Hiện nay, các loại phân bón có nguồn gốc hóa học, dạng phân vô cơ đã và đang làm cho đất đai bị chai, kém tơi xốp, kém màu mỡ và gây ô nhiễm môi trường. Do đó, phân bón hữu cơ sinh học đang trở thành xu hướng chính trong mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, xanh và bền vững.

Cùng CNSG tìm hiểu về phân hữu cơ sinh học ngay trong bài viết này, nắm được các ưu điểm và cách thức bón phân hữu cơ sinh học hiệu quả nhất.

Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân hữu cơ sinh học là gì
Phân hữu cơ sinh học là gì
  • Phân bón hữu cơ là một dạng phân bón bao gồm dạng tổng hợp chất hữu cơ được hình thành từ phân gia súc, gia cầm, chất thải, các loại phế phẩm nông nghiệp như lá cây, cành cây, tro, than bùn, rác thải sinh hoạt…
  • Phân bón hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng. Hợp chất hữu cơ sinh học này trong nông nghiệp rất được bà con nông dân rất ưa chuộng. 
  • Khi bón vào đất, phân hữu cơ sinh học mang đến nhiều ưu điểm vượt trội sẽ giúp tăng độ phì nhiêu, cải tạo đất màu mỡ, tơi xốp bằng cách cung cấp và bổ sung các loại vi sinh vật thành men vi sinh, các khoáng chất, chất mùn hữu cơ cho cho thành phần đất và cây trồng. 
  • Phân bón hữu cơ được chia làm 2 nhóm chính, bao gồm dạng phân bón hữu cơ truyền thống và phân bón công nghiệp. Trong đó phân bón hữu cơ sinh học nằm trong nhóm hữu cơ công nghiệp.
  • Phân bón hữu cơ sinh học là loại phân bón hữu cơ có nguồn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên là chủ yếu, nguồn nguyên liệu này có thể có thêm than bùn. Chúng được xử lý và lên men theo một quy trình công nghiệp; với sự tham gia của một hay nhiều chủng vi sinh vật.

Xem thêm:

Các loại phân hữu cơ sinh học

Các loại phân bón hữu cơ sinh học
Các loại phân bón hữu cơ sinh học
  • Cố định đạm: đây là loại phân hữu cơ sinh học có chứa vi sinh vật ở dạng tự do hoặc cộng sinh có khả năng cố định các hợp chất Nitơ trong không khí giúp cây trồng dễ hấp thu.
  • Phân giải lân: loại phân hữu cơ sinh học này chứa vi sinh vật có khả năng phân giải lân khó tan trong đất.
  • Phân giải Kali, Silic: chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất thành ion Kali, Silic.
  • Phân giải chất hữu cơ xenlulo: chứa vi sinh vật có khả năng phân hủy các hợp chất hữu cơ, phân chuồng tươi hay xác bã thực vật.

Ưu điểm và lợi ích của phân hữu cơ sinh học

Nâng cao chất lượng và sản lượng nông sản

Phân hữu cơ sinh học cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho đất và cây trồng
Phân hữu cơ sinh học cung cấp hàm lượng lớn chất dinh dưỡng cần thiết cho đất và cây trồng

Trong phân bón hữu cơ sinh học có đầy đủ các chất, hợp chất khoáng, các nguyên tố vi lượng (N, P, K..). Những thành phần dinh dưỡng này có tác dụng hỗ trợ rất tốt cho cây trồng phát huy tối đa năng suất. Đây là lợi ích rõ ràng nhất của việc sử dụng phân bón. 

Sử dụng những dòng phân bón mang thành phần hữu cơ vi sinh

Các chất dinh dưỡng, nguyên tố vi lượng, vi sinh vật… có trong thành phần của phân hữu cơ vi sinh cũng góp phần thúc đẩy cho cây trồng phát triển vững mạnh, tự nhiên. 

Phân hữu cơ sinh học cũng mang đến những sản phẩm nông nghiệp có chất lượng vượt trội. Không chứa tàn dư của hóa chất độc hại giống như phân bón hóa học vô cơ.

Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh

Phân bón hữu cơ sinh học thúc đẩy cho cây trồng để phòng chống lại một vài loại sâu bệnh đặc trưng ở cây trồng thông qua 2 cơ chế chính:

  • Cải thiện khả năng tự đề kháng của cây trồng.
  • Hỗn hợp tinh dầu của phân hữu cơ sinh học cũng mang đến công dụng xua đuổi sâu bọ phá hoại, côn trùng,…nhằm duy trì và cải thiện môi trường đất.

