Lò vi sóng là thiết bị ngày càng trở nên phổ biến trong gian bếp của mọi gia đình Việt. Lò vi sóng có thể thực hiện nhiều công thức nấu ăn phức tạp trong một khoảng thời gian rất ngắn, hâm nóng hoặc rã đông thức ăn rất tiện lợi. 

Để sử dụng lò vi sóng hiệu quả và an toàn hơn, trong bài viết CNSG sẽ cập nhật những thông tin về nguyên lý hoạt động của lò vi sóng cùng những lưu ý khi dùng thiết bị này, cùng tham khảo nhé!

Lò vi sóng là gì?

Lò vi sóng hay còn được biết đến với cái tên lò vi ba, là một thiết bị không thể thiếu trong không gian phòng bếp của mỗi gia đình nhờ vào những tính năng nấu nướng hết sức tiện lợi và nhanh chóng. 

Mặc dù hay bị nhầm lẫn với lò nướng, tuy nhiên lò vi sóng lại có nguyên lý hoạt động và tính năng hoàn toàn khác biệt. Thiết bị lò vi sóng này thường được sử dụng để rã đông thực phẩm và hâm nóng thức ăn.

Đặc điểm nổi bật của lò vi sóng là sở hữu cơ chế sinh nhiệt rất nhanh kết hợp cùng khả năng làm nóng sâu, đều bên trong thực phẩm. Đây là ưu điểm vượt trội của lò vi sóng so với các thiết bị gia nhiệt khác. Tuy nhiên, nhiệt độ mà lò vi sóng sản sinh chỉ tương đương với nhiệt độ nước sôi, không quá cao để nấu chín thực phẩm cần thời gian khá dài.

Lò vi sóng được phân ra nhiều loại, tiêu biểu nhất là: lò vi sóng dạng cơ học, lò vi sóng kèm chức năng nướng, lò vi sóng điện tử, lò vi sóng âm tủ,…

Xem thêm: Nguyên lý hoạt động của máy điều hòa và lưu ý khi dùng

Cấu tạo của lò vi sóng

Cấu tạo của lò vi sóng
Cấu tạo của lò vi sóng

Một chiếc lò vi sóng tiêu chuẩn gồm các bộ phận chính:

Buồng nấu
  • Buồng nấu của lò vi sóng được thiết kế là một chiếc lồng Faraday, có cấu tạo bao quanh là lưới kim loại để đảm bảo chắc chắn rằng sóng vi ba không bị lọt ra ngoài.
  • Lưới kim loại này có thể được nhìn thấy khi quan sát cửa ngoài của lò vi sóng.
  • Để có thể ngăn chặn sóng, lỗ trên lưới kim loại bắt buộc phải có kích thước nhỏ hơn bước sóng của vi ba (12cm).Lý do khi sử dụng người dùng vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy ánh sáng phát ra từ lò thông qua lưới là bởi ánh sáng có bước sóng ngắn hơn nhiều. Việc quan sát thực phẩm từ bên ngoài khi lò vi sóng đang hoạt động là điều hoàn toàn có thể.
Vỏ máy
  • Lớp vỏ bên ngoài trong cấu tạo lò vi sóng có tác dụng bảo vệ lò vi sóng và đem lại tính thẩm mỹ cho thiết bị, thường được chế tạo từ kim loại.
Nguồn phát sóng
  • Nguồn phát sóng là bộ phận cốt lõi của một chiếc lò vi sóng với tác dụng tạo sóng để gia nhiệt cho thức ăn.
  • Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng đối với bộ phận này tương đối phức tạp.
Biến thế cao áp
  • Lò vi sóng sử dụng biến thế tăng áp thông thường là 220V điện thế đầu vào ở cuộn sơ cấp, 2000V điện thế đầu ra tại cuộn thứ cấp.
Tụ cao áp
  • Tụ cao áp có trong cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng có nhiệm vụ biến đổi điện thế cao áp xoay chiều AC thành điện thế cao áp một chiều DC, nhằm mục đích kích hoạt nguồn phát sóng.
  • Điện thế cao áp DC này sẽ dịch chuyển electron đi từ vị trí cực âm sang cực dương trong từ trường mạnh và tạo thành vi sóng.
Bảng điều khiển
  • Bảng điều khiển trong cấu tạo và nguyên lý hoạt động của lò vi sóng bao gồm các núm xoay vật lý (đối với lò cơ học) hoặc nút cảm ứng và màn hình điện tử (đối với lò điện tử).
  • Thông qua bảng điều khiển, người sử dụng lò vi sóng sẽ điều chỉnh sự hoạt động và các tính năng nấu nướng của lò.
Cánh tản sóng
  • Có chức năng khuấy đều sóng trong khoang nấu, để sóng được phân bổ đều đặn hơn, từ đó đảm bảo thức ăn trong khoang được làm nóng ở tất cả vị trí.
Quạt tản nhiệt
  • Làm mát các bộ phận sinh nhiệt cao trong lò vi sóng (biến thế cao áp và nguồn phát sóng)
Tecmit
  • Tecmit giúp ngắt nguồn điện để ngăn chặn những sự cố mà lò vi sóng có thể gặp phải trong quá trình hoạt động (lò quá nóng, thiết bị sản sinh lượng nhiệt vượt ngưỡng,…)
Đĩa quay
  • Người sử dụng đặt thực phẩm lên trên đĩa, sau đó bộ phận đĩa quay này sẽ xoay tròn để giúp đồ ăn hấp thụ sóng đều.
  • Đĩa quay được thiết kế với 2 bộ phận chính: bộ phận xoay gồm động cơ điện có thể đảo chiều và 1 đĩa thủy tinh tích hợp con lăn.

