Ngành may mặc xuất hiện từ lâu đời thể hiện trình độ, văn hóa, bàn tay của con người. Ngày nay may mặc phát triển, máy móc dần thay thế bàn tay con người. Cũng vì lẽ đó mà quy trình may mặc ở các công ty hay xưởng sản xuất hiện nay ngày càng trở nên hiện đại, đa dạng, đáp ứng được yêu cầu, nhu cầu ngày càng cao con người. Cùng tìm hiểu sơ đồ quy trình sản xuất may mặc qua bài viết này nhé!

Giới thiệu ngành may mặc 

Ngành may mặc được hiểu đơn giản là một ngành gồm nhiều nghề khác nhau, ví dụ: nghề xe chỉ, nghề dệt, nghề sản xuất quần áo,giày dép, sản xuất thảm, làm vải bạt,… ngành may mặc sử dụng nguyên liệu thô cùng với sức lao động của con người và máy móc, tạo ra thành phẩm phục vụ đời sống hay sản phẩm thô để chế tác những bước tiếp theo.

Ngành may mặc hiện nay được nhiều lao động lựa chọn và là một ngành xuất khẩu chủ lực của nhiều quốc gia có nguồn lao động tay nghề trung bình, giá rẻ.

Sơ đồ quy trình sản xuất may mặc

Quy trình sản xuất may mặc gồm nhiều bước từ khâu chọn nguyên liệu đến khâu kiểm tra đóng gói. Sau đây chúng tôi xin cung cấp chi tiết thực tế nhất quy trình may mặc hiện đại mà một số xưởng sản xuất đã và đang áp dụng.

Sơ đồ quy trình sản xuất may mặc gồm những công đoạn sau:

Lựa chọn nguyên liệu sản xuất

Lựa chọn nguyên liệu là bước quan trọng đầu tiên của quy trình sản xuất may mặc quyết định chất lượng sản phẩm. Lựa chọn nguyên liệu đầu vào được cả nhà sản xuất và khách hàng lưu tâm đặc biệt trong hợp đồng kinh tế. Nguyên liệu đầu vào cần đảm bảo đáp ứng các yêu cầu của nhà sản xuất và khách hàng, chọn lọc kỹ lưỡng dựa theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng quốc tế. 

Hàng đầu vào phải được kiểm định và loại bỏ những lô lỗi, hỏng. Hàng cùng với nguyên liệu phục vụ sản xuất hàng sau khi tuyển chọn sẽ bước vào công đoạn tiếp theo.

Nghiên cứu sản phẩm mẫu và thiết kế rập

Sản phẩm mẫu được nghiên cứu số đo bởi nhà thiết kế. Xưởng sản xuất sẽ dựa vào số liệu đó để sản xuất hàng loạt. Công tác rập có thể thực hiện theo một trong hai phương pháp đó là rập tay và rập máy.

Hoàn thiện sản phẩm

Tấm vải (da) sau khi được bán hoàn thiện sẽ được đưa vào dây chuyền hoàn thiện. Bước này chủ yếu phải làm bằng bản tay người và có sẽ hỗ trợ của máy móc. Đường kim mũi chỉ đẹp hay không là do nhân công tại khâu này quyết định. Chính vì thế, người công nhân được điều đến thực hiện khâu này cũng là những người đã có kinh nghiệm, cẩn thận và tỉ mỉ trong từng đường may để sản phẩm đưa ra thị trường là tốt nhất. 

Tổ chức sản xuất may mặc tại bước này được kiện toàn từ tổ trưởng, ca trưởng đến dây chuyền trưởng,… nhằm mục đích vừa sản xuất vừa tự kiểm tra và kiểm tra. Các kỹ thuật đường may chủ yếu sử dụng là:

  • May vắt sổ: may lại tất cả đường viền của sản phẩm
  • May móc xích kép: đường may mà một mũi kim kết hợp một mũi móc tạo ra đường may hoàn hảo.
so-do-quy-trinh-san-xuat-may-mac
Cảnh lao động trong khâu hoàn thiện sản phẩm

Là ủi sản phẩm

Sản phẩm sau khi hoàn thiện đường may sẽ được là ủi để đảm bảo chất lượng sản phẩm và trở nên đẹp mắt hơn khi đến với người sử dụng.

Kiểm tra đóng gói

Bước kiểm tra đóng gói không sử dụng máy móc mà do con người làm trực tiếp để đảm bảo nguyên tắc lựa chọn sản phẩm không bị lỗi. Những sản phẩm bị lỗi thường bị tiêu hủy ở những thương hiệu lớn, có thể được thanh lý ra bên ngoài.

Sản phẩm được đảm bảo sạch sẽ trước khi đóng gói là lưu kho.

so-do-quy-trinh-san-xuat-may-mac
Nhân công kiểm tra, đóng gói sản phẩm

Đặc trưng của quy trình sản xuất hàng may mặc

Mỗi công ty và xưởng sản xuất có những quy trình đặc biệt khác để tạo nên sản phẩm của họ. Tuy nhiên, các công đoạn sản xuất hàng may mặc trên là chung nhất trên toàn thị trường sản xuất. 

Đặc trưng của sản xuất hàng may mặc hiện nay chính là số lượng nhân công để đáp ứng đơn hàng được giao và sự hiện đại của máy móc. Ngành may mặc chủ yếu không cần đến sự sáng tạo mà cần sự chịu khó, kiên nhẫn và quen việc, không nhất thiết quá khéo léo vì máy móc đã thay thế con người làm những việc khó khăn nhất.

Một số lỗi thường gặp trong quy trình sản xuất hàng may mặc

Quy trình sản xuất may mặc sẽ phát sinh những lỗi thường gặp sau đây:

  • Lỗi về đường may: Đường may hở, kỹ thuật khâu sai.
  • Lỗi về màu sắc: Khác biệt màu sắc thành phẩm ở khâu sản xuất cuối cùng so với mẫu, phụ kiện sử dụng kết hợp sai màu hay không có sự nhất quán màu nhuộm giữa các mảnh quần áo.
  • Lỗi về kích cỡ: Phân sai kích cỡ, chênh lệch số đo, lỗi nhảy cỡ… ví dụ tay áo cỡ XL nhưng thân áo cỡ L.
  • Một số lỗi khác ở hàng may mặc bao gồm: Cúc vỡ, nứt; Sắc thái màu sắc khác nhau trên cùng sản phẩm, thủng lỗ,…

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn đã biết được sơ đồ quy trình sản xuất may mặc, một số lỗi trong quá trình sản xuất may mặc cũng như cách thức làm ra một sản phẩm quần áo mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Chúc bạn nắm rõ được quy trình và có thể áp dụng tốt nhất trong công việc của mình. 

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.