Danh mục bài viết
Hiện nay, với sự mở rộng của các hiệp định thương mại, doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa với mức thuế quan được cắt giảm ở mức thấp.
Tuy nhiên, để xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường “khó tính”, hàng hóa cần đảm bảo được các tiêu chí xuất xứ để doanh nghiệp xuất khẩu xin cấp C/ 0 xuất khẩu.
Cùng tìm hiểu các tiêu chí xuất xứ khi xin cấp C/ 0 xuất khẩu ngay trong bài viết này của CNSG.
Ưu đãi hiệp định thương mại (FTA) đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam
Ngày 12/11/2018, Quốc hội đã phê chuẩn Hiệp định CPTPP theo Nghị quyết số 72/2018/QH14. Ngày 30/6/2019, sau 7 tháng kể từ ngày phê chuẩn, EVFTA đã được các bên chính thức ký kết.
Các sự kiện này đã đánh dấu bước ngoặt lớn Việt Nam chính thức bước vào “sân chơi” của các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới.
Việc Việt Nam ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới đã mở ra nhiều “cơ hội vàng” để tiếp cận thị trường cho khu vực doanh nghiệp.
Theo đó, các ưu đãi liên quan về mở cửa thị trường hàng hóa, cắt giảm thuế quan, mở cửa dịch vụ vẫn là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, đặc biệt là các ưu đãi từ các thành viên Canada, Mexico và Peru thuộc CPTPP mà Việt Nam chưa có FTA song phương.
CPTPP và EVFTA cho phép doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam không chỉ mở rộng xuất khẩu vào các thị trường khu vực rộng lớn, mà còn đem lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp tham gia vào các chuỗi giá trị sản xuất nếu các điều kiện về tiêu chuẩn, quy định được đáp ứng.
Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu cần những chứng từ gì?
Ưu đãi về cắt giảm thuế quan trong CPTPP
Đối với CPTPP, tùy theo cam kết của từng nước, các nước tham gia cam kết xóa bỏ từ 97% 100% số dòng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có xuất xứ từ Việt Nam.
Khi Hiệp định có hiệu lực hoặc theo lộ trình, gần như toàn bộ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào các nước thành viên CPTPP sẽ được xóa bỏ thuế nhập khẩu hoàn toàn ngay.
Cụ thể các cam kết chính về cắt giảm thuế nhập khẩu của các nước thành viên CPTPP dành cho Việt Nam, như sau:
- Ngay thời điểm bắt đầu triển khai cam kết, những mặt hàng nông sản, điện, điện tử của Việt Nam được xóa bỏ phần lớn thuế quan.
- Mặt hàng cao su, đồ nội thất,…sẽ được xóa bỏ hoàn toàn ngay từ khi Hiệp định có hiệu lực hoặc vào năm thứ 5.
- Vào năm thứ 4 ký kết hiệp định, các mặt hàng dệt may sẽ được xóa bỏ 100% thuế.
- Giày dép: Đa số các dòng thuế liên quan đến mặt hàng giày dép này sẽ được xóa bỏ ngay khi Hiệp định có hiệu lực, 1 dòng thuế có kim ngạch lớn sẽ được cắt giảm 75% so với mức hiện hành và 9 dòng cam kết xóa bỏ vào năm thứ 12.
Xem thêm: Những thông tin chi tiết về biểu thuế xuất nhập khẩu 2021
Ưu đãi về cắt giảm thuế quan trong EVFTA
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực, Liên minh châu Âu (EU) sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU, được quy định với khoảng 85,6% số dòng thuế.
Sau 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% số dòng thuế (tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam).
Đối với khoảng 0,3% kim ngạch xuất khẩu còn lại, EU cam kết dành cho Việt Nam hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực.
Ngay khi Hiệp định có hiệu lực hoặc hoặc có lộ trình không quá 7 năm, nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam sẽ được EU xoá bỏ thuế nhập khẩu như:
- Giày dép, dệt may và thủy sản (trừ cá ngừ đóng hộp và cá viên): trong vòng 7 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực, EU sẽ xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu cho các sản phẩm này của Việt Nam. Trong đó, nhiều nhóm sản phẩm quan trọng sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi Hiệp định có hiệu lực. Với cá ngừ đóng hộp, EU đồng ý dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan thỏa đáng.
