Hiện nay, nhu cầu sử dụng các phần mềm để đáp ứng cho những nhu cầu của con người ngày càng gia tăng, các phần mềm thường được thiết kế rất phức tạp với những yêu cầu phần mềm thay đổi liên tục.
Kỹ thuật phần mềm ra đời là lĩnh vực nghiên cứu chuyên sâu về phần mềm, bao gồm các quy trình xử lý để mang đến giao diện thân thiện, những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Vậy kỹ thuật phần mềm là gì? Những quy trình nào thuộc về kỹ thuật phần mềm? Hãy cùng tìm hiểu ngay dưới bài viết này của CNSG nhé!
Kỹ thuật phần mềm là gì?
Kỹ thuật phần mềm (Software Engineering) là lĩnh vực chuyên nghiên cứu về quy trình, kiểm tra (thử nghiệm), hoạt động theo cách thức chương trình của các máy tính nhằm đáp ứng yêu cầu của người dùng.
Chuyên viên kỹ thuật phần mềm thường thực hiện các công việc như thiết kế trang web, ứng dụng hoặc có thể nghiên cứu thiết kế, phát triển trò chơi.
Kỹ thuật phần mềm chuyên sâu về nghiên cứu, vận hành và phát triển phần mềm.
Xem thêm: 7 xu hướng của công nghệ thông tin trong tương lai
Các lĩnh vực nghiên cứu của kỹ thuật phần mềm
Kỹ thuật phần mềm là lĩnh vực nghiên cứu rất rộng và đa dạng, kỹ thuật này có thể được chia thành 10 ngành nghiên cứu chuyên sâu là:
- Yêu cầu phần mềm: Phân tích, phân tách, phê chuẩn và đặc tả các yêu cầu đối với phần mềm.
- Thiết kế phần mềm: Thực hiện các công việc và nhiệm vụ liên quan đến thiết kế phần mềm, thường được hoàn thành bằng các công cụ Computer-Aided Software Engineering (CASE) và sử dụng Unified Modeling Language (UML) làm các tiêu chuẩn định dạng.
- Phát triển phần mềm: Thông qua việc dùng các ngôn ngữ lập trình để xây dựng phần mềm.
- Kiểm thử phần mềm: Các phần mềm trước khi được ứng dụng rộng rãi thường phải qua quá trình kiểm thử phần mềm để áp dụng thực thi 1 chương trình với mục đích tìm ra lỗi, mục đích để đảm bảo sản phẩm phần mềm đáp ứng đầy đủ, chính xác và đúng theo yêu cầu của sản phẩm, yêu cầu của khách hàng đã đặt ra.
- Bảo trì phần mềm: sau khi các phần mềm đã được hoàn tất vào lần đầu tiên, khi áp dụng các hệ thống phần mềm vẫn thường xuất hiện nhiều vấn đề và cần được cải tiến trong một thời gian dài. Lĩnh vực con này của kỹ thuật phần mềm giúp xem xét các vấn đề đó.
- Quản lý cấu hình phần mềm: Bởi vì các hệ thống phần mềm thường được phát triển rất phức tạp nên cấu hình của chúng phải được quản lý có cấu trúc bằng các phương pháp chuẩn như quản lý kiểm soát phiên bản và mã nguồn.
- Quản lý kỹ nghệ phần mềm: Quản lý chi tiết về chương trình máy tính và hàng loạt các dữ liệu liên quan đến ứng dụng, phần mềm đã nghiên cứu trước đó.
- Quy trình phát triển phần mềm: Quy trình xây dựng phần mềm cần có sự thống nhất cao giữa các nhà thực hành kỹ thuật ; một số quy trình nổi tiếng đã được biết đến là Mô hình Xoắn ốc, Mô hình Thác nước, Phát triển Tăng tiến và Lặp, Phát triển Linh hoạt.
