Nếu như là người mới bắt đầu tìm hiểu về các thiết bị công nghiệp, cụ thể là xe nâng hàng có thể bạn sẽ thường xuyên bắt gặp khái niệm tải trọng. Vậy tải trọng là gì? Điểm khác biệt giữa tải trọng và trọng tải như thế nào? Và đâu là những thông số quan trọng cần biết khi mua xe nâng. Hãy cùng CNSG tìm hiểu qua bài viết này.
Khái niệm tải trọng và tải trọng định mức
- Tải trọng tiếng anh còn gọi là Load Capacity là chỉ số cho biết tổng khối lượng hàng hóa mà phương tiện đang vận chuyển. Hay nói cách khác đây là chỉ số đo lường sức bền cơ học của phương tiện đó.
- Đơn vị của tải trọng: Tấn, Kg
Ví dụ: 1 xe nâng có tải trọng là 2.5 tấn (2500kg) có nghĩa là chiếc xe này đang nâng khối lượng hàng hóa là 2500kg
- Tải trọng định mức của xe nâng hàng lại có nghĩa là khối lượng xe nâng hàng có thể nâng được theo nhà sản xuất có nghĩa tương đương với Trọng tải ở các phương tiện khác.
Ví dụ: khi nói Xe nâng hàng OPK có tải trọng định mức là 1.5 tấn nghĩa là khối lượng hàng hóa tối đa mà chiếc xe này nâng được là 1.5 tấn, vượt quá khối lượng này xe sẽ được coi là vượt quá tải trọng và có thể không nâng được hoặc hư hỏng phần càng nâng
Trọng tải là gì?
- Trọng tải còn có tên tiếng anh là Deadweight là khối lượng tối đa mà một phương tiện có thể chuyên chở được
Ví dụ 1 xe nâng có trọng tải 2.5 tấn (2500kg) nghĩa là khối lượng tối đa mà xe nâng này có thể nâng được là 2.5 tấn (2500kg), vượt quá con số này càng nâng có thể bị gãy hoặc biến dạng.
Như vậy có thể thấy Tải trọng là khối lượng hiện tại đang chuyên chở của phương tiện còn Trọng lại là khối lượng lớn nhất mà phương tiện có thể chuyên chở được.
Thông thường cấu tạo xe nâng điện hoặc xe nâng dầu sẽ có bộ phận đối trọng có khối lượng tương đương với trọng tải của xe để giúp xe cân bằng khi vận hành
Kích thước xe nâng
Kích thước xe nâng ảnh hưởng trực tiếp đến việc vận hành xe tại những điều kiện kho bãi khác nhau. Một chiếc xe sẽ được chia ra 3 loại kích thước chính bao gồm:
- Chiều cao trung bình (overall height) được tính từ sàn nâng cho để điểm cao nhất của trụ nâng hoặc cabin xe trong điều kiện khung nâng không nới thêm. Chiều cao này giúp doanh nghiệp xác định được chiều cao cửa kho bãi có vừa với xe hay không
- Chiều dài trung bình (overall length) tính từ mũi càng nâng đến đuôi xe giúp xác định chiều rộng của những góc cua trong kho hàng.
- Chiều rộng trung bình (overall width) được tính từ mép ngoài bánh xe ở cả hai bên, chỉ số này sẽ quyết định chiều rộng của lối đi giữa các kệ hàng
Các thông số kỹ thuật của xe nâng
Ngoài chỉ số về tải trọng, chiều dài, chiều cao, chiều rộng trung bình, xe nâng còn có những thông số liên quan khác bao gồm :
- Trọng tâm tải: khoảng cách giữa trọng tâm xe và hàng hóa
- Chiều cao nâng: độ cao nâng tối đa của xe tính từ mặt trên của càng xe ở vị trí trí thấp nhất
- Chiều cao nâng tự do: tính từ mặt đất đến càng nâng ở vị trí thấp nhất
- Độ nghiêng khung nâng: được tính từ trục thẳng đứng vuông góc với mặt đất tới góc nghiêng tối đa của khung nâng về phía sau hoặc phía trước
- Bán kính chuyển hướng: là góc xoay của xe theo hình vòng cung từ đây có thể tính độ rộng quay xe tối thiểu
- Chiều cao xe nâng ở mức tối đa đo từ mặt đất đến vị trí khung nâng khi được nới tối đa
- Độ rộng càng nâng thể hiện khả năng mở rộng càng nâng tối đa để phù hợp với pallet
- Khả năng leo dốc cho biết độ dốc tối đa mà xe có thể leo được có có hàng hóa hoặc không
- Chiều dài càng nâng là độ dài của càng tính từ mũi càng cho đến phần thiết xúc với trục nâng.
- Chiều rộng càng xe cho biết chiều ngang của càng xe là bao nhiêu
- Chiều cao gầm xe tính từ mặt đất cho đến gầm dưới của xe là bao nhiêu, có thể vận hành ở những địa hình gồ ghề phức tạp hay không
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.