Bảo dưỡng thiết bị công nghiệp là những việc làm vô cùng quan trọng và cần thiết. Mục đích là đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị hoạt động bình thường, giúp đảm bảo năng suất lao động.

Bài viết này của CNSG sẽ cung cấp cho quý đọc giả những thông tin về quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, cùng tham khảo nhé!

Bảo trì khác bảo dưỡng như thế nào? 

Khi nhắc đến bảo trì bảo dưỡng thiết bị, thông thường mọi người sẽ nghĩ bảo trì và bảo dưỡng là giống nhau về định nghĩa cũng như các hoạt động. 

2 khái niệm bảo trì và bảo dưỡng có điểm chung giống nhau vì hai khái niệm này đều được dùng để nói đến hoạt động chăm sóc thiết bị liên quan đến kỹ thuật.

Mặc dù có sự khác nhau nhưng cả bảo trì và bảo dưỡng đều là phương pháp bảo vệ máy móc cơ bản được áp dụng tại nhà máy. Do đó chúng có quy trình thực hiện giống nhau.

Nhân viên kỹ thuật khi bảo trì và bảo dưỡng sẽ có những điều chỉnh, sửa chữa hoặc thay thế một số linh kiện và chi tiết bên trong máy móc. Tuy nhiên, bảo trì và bảo dưỡng không giống nhau, có thể so sánh 2 khái niệm này như sau:

Bảo trì là gì? 

Bảo trì thiết bị sẽ được thực hiện trong giai đoạn thiết bị, máy móc đã hỏng hóc. Nhân viên kỹ thuật bảo trì sẽ có các hoạt động để khôi phục máy về một tình trạng nào đó. Đối với những vấn đề, tình trạng thiết bị hỏng quá nặng sẽ phải thay thế các chi tiết bên trong. 

Bảo dưỡng là gì? 

Bảo dưỡng là thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc định kỳ và thường xuyên để thiết bị không xảy ra tình trạng hỏng hóc. Hoạt động bảo dưỡng này nhằm duy trì máy móc luôn vận hành ở trạng thái tốt nhất. 

Xem thêm:

Vì sao cần thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp?

Việc tiến hành quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Các công ty, xí nghiệp sản xuất hay bất cứ cá nhân nào đang sở hữu các loại máy móc, thiết bị công nghiệp cần thực hiện để mang lại những lợi ích như:

  • Quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp được thực hiện đúng định kỳ nhằm hệ thống hoá các thủ tục thực hiện trong bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất các loại hàng hóa tại xưởng, công ty.
  • Quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp giúp nâng cao hiệu quả trong công tác kiểm tra, quản lý, giám sát hoạt động bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị, máy móc.
  • Nhờ có quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp giúp đảm bảo hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa trang thiết bị máy móc được thực hiện một cách kịp thời, từ đó đáp ứng nhanh chóng nhu cầu cũng như sử dụng hiệu quả của các loại trang thiết bị, máy móc cho hoạt động sản xuất.
  • Giảm thiểu mức độ hư hỏng, hao mòn và thất thoát, nâng cao tuổi thọ, giá trị sử dụng của các loại trang thiết bị, máy móc.
  • Trong quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp trong các công ty lớn cũng quy định rõ các trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm của các bộ phận, phòng ban trong việc giữ gìn, bảo vệ trang thiết bị, thông báo hư hỏng máy móc tại công ty.

Xem thêm: Bảo dưỡng ly hợp xe nâng đúng cách

Đối tượng áp dụng quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp

Quy định về bảo dưỡng máy móc, thiết bị công nghiệp sẽ phù hợp với các đối tượng sau:

  • Toàn thể cán bộ nhân sự phòng ban thuộc khu vực văn phòng, khối kinh doanh dịch vụ.
  • Các công ty, đơn vị cung cấp sửa chữa, bảo trì, bảo dưỡng

Lập kế hoạch cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp

Lập kế hoạch cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp
Lập kế hoạch cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp

Để thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, trước tiên cần lập kế hoạch bảo dưỡng máy móc thiết bị định kỳ từ đó có cơ sở để sắp xếp bảo dưỡng cho máy móc thiết bị, tránh làm gián đoạn các hoạt động sản xuất của xưởng, công ty,…. Thông thường bước này trong quy trình bảo dưỡng thường do bộ phận kỹ thuật thực hiện. Các công việc cần chuẩn bị là:

  • Hệ thống lại danh sách thiết bị công nghiệp và ghi chép thời gian bảo trì theo quy định của nhà sản xuất.
  • Lên kế hoạch bảo dưỡng theo danh sách bao gồm tên thiết bị, thời gian, vị trí đặt, loại máy móc, nội dung thực hiện, đơn vị thực hiện, người giám sát

Yêu cầu khi lập kế hoạch bảo dưỡng

Khi lên kế hoạch cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp cần phải thu thập đủ dữ liệu về kiểm tra và bảo dưỡng ở từng phân xưởng hay thiết bị để lập kế hoạch thực hiện các công tác bảo dưỡng một cách hiệu quả hơn.

Lập kế hoạch cũng bao gồm các công việc liên quan như làm sạch, sửa chữa, thay thế, tân trang,.. những dữ liệu này đều rất có ích với các lần lập kế hoạch bảo dưỡng tiếp sau đó.

