Bón phân giúp cây cải thiện chất lượng đất, tăng năng suất và chất lượng cây trồng. Tuy nhiên nếu bón phân không đúng cách cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại trực tiếp đến cây trồng và hệ sinh thái.
Trong bài viết này, CNSG sẽ “bật mí” những nguyên tắc bón phân đúng cách, cùng tham khảo để có cho mình kinh nghiệm chăm sóc cây trồng hợp lý nhất nhé!
Thế nào là bón phân hợp lý?
Bón phân hợp lý là cách người dùng sử dụng lượng phân bón thích hợp cho cây từ đó đảm bảo tăng năng suất cây trồng để đem đến hiệu quả kinh tế cao nhất, chất lượng nông sản cao đồng thời không để lại các hậu quả tiêu cực lên nông sản và môi trường đất, môi trường sinh thái.
Để bón phân hợp lý, người dùng nên chú ý thực hiện đúng các tiêu chuẩn sau:
Chọn phân bón
Để lựa chọn phân bón, người sử dụng nên chọn phân có hàm lượng N, P hay K không được thấp dưới mức tối thiểu với tỉ lệ là 5%. Nếu thấp hơn mức này có thể được xếp là các loại phân khoáng.
Cần lựa chọn và bón phân hợp lý theo từng loại cây trồng, phù hợp từng thời điểm sinh trưởng của cây, bón phân đúng cách và đúng loại phân sẽ giúp cây trồng phát triển và có năng suất tốt nhất.
Đạm(N) |
|
Lân(P) |
|
Kali(K) |
|
Bón phân hợp lý
Để tránh bón thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng cho cây, người bón cũng cần phải nắm chắc hàm lượng các chất dinh dưỡng của từng loại phân, gây ảnh hưởng trực tiếp tới cây trồng và hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất.
Cách bón phân hợp lý như thế nào?
Có nhiều cách bón phân, nhưng tập trung chủ yếu 3 cách sau đây:
- Bón bề mặt: phương pháp bón bề mặt này phổ biến và hiệu quả nhất với các loại phân đạm. Khi bón phân có thể rắc phân trên bề mặt. Nếu là phân hữu cơ thì nên lấp đất hoặc trộn đều với đất bề mặt.
- Bón cho đất: phương pháp bón cho đất này phù hợp nhất đối với các loại phân dễ hoà tan như Kali, photpho,…. Có thể sử dụng phương pháp đưa nước vào các lỗ, rãnh xung quanh cây trồng, sau đó tưới nước vào để phân nhanh ngấm vào đất.
- Phun lá: phun lá rất hiệu quả với phân giàu hàm lượng sắt, kẽm. Tuy nhiên phương pháp này khó tính toán chính xác lượng phân mà cây hấp thu được, nhất là kali và photpho.
* Lưu ý: Cần tưới tiêu hợp lý ngay sau khi bón phân để bảo vệ phân và giúp cây trồng tiếp cận nhanh với lượng phân vừa bón.
Nguyên tắc bón phân hợp lý cho cây trồng
Bón đúng loại
- Người trồng nếu muốn bón phân đúng loại cần phải hiểu rõ các giai đoạn sinh trưởng gắn liền với những nhu cầu của cây như: cây cần phân loại gì, với tỷ lệ bao nhiêu vào từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Đồng thời, muốn bón phân đúng loại cũng cần phải tính đến các tính chất liên quan đến đặc điểm, đặc tính của đất để bón phân cho hợp lý. Đối với nên đất chua tuyệt đối không được bón các loại phân có tính axit cao quá ngưỡng; đất kiềm không bón phân có tính kiềm cao để giữ tính ổn định cho môn trường đất.
- Nếu bón phân không đúng yêu cầu của cây, không những không phát huy được hiệu quả của phân, mà còn gây hại cho cây.
Bón đúng lúc
- Nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây là khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển.
- Có những loại cây trong giai đoạn phát triển cần kali hơn đạm và ngược lại, có loại cây cần đạm hơn kali trong giai đoạn sinh trưởng.
- Để cây trồng sử dụng hiệu quả các loại phân bón, tốt nhất nên chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây có nhu cầu về dinh dưỡng.
Bón đúng đối tượng
- Không chỉ có cây trồng, sinh vật đất,…đối tượng tác động của phân bón còn bao gồm toàn bộ các thành phần cấu thành hệ sinh thái nông nghiệp. Vì thế việc chọn đúng cây trên nền đất có thể nâng cao hiệu quả của phân bón.
- Hầu hết trên bao bì của phân bón đều có thành phần hàm lượng dưỡng chất và hướng dẫn sử dụng.
- Để sử dụng phân bón hiệu quả cần nắm được phân bón có hàm lượng dưỡng chất là bao nhiêu và cách bón phân đó như thế nào.
- Trong canh tác cây trồng, nông dân có thể tùy theo sức sinh trưởng, sức đậu và nuôi trái của cây trồng mà tăng giảm lượng phân bón cho cân đối
- Cần lưu ý về độ pH , điều kiện thổ nhưỡng của đất để bón phân hợp lí.
Ví dụ: Đối với phân NPK nếu ghi 20-2-4 có nghĩa là phân đó gồm 20% nitơ, 2% photpho, 4% kali. Để xác định chính xác lượng nitơ cần dùng thì tính như sau, ví dụ cần 2 kg nito thì 2 chia cho 20% (hàm lượng nitơ của phân) được 10, như vậy bón 10 kg phân NPK 20-2-4 là đủ 2 kg nitơ cần thiết.
Đúng thời tiết, thời vụ
- Thời tiết là một trong những yếu tố lớn có tác động và ảnh hưởng lớn tới chiều hướng và hiệu quả của phân bón.
- Mưa bão cũng là tác nhân gây rửa trôi phân bón. Nắng gắt cùng với tác động của phân gây cháy lá, hỏng hoa, quả…
- Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của từng loại cây ở từng vụ là khác nhau, vì vậy, nhu cầu dinh dưỡng của chúng cũng khác nhau vào từng vụ khác nhau.
- Lựa chọn đúng dạng phân, loại phân, thời vụ bón hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả của phân bón đối với cây trồng.
Bón phân đúng cách
- Phương pháp bón phân chính xác cũng có rất nhiều như bón rãnh, bón hố, bón rải trên mặt đất, rắc bột, hòa vào nước phun lên lá, pha thành dung dịch để tưới…
- Đối với cây trồng cạn khi bón vào đất lên vùi lấp sau khi bón để hạn chế bị rửa trôi.
- Sử dụng phân bón lá sẽ không đem lại hiệu quả và ngược lại sẽ làm tổn thương cây nếu không được bón đúng cách.
- Cần lựa chọn đúng cách bón cho từng vụ sản xuất, từng loại cây trồng và từng loại đất sẽ tăng năng suất cây trồng và hiệu quả của phân bón.
- Khi sử dụng phân bón hữu cơ bón cho cây cần tiến hành đào rãnh, bón vòng theo chiều hình chiếu của tán cây.
- Phân hóa học như NPK bón theo đường rãnh cách gốc 2/3 hình chiếu tán cây.
- Việc áp dụng những nguyên tắc trên ngoài việc làm giảm tối đa chi phí đầu vào cho việc sản xuất nông sản, còn làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và không gây ảnh hưởng tới môi trường.
Ví dụ: phân bón lá phải phun vào lúc mát trời, khoảng 8-10 giờ sáng, 15-17 giờ chiều, thì lúc đó cây mới không bị cháy lá, hấp thụ tối đa phân được phun.