Phân bón hữu cơ và phân bón vô cơ là 2 loại phân bón điển hình được sử dụng rất nhiều để bổ sung nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng. Vậy 2 loại phân bón này có gì giống và khác nhau? 

Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của CNSG để nắm được sự khác nhau của phân hữu cơ và phân vô cơ, từ đó có giải pháp tốt nhất để bón phân cho cây trồng nhé!

Sự giống nhau của phân hữu cơ và phân vô cơ

Phân bón vô cơ và phân hữu cơ đều là phân bón, là “thức ăn” của cây trồng cung cấp hàng loạt các dinh dưỡng cần thiết trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây.

Phân hữu cơ phân vô cơ giống nhau là đều có chức năng để tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, từ đó giúp cây phát triển tốt nhất.

Sự giống nhau của phân hữu cơ và phân vô cơ trên đều có tác dụng cung cấp dưỡng chất để làm phân bón lót, bón thúc, đều có thể phun trực tiếp lên lá của cây trồng.

Sự khác nhau của phân hữu cơ và phân vô cơ

Sự khác biệt giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ
Sự khác biệt giữa phân bón hữu cơ và phân vô cơ

Phân hữu cơ

Phân hữu cơ hầu hết là những loại phân bón có nguồn gốc từ thiên nhiên, bao gồm cả rác thải, những thụ phẩm của sản xuất nông nghiệp, chất thải của gia súc gia cầm, xác bã thực vật, than bùn..

Phân hữu cơ cung cấp đa, trung, vi lượng dưới dạng hữu cơ để sử dụng cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng.

Phân vô cơ (Phân hóa học)

Phân vô cơ là loại phân hóa học được sản xuất trên nguyên lý vật lý và hóa học. Một số vùng miền còn gọi phân vô cơ này là phân khoáng hay hay phân bón khoáng. 

Phân vô cơ giúp cung cấp một hoặc nhiều chất vô cơ hóa học dưới dạng muối khoáng hòa tan trong nước để bón cho cây trồng. 

Có thể bón trực tiếp vào nền đất hoặc cung cấp qua lá nhằm thúc đẩy quá trình phát triển của cây trồng.

So sánh giữa phân hữu cơ và vô cơ

Đặc điểm Phân vô cơ Phân Hữu cơ
Nguồn gốc
  • Phân vô cơ là loại phân hóa học có nguồn gốc từ những chất hóa học phản ứng vật lý hoặc hóa học với nhau.
  • Đa phần phân vô cơ đã trải qua quá trình chế biến dưới quy mô công nghiệp.
  • Sau khi chế biến, phân hóa học đã được thay đổi cấu tạo ở dạng cây trồng dễ hấp thu nhất.
  • Phân hữu cơ có nguồn gốc thiên về tự nhiên hơn với những chất hữu cơ tự nhiên như phân động vật, rác thải hữu cơ, vi sinh vật làm thành men vi sinh có lợi cho cây trồng trong tự nhiên.
  • Phân hữu cơ cần có thời gian để phân hủy sang dạng dễ tan, cây trồng dễ hấp thụ.
Phân loại Theo thành phần:

  • Phân đơn: là những phân chỉ chứa 1 nguyên tố cần thiết cho cây như (Urea chứa N, KCl chứa K, Lân chứa P,…)
  • Phân phức hợp: chứa nhiều nguyên tố đa lượng (NPK, DAP, SA…)

Theo nhu cầu:

  • Đa lượng: là những chất mà cây cần nhiều.
  • Trung lượng: là những chất cây cần khá nhiều
  • Vi lượng: là những chất cây cần rất ít.
  • Theo nguồn gốc: phân xanh, phân rác, phân chuồng, …
  • Thành phần: Phân hữu cơ, phân sinh học, phân hữu cơ vi sinh, phân vi sinh,..
Thành phần Phân vô cơ thường bao gồm các muối vô cơ tự nhiên hoặc tổng hợp của các nguyên tố: N, P, K, Ca, Mg… Các nguyên tố cần thiết cho cây như N, P, K, Ca, Mg… dưới dạng hợp chất hữu cơ: acid amin, Fulvic, Humic, đường mía,…(C, H, O, N hữu cơ)
Tác động lên cây trồng
  • Thời gian và tốc độ hấp thụ rất nhanh chóng vì đã được chế biến nên cây có thể hấp thụ ngay đồng thời cho hiệu quả tức thời.
  • Sau khi bón phân, cây cho biểu hiện ngay trên cây trồng, tuy nhiên những dinh dưỡng này cũng nhanh tan trong nước, nhanh bị rửa trôi rồi nhanh mất tác dụng.
  • Khi sử dụng quá liều hoặc sai phương pháp bón, cây sẽ bị ngộ độc và gặp nhiều bệnh hơn.
  • Cách sử dụng đa dạng: bón thúc, bón lót, bón qua lá,…
  • Cây sử dụng chất dinh dưỡng từ phân hữu cơ từ từ theo quá trình phân hủy của các chất hữu cơ.
  • Tuy hiệu quả chậm nhưng lại lâu dài, bền vững.
  • Sử dụng phân hữu cơ càng nhiều càng có lợi, giúp đất tơi xốp màu mỡ hơn, cây trồng hấp thụ từ từ không bị ngộ độc.
  • Sử dụng chủ yếu là bón gốc, chỉ có ít loại phân bón qua lá.
Tác động lên môi trường
  • Tác động tiêu cực vì làm thay đổi môi trường đất, giảm pH trong đất, đồng thời pH thấp cũng không phù hợp cho những vi sinh vật có lợi sinh sống.
  • Đất bị chua, bạc màu khi sử dụng lâu dài.
  • Do có nhiều khí thải trong quá trình sản xuất nên phân hóa học cũng gây ra hiệu ứng nhà kính.
  • Khi phân tan trong nước và ngấm xuống mạch nước ngầm hay ra các nguồn nước chảy sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
  • Phân hữu cơ tạo môi trường cho các vi sinh vật phát triển đồng thời giúp cân bằng pH cho đất.
  • Phân hữu cơ giúp đất phì nhiêu, tơi xốp và màu mỡ hơn.
  • Nếu được xử lý trước khi bón, phân hữu cơ không gây ô nhiễm môi trường.
  • Phân hữu cơ được làm từ rác thải hữu cơ, không những làm môi trường đất tốt hơn mà còn làm giảm lượng rác thải.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.