Từ xưa đến nay, nông nghiệp vẫn đóng một vai trò quan trọng góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp vài năm trở lại đây và đặc biệt bùng nổ trong năm 2021, liệu ngành nông nghiệp nói chung và nông sản Việt Nam nói riêng có còn trụ vững và tiếp tục gặt hái được nhiều thành công như trước không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Vai trò của ngành nông sản Việt Nam
Là ngành công nghiệp trọng điểm của đất nước, nông sản Việt Nam đã đóng góp rất lớn trong tổng sản lượng các mặt hàng được xuất khẩu sang thị trường quốc tế và chiếm đến 20% tổng sản phẩm quốc nội.
Với nền tảng thuần nông chiếm ưu thế so với các ngành công nghiệp khác, không có gì quá ngạc nhiên khi Việt Nam là một trong số những quốc gia có sản lượng nông sản lớn nhất thế giới và được sản xuất liên tục hàng năm, đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước.
Kinh tế Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, sau đại dịch khẳng định lần nữa phát triển mạnh mẽ, nhất là những loại nông sản có giá trị xuất khẩu cao như cafe, cacao, các loại trái cây nhiệt đới, đặc biệt gạo vẫn là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên toàn thế giới.
Mặt khác, lao động nông nghiệp của Việt Nam cũng chiếm tỷ trọng khá cao ở mức 70%, các lao động này đều có tay nghề giỏi và kiến thức sâu rộng về nông nghiệp do đó luôn đảm bảo cung ứng đa dạng và phong phú nguồn nông sản sạch và tươi ngon đến với thực khách nội địa và quốc tế.
05 đặc điểm nổi bật của thị trường nông sản Việt Nam
Có tính mùa vụ đặc trưng
Nông sản Việt Nam rất đa dạng và đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau, chỉ tập trung phát triển theo từng mùa vụ cụ thể (xuân, hạ, thu, đông) trong sản xuất nông nghiệp.
Thông thường, các mặt hàng nông sản sẽ dồi dào vào vụ mùa chính và khan hiếm vào thời điểm trái mùa. Đây được gọi là tính mùa vụ của nông sản, chính tính chất này đã làm cho giá thành nông sản có sự chênh lệch lớn qua các mùa vụ trong năm.
Giá cả thường xuyên biến động
Đặc điểm này chính là một hệ quả do tính chất thời vụ của nông sản gây nên. Sự chênh lệch về sản lượng nguồn cung từng loại mặt hàng qua từng mùa vụ đã gây nên sự biến động về giá cả.
Đúng mùa sẽ thu mua với giá rẻ và số lượng lớn nhưng trái mùa số lượng sẽ khan hiếm hơn và giá cũng bị đẩy lên cao hơn. Bên cạnh đó cũng có những loại nông sản không có vụ mùa chính, gây nên tình trạng “hiếm có khó tìm” cũng bị đôn giá bán lên rất cao.
Tính chủ động thấp do phụ thuộc yếu tố thời tiết
Các ngoại tác như mưa, bão, lũ lụt, hạn hán… cũng gây nên tình trạng chênh lệch giá rất lớn cho thị trường nông sản Việt Nam. Ví dụ như hạn hán sẽ khiến cho một số nơi bị mất mùa dẫn đến tình trạng mất giá nghiêm trọng; còn điều kiện mưa gió thuận lợi lại thúc đẩy phát triển cho các loại nông sản.
Các điều kiện thời tiết này hoàn toàn ngẫu nhiên và không thể phòng tránh một cách triệt để, do đó tính chủ động của người nông dân trong tình huống này khá thấp.