Yêu cầu bảo dưỡng cũng cần phải lấy thông tin từ những bộ phận sản xuất trong quá trình vận hành và phòng vận hành, từ đó có khả năng phát hiện được những sự cố như: tích tụ bẩn, tạo cốc, ăn mòn hay xói mòn ở những thiết bị tính hay các hỏng hóc của những thiết bị quay. Đối với trường hợp này nhân viên vận hành thường yêu cầu thực hiện các công tác bảo dưỡng theo những hạng mục khi thiết bị còn đang hoạt động.

Kế hoạch thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị sản xuất công nghiệp cũng cần được lập dựa vào kế hoạch sản xuất, có kế hoạch nhập liệu với xuất sản phẩm.

Lưu ý  khi lập kế hoạch bảo dưỡng thiết bị công nghiệp

Nguồn nhân lực

Nhân lực sẵn có phục vụ cho công tác bảo dưỡng và phân bố nhân lực sao cho phù hợp với phạm vi cũng như hạng mục công việc. 

Những thiết bị và vật tư dự phòng, nguyên liệu cũng cần phải có sẵn trong thời gian thực hiện việc bảo dưỡng. 

Thông thường thiết bị dự phòng cũng như nguyên vật liệu sẽ được dự trữ cho việc bảo dưỡng và được quyết định theo kinh nghiệm.

Ngân sách bảo dưỡng

Ngân sách bảo dưỡng thiết bị công nghiệp cần phải được tính toán dựa vào các ngân sách phục vụ bảo dưỡng, cơ sở kinh nghiệm,…sẽ được ưu tiên quyết định đặc biệt.

Thời gian thực hiện bảo dưỡng

Thời gian bảo dưỡng có thể bị giới hạn vì lịch trình sản xuất, kế hoạch bảo dưỡng có hiệu quả thường sẽ dựa vào kinh nghiệm, nhân lực, thiết bị và cả quy trình bảo dưỡng sẵn có. 

Nhằm hạn chế thời gian dừng hoạt động nhà máy thì cần phải làm tất cả các công đoạn như kiểm tra, chuẩn bị bảo dưỡng nhằm thực hiện khi nhà máy đang hoạt động. Thời tiết cũng chính là một thông số có thể ảnh hưởng tới kế hoạch bảo dưỡng.

Việc xác định được thời gian hoạt động an toàn với thời gian ngưng hoạt động yêu cầu với công tác bảo dưỡng là những thông số đóng vai trò quan trọng trong quá trình lập kế hoạch. Để có thể đạt được yêu cầu này thì việc thu thập các dữ liệu kiểm tra, bảo dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng.

5 bước thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp

5 bước thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp (1)
5 bước thực hiện quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp (1)

Làm đề xuất thực hiện

Trưởng phòng kỹ thuật sẽ thực hiện làm đề xuất cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp. Các bước cần làm đó là:

  • Làm đề xuất theo biểu mẫu
  • Đính kèm kế hoạch bảo dưỡng với phiếu đề xuất
  • Gửi đề xuất sang phòng hành chính nhân sự trước thời gian thực hiện ít nhất 3 ngày

Xác nhận thông tin và nhận phê duyệt

Bước tiếp theo của quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp là xác nhận thông tin và phê duyệt. Bước này thường thực hiện tại phòng hành chính, nhân sự. Các công việc cần thực hiện như sau:

  • Tiếp nhận đề xuất từ trưởng phòng kỹ thuật
  • Xem xét và xác nhận thông tin, phê duyệt căn cứ dựa trên tính hợp lý, độ tin cậy
  • Tổng thời gian xác minh và báo cáo kết quả phê duyệt không quá 3 ngày làm việc

Tiến hành bảo trì bảo dưỡng thiết bị công nghiệp 

Sau khi các bộ phận xác nhận, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp. Thường bước này sẽ do nhà cung cấp/ kỹ thuật thực hiện với các bước làm sau:

  • Bộ phận kỹ thuật liên hệ nhà cung cấp hoặc bố trí nhân viên thực hiện bảo trì, bảo dưỡng
  • Tiến hành bảo dưỡng theo nội dung đã phê duyệt trước đó
  • Đảm bảo thực hiện đúng tiến độ theo nhu cầu

Kiểm tra và nghiệm thu

Bước tiếp theo, phòng hành chính nhân sự hoặc trưởng phòng kỹ thuật kiểm tra và nghiệm thu. Các bước cần làm đó là:

  • Tiến hành giám sát quá trình bảo hành, quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, máy móc.
  • Cam kết trung thực trong quá trình kiểm tra
  • Lập biên bản ghi nhận kết quả, nghiệm thu cho quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp.

Tổng hợp và lưu hồ sơ để theo dõi

Phòng hành chính nhân sự sẽ thực hiện các bước tổng hợp và lưu hồ sơ theo dõi.

  • Tổng hợp số liệu và ghi chép đầy đủ vào sổ theo dõi biên bản nghiệm thu
  • Báo cáo tình hình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp, các trang thiết bị máy móc với ban giám đốc vào mỗi tháng.

Cuối cùng là kết thúc quy trình bảo dưỡng thiết bị công nghiệp. Thời gian bảo trì có thể thay đổi tùy theo từng loại trang thiết bị, máy móc. 

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.