Xem thêm: [ MẸO] vệ sinh laptop trong “3 nốt nhạc” tại nhà

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng như thế nào
Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng như thế nào

Trước khi sử dụng lò vi sóng, người nấu nướng cần nắm rõ nguyên lý làm việc của lò vi sóng để sử dụng cho đúng cách, đạt hiệu quả cao, nấu ăn ngon đi liền với đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho bản thân và gia đình, không gây cháy nổ và giữ tuổi thọ lâu dài cho thiết bị.

Nguồn sóng tạo ra từ bộ phát sóng có tần số 2450MHz, đi qua ống dẫn sóng vào tới khoang nấu, sau đó phản xạ qua lại giữa các bức vách. Thực phẩm trong lò vi sóng được xoay tròn để tiếp nhận đồng đều lượng sóng đó.

Sóng tần số 2450MHz chỉ gây ảnh hưởng với nước ở dạng lỏng thông thường, còn đường, chất béo và nước đá thì không. 

Vì sao khi thực phẩm hấp thụ sóng lại được làm nóng hiệu quả? Đó là vì lý do do khi vi sóng đi vào thực phẩm, các phân tử nước sẽ dao động rất mạnh và chuyển thành dao động nhiệt. Cách thức gia nhiệt trong nguyên tắc hoạt động của lò vi sóng cũng giống như khi đun sôi nước.

7 nguyên tắc vàng cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng

7 nguyên tắc vàng cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng (1)
7 nguyên tắc vàng cần lưu ý khi sử dụng lò vi sóng (1)

Thời gian quay (hâm nóng) thức ăn không được quá lâu

Vì khi hâm nóng quá lâu trong lò vi sóng có thể khiến cho thức ăn bị phân hủy, cháy và trở nên độc, gây hại cho cơ thể.

Thực phẩm nếu được gia nhiệt hoặc hâm nóng trong lò vi sóng trong khoảng thời gian quá 2 tiếng thì tốt nhất người dùng nên bỏ nó đi, không sử dụng lại. 

Không dùng đồ đựng bằng nhựa trong lò vi sóng

Theo nguyên lý hoạt động của lò vi sóng, đồ nhựa nếu sử dụng trong lò vi sóng sẽ bị nhiệt độ cao làm biến dạng, chưa kể trong quá trình đó, chất nhựa nóng chảy ra sẽ bám vào thức ăn gây hại cho cơ thể người dùng.

Không đưa những vật dụng bằng kim loại vào lò vi sóng

Các vật dụng kim loại như chén, đĩa, muỗng khi cho vào lò vi sóng có thể phát ra tia lửa điện phản xạ qua lại bên trong lò rất dễ gây cháy nổ.

Thịt cá đã rã đông bằng lò vi sóng thì không đưa vào tủ lạnh

Nguyên lý hoạt động của lò vi sóng là chỉ dùng nhiệt độ thấp để rã đông lớp bên ngoài của thực phẩm. Lúc này, vi khuẩn cũng bắt đầu xuất hiện.

Dù có đưa thực phẩm vào tủ lạnh thì cũng chỉ làm tạm dừng sự phát triển của vi khuẩn chứ không phải tiêu diệt nó. Cách tốt nhất sau khi rã đông là phải chế biến thực phẩm ngay.

Không dùng đồ đậy nắp để gia nhiệt thực phẩm lỏng như canh, sữa

Trong quá trình gia nhiệt, chất lỏng nóng lên nên áp suất bên trong lò vi sóng cũng nóng lên theo. Nếu dùng các đồ đậy nắp thì có thể làm nứt vỡ. Ngay cả khi gia nhiệt các thức ăn đựng trong hộp, người dùng cũng phải nhớ chọc một lỗ của vỏ hộp để tránh thức ăn bắn ra làm bẩn lò.

Tránh dùng túi nilon bao gói thực phẩm

Cách tốt nhất là đựng thức ăn trong bát rồi dùng nilon phủ bên ngoài chứ không nên để bao nilon bám trực tiếp vào đồ ăn. Làm như vậy, người dùng sẽ giữ kín được hơi và thức ăn được nóng đều.

Không nên quay, rán thức ăn trong lò vi sóng

Trong quá trình quay, rán với nhiệt độ cao, dầu mỡ dễ bị bắn ra xung quanh lò dễ gây lửa. Nếu lỡ bên trong lò vi sóng bị cháy, người dùng không được mở cửa lò ngay mà phải rút ổ cắm ra trước rồi mới mở cửa nhằm đảm bảo tối đa an toàn khi dùng.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.