Nâng cao chất lượng đất, bảo tồn môi trường đất trồng

Các chất hữu cơ của phân vi sinh phối hợp cùng chất hữu cơ có sẵn trong môi trường đất để chuyển thành các cấu trúc vi sinh vững bền. Những ưu điểm này cũng giúp hạn chế việc xói mòn đất.

Đây là một lợi thế lớn mà không cần phân bón hóa học. Mặt khác, phân hữu cơ sinh học còn mang công dụng khử phèn, khử chua, khử độc cho đất như quá trình thải độc vô cơ và hữu cơ. Nhờ đó mà cải thiện chất lượng đất rất tốt.

Mức độ an toàn cao , linh hoạt 

Đối với sức khỏe con người, phân bón hữu cơ sinh học có độ an toàn cao đối với bà con nông dân, không mang hóa chất độc hại. Tính thân thiện cùng môi trường của phân hữu cơ sinh học được đảm bảo. 

Đặc biệt, việc dùng dòng phân bón hữu cơ phối hợp cùng thiết bị công nghệ cao cũng hỗ trợ giúp tăng hiệu quả phun tưới, giảm thiểu công việc vệ sinh thủ công và bón phân lỏng thông qua máy bay nông nghiệp.

Một số ưu điểm vượt trội khác

  • Phân hữu cơ sinh học tận dụng từ nguồn nguyên liệu có sẵn từ đó giúp giảm thiểu tối đa chi phí đầu tư phân bón.
  • Cân bằng độ pH, kích thích sự phát triển của bộ rễ.
  • Ức chế và tiêu diệt các mầm bệnh tồn tại trong đất.
  • Cung cấp một số chất kháng sinh kích thích cây trồng miễn dịch, khắc chế sâu bệnh hại.
  • Thân thiện với môi trường, ít độc hại nhờ giảm lượng thuốc BVTV.
  • Tăng chất lượng nông sản.

Cách bón phân hữu cơ sinh học hiệu quả

Các tác nhân ảnh hưởng đến hiệu quả của phân hữu cơ sinh học

Hiệu quả khi bón phân hữu cơ sinh học vào đất và cây trồng cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan khác như loại cây trồng, loại đất, nhiệt độ, lượng mưa, dư lượng thuốc BVTV trong đất; mục đích và cách thức bón phân,…. 

Tùy trường hợp mà người bón phân có thể sử dụng loại thuốc và liều lượng phù hợp. Điều này sẽ tránh ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của hệ vi sinh vật có lợi cho đất và trong phân bón.

Nguyên tắc bón phân hữu cơ sinh học hiệu quả

Đúng phân

Mỗi loại phân bón hữu cơ sinh học cũng có chứa hàm lượng dinh dưỡng khác nhau và nguyên tố khác nhau. 

Do đó, người bón phân cần chú ý dựa theo mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây trồng để bón đúng loại phân. 

Đúng lượng

Phân bón hữu cơ sinh học cung cấp cho cây trồng không thể dùng thiếu và không thể quá thừa. Bởi lượng dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng, phát triển của chúng. Mỗi giai đoạn cây trồng phát triển cần lượng phân bón khác nhau để sinh trưởng ổn định.

Đúng lúc

Cây trồng thường có từng giai đoạn sinh trưởng khác nhau, vì vậy nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn này cũng khác nhau. 

Vậy nên, nhà nông cần theo dõi quá trình sinh trưởng của cây. Cung cấp dinh dưỡng kịp thời khi cây cần và những nhu cầu thường được biểu hiện qua các bộ phận cây.

Đúng cách

Mỗi loại phân bón có cách sử dụng khác nhau, người dùng cần vận dụng bón đúng cách mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xe nâng hàng hỗ trợ sản xuất và bón phân hữu cơ sinh học

Xe nâng hàng cũng là máy móc hỗ trợ rất đắc lực cho quá trình sản xuất và bón phân hữu cơ sinh học.

Xe nâng được thiết kế để nâng hạ phân bón với mức tải trọng lớn, trong các nhà máy sản xuất phân bón, xe nâng điện, xe nâng tay điện hoặc các dòng xe nâng tay cơ,…được sử dụng rất nhiều trong các công đoạn sản xuất, đóng gói.

Sự hỗ trợ của xe nâng khi nâng hạ mặt hàng phân bón giúp tiết kiệm sức người, cắt giảm các chi phí nhân công đồng thời thúc đẩy tăng nhanh hiệu suất để kịp thời cung ứng mặt hàng phân bón hữu cơ sinh học này ra ngoài thị trường.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.