Các loại phí dịch vụ cao
Trên thực tế giá mua bán tại các vựa nông sản sẽ rẻ hơn rất nhiều so với khi chúng ta mua tại các cửa hàng hay siêu thị. Có thể thấy giá bán đã được đẩy lên rất cao khi đến tay người tiêu dùng, đối với các mặt hàng nông sản loại 1 thì mức giá này lại còn cao hơn. Nguyên nhân của tình trạng này là do việc phát sinh nhiều loại phí dịch vụ trong suốt quá trình tiêu thụ sản phẩm: chi phí marketing, vận chuyển, bảo hiểm, chi phí mặt bằng, bảo quản nông sản,…
Tiềm ẩn nhiều rủi ro
Mặc dù là ngành kinh tế trọng điểm nhưng thị trường nông sản luôn có tính rủi ro cao bởi nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan:
- Sự bất bình ổn giá cả do thiên tai, tính mùa vụ
- Nông sản rất dễ hư hỏng, thối nát khi vận chuyển
- Sâu bọ, dịch bệnh dễ gây thất thu vụ mùa
- Nông sản mất giá, không đủ chi trả cho các chi phí về sản xuất, nhân công…
Giải pháp cho nông sản Việt Nam sau khủng hoảng vì đại dịch
Tổng quan thị trường
Năm 2021 thực sự là một giai đoạn đầy khó khăn và thách thức đối với tất cả các lĩnh vực của Việt Nam kể cả ngành nông sản. Làn sóng dịch bệnh nổ ra lần thứ 4 mang theo rất nhiều những mối nguy hiểm mới và phức tạp, các tháng dịch cao điểm đã thực sự đóng băng nhiều chuỗi cung ứng – tiêu thụ nông sản trên cả nước. Chúng ta chắc hẳn vẫn còn nhớ những vụ “giải cứu nông sản” tiêu biểu: vải thiều, thanh long, khoai lang… điều này đã gây nên nhiều tác động tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam.
Tuy nhiên, thật may mắn khi ở các tháng tiếp theo, tình hình đã có những chuyển biến khả quan hơn khi các mặt hàng nông sản chủ yếu (hạt điều, cà phê, rau củ quả, gạo, chè….) đã lấy lại thăng bằng và tiếp tục tăng trưởng ở mức khá và có dấu hiệu gia tăng nhanh chóng về giá cả và sản lượng xuất khẩu.
Đến tháng 9/2021, tổng kim ngạch nhóm ngành nông sản đã tăng 14,2%, so với 6 tháng đầu năm tăng 0.3 điểm. Các loại nông sản tăng mạnh về giá trị xuất khẩu là: rau quả (tăng 11,8%); hạt điều (tăng 15,1%); cà phê (tăng 1,1%); hạt tiêu (tăng 50,2%)
Giải pháp khắc phục
Tuy ngành nông sản Việt Nam đã có những tín hiệu khôi phục tích cực nhưng vẫn còn dư âm của những tổn thất do dịch bệnh gây nên, do đó cần có thêm một số giải pháp sau đây để nâng cao giá trị nông sản cũng như đẩy mạnh việc xuất khẩu trong tương lai:
- Các bộ, ngành liên quan cần ban hành thêm các chính sách hỗ trợ vay vốn, miễn giảm chi phí, thuế quan và cung cấp các chính sách điều tiết mùa vụ phù hợp với nhu cầu thị trường.
- Giảm thiểu các thủ tục rườm rà, không cần thiết trong khâu kiểm tra, cấp giấy chứng nhận để tiết kiệm thời gian, giảm thiểu chi phí dịch vụ
- Tăng cường tận dụng lực lượng lao động, có các chính sách hỗ trợ bà con nông dân nâng cao sức mua nông sản tại thị trường nội địa và quốc tế.
- Đa dạng hóa các kênh phân phối hàng hóa (bán lẻ, kênh online…), khuyến khích người dân “ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
- Nâng cao chất lượng nông sản để gia tăng cơ hội xuất khẩu…
Có thể nói, sự vực dậy của thị trường nông sản Việt Nam là cả một quá trình cố gắng không ngừng nghỉ của tất cả những thành phần tham gia. Trong số đó chắc hẳn cũng có những đóng góp tuy nhỏ bé nhưng vô cùng quan trọng đến từ các đơn vị hỗ trợ cơ sở vật chất, thiết bị máy móc điển hình như Đại lý xe nâng hàng nhập khẩu giá rẻ – CNSG – một cơ sở chuyên cung cấp các dòng xe nâng hàng đầu đến từ các thương hiệu lớn với giá cả vô cùng hợp lý.
Hy vọng qua bài viết trên đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về tình hình nông sản Việt Nam sau một năm chiến đấu với covid-19. Mặt khác, nếu quý độc giả quan tâm đến các dòng xe nâng hiện đại, chất lượng hiện nay có thể truy cập vào website https://xenangnhapkhau.com/ hoặc liên hệ qua hotline 0987.115.148 để được tư vấn cụ thể.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.