Danh mục bài viết
Thực phẩm đông lạnh ngày nay được bán rộng rãi, phổ biến ở các khu vực siêu thị với rất nhiều loại thức ăn thịt, cá, rau, củ quả đa dạng.
Những loại thực phẩm đông lạnh này liệu có tốt? Có nên dùng thực phẩm đông lạnh hay không?
Những thắc mắc này sẽ được CNSG giải quyết ngay dưới bài viết này.
Thực phẩm đông lạnh là gì? Tại sao phải đông lạnh thực phẩm?
Thực phẩm đông lạnh là gì?
Thực phẩm đông lạnh là những loại thực phẩm, thực phẩm sạch được cấp đông và tiến hành làm lạnh nhanh ở nhiệt độ -20°C trong thời gian ngắn rồi tiếp tục được trữ đông ở -16°C.
Tại sao phải đông lạnh thực phẩm?
Thực phẩm đông lạnh sẽ gần như giữ nguyên được dinh dưỡng vốn có vì ở nhiệt độ thấp, giữ thực phẩm đúng hình dáng bên ngoài.
Khi đông lạnh thực phẩm sẽ “đóng băng” sự hoạt động của vi khuẩn, vi sinh vật, ngăn không cho chúng phát triển để làm hạn chế làm thực phẩm mất chất, hạn chế hư hỏng thực phẩm.
Xem thêm: Các loại thực phẩm chay được sử dụng nhiều nhất hiện nay
Thực phẩm đông nhanh và đông chậm khác nhau như thế nào?
Thực phẩm đông nhanh
Thực phẩm đông nhanh thường là những thực phẩm được bày bán tại siêu thị, vì tính chất trưng bày và cần đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người mua hàng tiêu dùng nên các siêu thị thường có sẵn cơ chế thực hiện đông nhanh thực phẩm.
Phương pháp làm đông nhanh được thực hiện với thời gian nhanh chóng thường chỉ mất khoảng 2 – 6 tiếng như những thực phẩm đóng túi đông lạnh trong siêu thị ức chế giúp những tinh thể nước đá không thể to lên được.
Thực phẩm đông nhanh vẫn giữ vững chất lượng và mức độ dinh dưỡng có trong các loại thực phẩm gần như được giữ nguyên mà không bớt đi hay thay đổi.
Thực phẩm đông chậm
- Là những thực phẩm tươi được mua bên ngoài đảm bảo an toàn thực phẩm, sau đó đem về gia đình, nhà hàng, quán cafe,…để vào ngăn đá tủ lạnh hoặc tủ đông lạnh để tạo thành thực phẩm đông lạnh.
- Tùy vào công nghệ tủ lạnh trong mỗi gia đình, thời gian đông chậm thường kéo dài trong khoảng thời gian từ vài tiếng đến 1 ngày để đảm bảo thực phẩm đã được làm đông.
- Khi rã đông, thực phẩm đông chậm thường không ngon như ban đầu vì quá trình làm lạnh kéo dài hàng tiếng đã làm mất chất dinh dưỡng khá nhiều.
- Quá trình đông chậm diễn ra lâu nên những tinh thể nước đá thường phát triển to ra, các cạnh sắc nhọn có kích thước lớn sẽ xé toạc tế bào thực phẩm nên làm thất thoát nhiều chất dinh dưỡng.
Lợi ích khi sử dụng thực phẩm đông lạnh
Thực phẩm đông lạnh có đầy đủ dinh dưỡng
Thực phẩm đông lạnh khi bảo quản thường sẽ không có nhiều natri như các loại thực phẩm hải sản, xuất khẩu thực phẩm được bảo quản bằng hóa chất khác nên khi sử dụng đảm bảo được sức khỏe cho con người.
Lượng calo vốn có trong trái cây và rau quả đông lạnh vẫn giữ nguyên nên tăng thêm độ tươi ngọt
Những thực phẩm thủy hải sản khi không bảo quản bằng chất hóa học hay Natri hoàn toàn vẫn giữ được dinh dưỡng ban đầu với phương pháp đông lạnh nhanh này.
Thực phẩm đông lạnh giúp tiết kiệm tiền
So với các loại thực phẩm tươi sống, thực phẩm đông lạnh thường có giá thành thấp hơn nên khi sử dụng sẽ tiết kiệm được một khoản tiền nhất định, giúp các gia đình có thêm chi phí cho những lần mua sắm sau.
Để tránh làm hư hỏng hay lãng phí thức ăn, thực phẩm đông lạnh được cấp đông đúng cách cũng sẽ bảo quản được các sản phẩm bị thừa với thời gian lâu hơn.
Xem thêm: Thực phẩm chức năng là gì? Có công dụng thế nào?
Thực phẩm đông lạnh dễ dàng chế biến
Thực phẩm đông lạnh trong các quầy siêu thị, cửa hàng thường đã được sơ chế sẵn, nhất là các loại rau củ, trái cây được rửa sạch, chia khối lượng và đóng gói riêng cẩn thận, các loại củ được cắt sẵn, gọt vỏ nên rút ngắn được thời gian khi chế biến.
Nhờ có bước sơ chế này, thực phẩm đông lạnh thường thích hợp hơn với những đối tượng bận rộn với công việc, cần nấu ăn nạp năng lượng nhanh nhất có thể để bắt đầu trở lại với công việc.