- Các công cụ kỹ thuật phần mềm: các công cụ kỹ thuật phần mềm nổi tiếng, được biết đến nhiều như: Bộ phát triển Java, Bộ phát triển Java (JDK), Nhật thực, Qt Jambi, IDE Eclipse, Qt Jambi, DebugBar, Phalcon PHP, DebugBar có thể tích hợp vô mọi dự án PHP, Monsta FTP, Android Studio, trình quản lý AVD.
- Lĩnh vực nghiên cứu cải tiến về chất lượng phần mềm.
Xem thêm: Bản vẽ kỹ thuật là gì?
Thuộc tính cơ bản của sản phẩm kỹ thuật phần mềm
Thuộc tính của một sản phẩm phần mềm được xác định là các đặc tính xuất hiện từ sản phẩm khi nó được cài đặt và được đưa ra dùng.
Các thuộc tính này là thuộc tính ban đầu của phần mềm khi vừa xuất bản, không bao gồm các dịch vụ được cung cấp kèm theo sản phẩm đó.
Thuộc tính từ sản phẩm kỹ thuật phần mềm được xác định và đánh giá như : độ bền, mức độ hiệu quả, khả năng bảo trì, khả năng dùng ở nhiều nền,….
Các thuộc tính kỹ thuật phần mềm thường biến đổi linh hoạt để tương thích với phần mềm đó nhưng luôn đảm bảo đầy đủ được những thuộc tính chung quan trọng, được xác định bao gồm:
Khả năng bảo trì
Phần mềm được thiết kế bằng kỹ thuật phần mềm bởi các chuyên gia kỹ thuật cần thiết lập thêm khả năng bảo trì để thỏa mãn yêu cầu của khách hàng, sửa chữa những hư hỏng và các lỗi phần mềm,…
Khả năng tin cậy
Khả năng tin cậy của phần mềm kỹ thuật bao gồm một loạt các đặc tính như mức độ an toàn, mức độ tin cậy và bảo mật, luôn đảm bảo kể cả trong những trường hợp phần mềm hư hỏng vẫn không gây ra những thiệt hại vật chất hay kinh tế.
Độ hữu hiệu
Kỹ thuật phần mềm không thể phí phạm các nguồn tài nguyên như là các chu kì vi xử lý hoặc bộ nhớ dữ liệu hệ thống.
Khả năng sử dụng
Phần mềm được sáng lập bởi kỹ thuật phần mềm nên được thiết kế với một giao diện thân thiện, tương đối dễ cho người dùng và có đầy đủ các hồ sơ về phần mềm, bản cập nhật mới,… để khách hàng theo dõi và bổ sung.
Vai trò của kỹ thuật phần mềm
Kỹ thuật phần mềm đóng vai trò rất quan trọng đem đến những phát minh mới về thế giới phần mềm từ đó hỗ trợ cho mọi công việc, hoạt động của cá nhân, tổ chức.
Kỹ thuật phần mềm ra đời với đa dạng lĩnh vực, hình thức liên quan như thiết kế phần mềm, bảo trì phần mềm, quản lý cấu hình và phát triển phần mềm,… làm thay đổi phong cách làm việc của tổ chức.
Nhờ có những phần mềm được kỹ thuật phần mềm hỗ trợ phát triển, các đơn vị sẽ gia tăng được hiệu suất làm việc tối đa, thúc đẩy hoàn thành công việc trong thời gian ngắn.
Vai trò của kỹ thuật phần mềm còn có tính chất phát triển quan trọng với các nước phát triển, đa số các quốc gia này đều phát triển phụ thuộc vào phần mềm, trong đó chi phí cho phát triển phần mềm giữ mức lớn trong tất cả các quốc gia này.
Tiêu chí phần mềm có kỹ thuật phần mềm tốt
- Tính bảo trì được – Phần mềm phải tiến hóa linh hoạt, cập nhật các phiên bản để đáp ứng các nhu cầu liên tục thay đổi
- Tính tin cậy được
- Tính hiệu quả – Phần mềm không nên sử dụng tài nguyên hệ thống một cách lãng phí
- Tính chấp nhận được – Phần mềm phải được người dùng chấp nhận: người dùng hiểu được, dùng được nó, và nó tương thích với các hệ thống khác.