Thực tế cho rằng, ngành dệt may đang có những bước tiến và phát triển vượt trội trong những năm gần đây. Là một trong những ngành mũi nhọn hàng đầu của đất nước giúp giải quyết công ăn việc làm cho nhiều công nhân. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng, thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu chững lại và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hãy tìm hiểu kỹ hơn về điều này qua bài viết dưới đây.  

Thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện tại

Nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong vài năm qua vì cuộc khủng hoảng thương mại Mỹ – Trung. Và thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay càng thêm phần khó khăn hơn khi đứng trước tình hình dịch bệnh căng thẳng.

Nhiều doanh nghiệp đóng băng

Dịch bệnh Covid19 đã khiến nhiều thành phố lớn không ít lần thực hiện giãn cách xã hội. Quy định của Chính phủ yêu cầu mọi doanh nghiệp đóng cửa, ngừng hẳn việc sản xuất trong nhiều tháng. Hàng trăm hợp đồng bị hủy, hàng ngàn lô hàng không thể xuất khẩu ra nước ngoài trong khi doanh nghiệp vẫn phải trả lương cho người lao động, tiêu tốn chi phí duy trì nhà máy. Điều này dẫn đến nhiều cơ sở dệt may không thể trụ vững, phá sản và đóng cửa vĩnh viễn.

thuc-trang-nganh-det-may-viet-nam

Bài toán về tự chủ nguyên liệu

Giá sợi tăng lên rất nhiều trong khi giá vải lại giảm mạnh khiến nhiều đơn vị may mặc rơi vào tình trạng khủng hoảng. Nguyên nhân giá sợi tăng cao là do mùa vụ bông vừa qua của thế giới cho sản lượng thu hoạch thấp, tồn kho bông toàn thế giới giảm mạnh. Hơn nữa, thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay đang phải cạnh tranh khốc liệt với một số nước trong khu vực và thế giới, trong đó có Trung Quốc dẫn đến tình trạng thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng trong điều kiện bình thường mới. Nguồn cung ứng nguyên liệu trong nước là không đủ để đáp ứng cho việc sản xuất của các doanh nghiệp lớn. 

thuc-trang-nganh-det-may-viet-namf

Triển vọng của ngành dệt may Việt Nam trong những năm tới

Trong vô vàn những thách thức, ngành dệt may vẫn có những điểm sáng và nổi trội. Theo nhiều chuyên gia, dệt may là một trong những những ngành có triển vọng lớn trong cuộc đua thương mại trên thương trường thế giới những năm tới.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đang có dấu hiệu tăng trưởng trở lại 

Tuy nhiên sau vài tháng giãn cách, hiện nay các doanh nghiệp dệt may đang bắt đầu nhộn nhịp quay trở lại. Mặc dù bị đình trệ sản xuất khá dài tuy nhiên theo số liệu thống kế, tỷ lệ xuất khẩu ngành dệt may trong năm 2021 tăng 11,2% so với năm 2020 và tăng 0,3% so với năm 2019. Đây là một tín hiệu tích cực và đầy hy vọng cho thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay.

Hướng đến xuất khẩu 40 tỷ USD 

Nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng dệt may hậu đại dịch Covid19 của các thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ trở nên mạnh mẽ hơn. Thị hiếu may mặc của người dân ở những trường này là rất lớn, do vậy đây chính là cơ hội để Việt Nam tiếp tục khẳng định lại vị thế vốn có. Đặt mục tiêu hướng đến xuất khẩu 40 tỷ USD và thậm chí là cao hơn nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát chặt chẽ.

thuc-trang-nganh-det-may-viet-nam

Trở thành nhà xuất khẩu may mặc chủ lực trên thế giới

Việt Nam đã vượt Bangladesh và hiện là nhà xuất khẩu may mặc lớn thứ hai trên thế giới. Thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay cho thấy, nước ta có đội ngũ công nhân lành nghề và giàu kinh nghiệm cùng với sợi vải thiên nhiên vô cùng chất lượng, dễ chịu. Do vậy Việt Nam có nhiều tiềm năng tăng trưởng và cơ hội giành thị trường từ các đối thủ khác. Trở thành nhà xuất khẩu chủ lực, sản phẩm may mặc “made in Việt Nam” ngày càng được nhiều người tiêu dùng lựa chọn.

thuc-trang-nganh-det-may-viet-nam-hien-nay

Giải pháp phát triển ngành dệt may Việt Nam

Các doanh nghiệp nói riêng mà Chính phủ Việt Nam nói chung đang có nhiều kế sách để cải thiện thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay, giúp ngành dệt may thêm phần vững vàng và phát triển trong thời gian tới.

Quan tâm giữ chân người lao động 

Sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp ngành dệt may đang còn ở mức kém lạc quan nhất và rất mong manh. Để giữ chân người lao động, các doanh nghiệp phải tạo môi trường và điều kiện làm việc nhằm đảm bảo sự an toàn sức khỏe của công nhân lên hàng đầu. Đồng thời đưa ra các chính sách với chế độ đãi ngộ tốt, mức lương thưởng hấp dẫn để khuyến khích công nhân quay lại làm việc. Khi có sự quan tâm tận tình từ cấp trên, công nhân sẽ có thêm động lực và mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất cho doanh nghiệp. 

Chiến lược nguồn nguyên, phụ liệu ngành dệt may

Hiệp hội Dệt may Việt Nam cần làm tốt hơn nữa trong vai trò là cầu nối giữa doanh nghiệp hội viên với thị trường trong và ngoài nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, hợp tác quốc tế,…. Khi có sự liên minh chặt chẽ, bài toán nguyên vật liệu sẽ phần nào được giải quyết một cách ổn thỏa. Từ đó tạo tiền cho quá trình sản xuất được diễn ra liên tục với công suất lớn và hiệu quả nhất.

Sự hỗ trợ từ Chính phủ

Ưu tiên tiêm phòng 2 mũi vacxin cho công nhân đầy đủ chính là giải pháp cấp bách cho vấn đề thiếu nguồn nhân lực trong thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Đây cũng là chìa khoá gần như duy nhất để giải quyết triệt để khó khăn của ngành dệt may nói riêng cả các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Đồng thời sự hỗ trợ về vấn đề giảm thuế, giảm chi phí lãi vay từ Chính phủ sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt phần nào gánh nặng. Từ đó tập trung chuyên môn hóa sản xuất vì mục đích phát triển kinh tế quốc gia.

thuc-trang-nganh-det-may-viet-nam-hien-nay

Đại lý xe nâng hàng chính hãng tại TP HCM 

Khi thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay được cải thiện sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp khác chẳng hạn như công nghiệp xe nâng. Loại xe nâng tân tiến này không chỉ giúp hàng hóa nâng đỡ hàng hóa một cách dễ dàng mà còn mang đến người tới dùng sản phẩm nguyên vẹn và chất lượng nhất. 

Nếu bạn đang có những quan tâm về xe nâng CNSG, hãy liên hệ thêm với chúng tôi qua số hotline 0987.115.148 hoặc tại website https://xenangnhapkhau.com/

Bài viết đã cung cấp những thông tin cùng cái nhìn tổng quan về thực trạng ngành dệt may Việt Nam hiện nay. Có thể thấy, đứng trước muôn vàn khó khăn và thử thách nhưng ngành dệt may vẫn rất cứng cáp và đầy tiềm năng đối với nền kinh tế nước ta.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.