đồng thời rút ngắn thời gian vận chuyển.

Tạo công ăn việc làm cho người dân

  • Mỗi khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động sẽ cần số lượng rất lớn nhân công làm việc, tạo cơ hội việc làm cho hàng ngàn, hàng triệu người lao động trên khắp cả nước. 
  • Nhờ phát triển khu công nghiệp cũng hỗ trợ giúp giảm thiểu tối đa tỷ lệ thất nghiệp, góp phần ngăn chặn vấn đề phát sinh liên quan đến tệ nạn xã hội và những nguy cơ khó lường trong đời sống xã hội.
  • Không chỉ tiếp nhận để làm việc, công nhân tại các khu công nghiệp còn được đào tạo về kỹ năng, trình độ để nâng cao tay nghề, phát triển năng lực. 
  • Khu công nghiệp tạo nên lực lượng nhân công chất lượng cao, góp phần thúc đẩy cải thiện đời sống người dân.

Thúc đẩy việc hiện đại hóa phát triển đô thị mới và hệ thống kết cấu hạ tầng.

  • Các khu công nghiệp được hỗ trợ hình thành, xây dựng và phát triển chính là cơ hội lớn góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại các địa phương và trên cả nước.
  • Nhờ có khu công nghiệp, cơ sở hạ tầng được mở rộng đầu tư xây dựng tiện nghi, hiện đại hỗ trợ rất lớn cho các hoạt động kinh tế, nâng cao chất lượng đời sống người dân, rút ngắn khoảng cách giàu, nghèo trong xã hội.
  • Các mô hình khu công nghiệp trở thành điểm thu hút vốn đầu tư lớn, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực sản xuất, ngày càng có đà phát triển, vươn tầm thế giới. 

Phân biệt khu chế xuất và khu công nghiệp

Tiêu chí Khu công nghiệp Khu chế xuất
Định nghĩa
  • Khu công nghiệp là khu vực thực hiện các hoạt động sản xuất quy mô lớn, có vị trí địa lý xác định và được thành lập theo quyết định của Chính phủ.
  • Khu chế xuất được thành lập theo quyết định của chính phủ, có chức năng chính là sản xuất để xuất khẩu, được hình thành ở vùng địa lý không có dân cư sinh sống và được xác định là một loại hình con của khu công nghiệp.
Vốn đầu tư
  • Được hỗ trợ thành lập để thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp cả trong và ngoài nước.
  • Hoạt động sản xuất chủ yếu là các mặt hàng xuất khẩu nên tập trung thu hút nguồn vốn nước ngoài đầu tư cho các hoạt động này.
Ranh giới địa lý
  • Được ngăn cách bằng hàng rào với các khu vực dân cư, khu vực khác để tạo vị trí địa lý riêng xác định của khu công nghiệp đó.
  • Có xác định rõ ràng về biên giới hải quan, thuế quan của Nhà nước rất chặt chẽ.
Thị trường mục tiêu
  • Khai thác tối đa lợi thế thị trường nhằm tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước.
  • Chỉ sản xuất với mục xuất khẩu, không cung cấp khai thác thị trường trong nước mà chỉ khai thác thị trường nước ngoài.
Cơ chế tổ chức và chức năng hoạt động
  • Khu công nghiệp gồm các doanh nghiệp sản xuất nhằm thực hiện dịch vụ hoạt động công nghiệp và phục vụ cho công nghiệp.
  • Gồm các doanh nghiệp tham gia sản xuất để phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và các dịch vụ xuất khẩu.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.