Xem thêm: TOP 20 thực phẩm giàu protein
Thực phẩm đông lạnh rất đa dạng, dễ dàng lựa chọn
Thực phẩm đông lạnh thường được chia theo đúng khẩu phần của cá nhân hoặc gia đình, tính toán về thành phần dinh dưỡng nên dễ dàng xác định và lựa chọn chính xác lượng thức ăn khi nấu.
Thực phẩm đông lạnh cũng rất đa dạng chủng loại từ rau củ quả, trái cây, thịt đông, hải sản đông lạnh, được bày bán với nhiều mẫu mã khác nhau nên có thể chọn lựa phù hợp với khẩu vị và chế biến thêm nhiều món ăn mới cho cá nhân, gia đình,…
Những hạn chế của thực phẩm đông lạnh
Mất chất dinh dưỡng
Thực phẩm đông lạnh chỉ có khả năng giữ được chất dinh dưỡng khi được bảo quản ở nhiệt độ tiêu chuẩn khoảng -20°C, có khả năng làm ức chế hoạt động của vi khuẩn, vi sinh vật gây hại,..
Nếu không được đảm bảo đúng điều kiện nhiệt độ, những thành phần và chất dinh dưỡng có trong thực phẩm đông lạnh thường sẽ bị suy giảm về dinh dưỡng, thậm chí tạo cơ hội cho sinh vật phát triển làm thực phẩm nhanh hư hơn.
Thực phẩm đông lạnh bị thay đổi mùi vị
Thực phẩm đông lạnh là các loại như gà, thịt, cá thường chứa nhiều chất béo không bão hòa và dễ bị oxy hóa ở điều kiện nhiệt độ thấp.
Khi bảo quản các loại thực phẩm này thường khiến cho thịt không ngon, bị khô và dại và môi trường trữ đông thường có độ ẩm thấp hơn độ ẩm của thực phẩm, sự chênh lệch này khiến nước dễ thoát ra ngoài.
Thời gian rã đông lâu
Các loại thực phẩm đông lạnh rã đông ở điều kiện nhiệt độ phòng sẽ vô tình tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động mạnh hơn, gây hại đến thực phẩm.
Cách rã đông thực phẩm tốt nhất chính là trong ngăn mát tủ lạnh, dù có thời gian lâu hơn nhưng tránh được hoạt động trở lại của những vi sinh vật gây hại.
Cách trữ đông cho các loại thực phẩm
Đối với thịt và hải sản
Thịt và hải sản sau khi mua tươi sống về nên xóc qua muối và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh càng sớm càng tốt.
Khi bảo quản cần chia nhỏ đủ bữa vào các túi, hộp và đậy kín lại.
Để tránh tình trạng nhiễm chéo vi khuẩn, chú ý không để nước từ thực phẩm này nhỏ vào thực phẩm khác.
Đối với từng loại thịt và hải sản khác nhau cũng được chia thành những khoảng thời gian trữ đông khác nhau như:
- Thịt xông khói (chưa mở túi): 2 tuần
- Gà: 1 – 2 ngày
- Thịt xay: 1 – 2 ngày
- Xúc xích (chưa mở túi): 2 tuần
- Thịt lợn, sườn và thịt quay: 3 – 5 ngày
- Tôm sống: 2 ngày
- Hải sản có vỏ: 2 ngày
- Hải sản đã lột vỏ: 1 ngày
Đối với rau củ quả
Trái cây và rau củ cần đảm bảo thoáng khí nên sau khi rửa sạch cần phân loại vào các túi nhỏ sau đó chọc thủng vài lỗ.
Nhằm tránh việc rau hấp thụ khí ethylene thải ra từ một số loại trái cây dễ khiến rau hư hỏng, nên phân loại riêng rau và củ quả riêng khi bảo quản.
Một số loại trái cây không nên bảo quản trong tủ lạnh vì sẽ chín nhanh làm ảnh hưởng đến các thực phẩm gần đó như đào, chuối, bơ, khoai tây, tỏi, hành tây, cà chua,…
Các loại rau củ quả khác nhau sẽ có các khoảng thời gian bảo quản phù hợp khác nhau như:
- Táo: 3 tuần
- Việt quất: 1 tuần
- Bông cải xanh và bông cải trắng: 1 tuần
- Cải thìa, cải xoăn và rau bina: 3 ngày
- Chanh: 3 tuần
- Xà lách: 5 ngày
- Dưa hấu: 5 ngày
- Nấm: 1 tuần
Đối với trứng
Nhiều người thường có thói quen bảo quản trứng cánh cửa tủ lạnh, thói quen này làm cho trứng khi bảo quản bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, độ ẩm của không khí mỗi lần mở tủ khiến trứng nhanh hư hơn.
Khi để trứng bảo quản tủ lạnh làm cần dùng thêm hộp riêng nhằm giảm nguy cơ rơi vỡ và duy trì được nhiệt độ ổn định khi bảo quản,.
Như vậy, thực phẩm đông lạnh vẫn có thể được dùng để bổ sung vào nguyên liệu chế biến thực phẩm mỗi ngày nhưng cần được bảo quản đúng nhiệt độ, tùy vào từng loại thực phẩm để có chế độ bảo quản và thời gian bảo quản đúng cách.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.