- Gạo: EU dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch đáng kể đối với gạo thơm, gạo xay xát, gạo chưa xay xát. Khi Hiệp định có hiệu lực, gạo nhập khẩu theo hạn ngạch này được miễn thuế hoàn toàn. Riêng gạo tấm, thuế nhập khẩu sẽ được xóa bỏ theo lộ trình. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa thuế nhập khẩu về 0% trong vòng 7 năm…
- Một số sản phẩm nông nghiệp của EU theo tiêu chí xuất xứ sẽ không xóa bỏ thuế quan nhưng EU sẽ dành cho Việt Nam một lượng hạn ngạch thuế quan với thuế nhập khẩu trong hạn ngạch là 0% ngay khi Hiệp định có hiệu lực như: ngô ngọt, nấm, tỏi, đường và sản phẩm có chứa đường, tinh bột sắn.
Xem thêm: Xuất khẩu hàng hóa sang Châu Âu cần những chứng từ gì?
Cơ hội từ CPTPP và EVFTA
- Bên cạnh cơ hội mở rộng thị trường từ việc cắt giảm thuế quan, các doanh nghiệp Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các cam kết phi thuế quan khác trong CPTPP và EVFTA. Tuy nhiên, các cam kết này có thể trở thành thách thức nếu như doanh nghiệp không chủ động tiếp cận các chuẩn mực quốc tế, nắm bắt thời cơ, cải thiện hiệu quả hoạt động.
- Về cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong nước, Việt Nam cam kết mở cửa rộng hơn so với cam kết thuộc Tổ chức Thương mại thế giới cho các nhà cung cấp dịch vụ của EU và CPTPP trong nhiều lĩnh vực dịch vụ quan trọng, trong đó có các lĩnh vực dịch vụ tài chính như ngân hàng, bảo hiểm.
- Về các cam kết liên quan đến môi trường, tiêu chuẩn lao động, trách nhiệm xã hội, cả CPTPP và EVFTA đều có các ràng buộc về việc phải tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế như cam kết trong Công ước đa phương về môi trường, các nguyên tắc của Tổ chức Lao động quốc tế, Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozon, Công ước quốc tế về buôn bán động thực vật hoang dã bị đe dọa, Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu biển,…
- Bên cạnh các điều kiện về năng lực sản xuất kinh doanh, việc đáp ứng được các tiêu chuẩn mà CPTPP và EVFTA đề ra được coi là một trong những điều kiện để tham gia vào các chuỗi giá trị toàn cầu. Vấn đề đánh bắt thủy sản bền vững là yêu cầu quan trọng để các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam xuất khẩu sản phẩm vào các thị trường của CPTPP và EU.
- Cam kết không đánh thuế nhập khẩu đối với các giao dịch liên quan đến sản phẩm số, tự do lưu chuyển thông tin qua biên giới bằng phương thức điện tử trong CPTPP được coi là cơ hội để các doanh nghiệp sản phẩm số của Việt Nam mở rộng hoạt động ra các nước trong CPTPP, nhưng cũng là thách thức khi phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.
- Các cam kết về hợp tác và nâng cao năng lực, xây dựng chương trình phát triển, thúc đẩy doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong CPTPP và EVFTA sẽ cung cấp các chương trình hỗ trợ, hợp tác, trao đổi kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý và khu vực doanh nghiệp.
Danh sách 15 Hiệp định thương mại (FTA) mà Việt Nam tham gia
- FTA trong khối ASEAN – AEC
- FTA giữa ASEAN – Ấn Độ
- FTA giữa ASEAN – Hàn Quốc
- FTA giữa ASEAN – Hồng Kông (Trung Quốc)
- FTA giữa ASEAN – Nhật Bản
- FTA giữa ASEAN – Trung Quốc
- FTA giữa ASEAN – Úc/New Zealand
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP (TPP11)
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP (ASEAN+5)
- FTA giữa Việt Nam – Chi Lê
- FTA giữa Việt Nam – EU (EVFTA)
- FTA giữa Việt Nam – Hàn Quốc
- FTA giữa Việt Nam – Liên minh Kinh tế Á – Âu
- FTA giữa Việt Nam – Nhật Bản
- FTA giữa Việt Nam – Vương quốc Anh (UKVFTA)
Có những tiêu chí xuất xứ gì khi xin cấp C/O?
Tiêu chí xuất xứ thuần túy (Wholly Obtained – WO)
Xuất xứ thuần túy, WO Wholly Obtained, được áp dụng khi một sản phẩm có nguyên liệu đầu vào xuất xứ thuần túy 100% hoặc thu được hoàn toàn trong phạm vi lãnh thổ của nước xuất khẩu. Theo tiêu chí xuất xứ, những hàng hóa sau đây sẽ được coi là có xuất xứ thuần túy WO:
- Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng được tiến hành trồng và thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại nước hoặc nhóm nước xuất khẩu theo tiêu chí xuất xứ.
- Động vật sống bao gồm chim, cá, động vật có vú, loài giáp xác, vi khuẩn và virus, động vật thân mềm, loài bò sát,… được sinh ra và nuôi dưỡng tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thuộc tiêu chí xuất xứ.
- Các hàng hoá chế biến từ động vật sống tại nước và nhóm nước xuất khẩu
- Hàng hoá thu được từ các hoạt động như đánh bắt, đánh bẫy, săn bắn, nuôi trồng thuỷ hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại nước xuất khẩu cũng được áp dụng tiêu chí xuất xứ.
- Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên.
- Phế liệu và phế thải có nguồn gốc từ quá trình sản xuất tại nước thành viên xuất khẩu theo tiêu chí xuất xứ.
- Hàng hoá thu được hoặc được sản xuất tại một nước thành viên xuất khẩu từ các sản phẩm được liệt kê ở trên.
Tiêu chí tỷ lệ phần trăm giá trị
Tiêu chí tỷ lệ phần trăm là một trong những tiêu chí xuất xứ cơ bản khi xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu. Tùy thuộc vào mẫu C/O mà doanh nghiệp xin cấp, mức tỷ lệ phần trăm giá trị sẽ thay đổi linh hoạt với các tiêu chí xuất xứ khi xin cấp ℅ xuất khẩu.
3 quy tắc phổ biến nhất theo tiêu chí xuất xứ theo tỷ lệ phần trăm giá trị:
- Nguyên tắc hàm lượng giá trị khu vực (RVC – Regional Value Content): Áp dụng cho CO form D, E, AK, AJ, AANZ, AI
- Nguyên tắc hàm lượng giá trị nội địa (LVC – Local Value Content): Áp dụng cho CO form VJ
- Nguyên tắc hàm lượng giá trị gia tăng (VAC – Value Added Content): Áp dụng cho CO form EAV
Tiêu chí xuất xứ chuyển đổi mã số hàng hóa – CTC
- Tiêu chí CC – Change in tariff of Chapter: chuyển đổi cấp độ 2 chữ số đầu tiên của HS code (Thay đổi số chương)
- Tiêu chí CTH – Change in tariff of Heading: chuyển đổi cấp độ 4 chữ số đầu tiên của HS code (Thay đổi nhóm)
- Tiêu chí CTSH – Change in tariff of sub heading: chuyển đổi cấp độ 6 chữ số đầu tiên của HS code (Thay đổi phân nhóm)
Tiêu chí SP – Specific Process: gia công, chế biến cụ thể
Trong một số FTA có những sản phẩm chỉ được coi là có xuất xứ Việt Nam nếu trải qua một quy trình gia công, sản xuất, chế biến cụ thể.
Với tiêu chí xuất xứ này, dù chi phí, tỷ lệ phần trăm trị giá hay HS code nguyên vật liệu có thay đổi, sản phẩm này vẫn luôn được cấp C/O nếu được áp dụng xuyên suốt một quy trình sản xuất định sẵn.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.