Nhằm đảm bảo tối đa an toàn cho các chi tiết mạch điện bên trong đồng thời đảm bảo sức khỏe, an toàn cho những người xung quanh, đối với những thiết bị điện ngoài trời thường được gắn bên trong tủ điện ngoài trời

Cùng CNSG tìm hiểu về khái niệm và công dụng của tủ điện ngoài trời ngay trong bài viết này nhé!

Tủ điện ngoài trời là gì?

Tụ điện ngoài trời là gì
Tụ điện ngoài trời là gì
  • Tủ điện ngoài trời là 1 loại tủ điện được thiết kế chuyên dụng cho các thiết bị ngoài trời, không sử dụng tấm che bảo vệ, trên thực tế với ứng dụng của tủ điện ngoài trời, người dùng có thể bắt gặp loại tủ điện này tại nhiều nơi.
  • Tủ điện ngoài trời này có ưu điểm có thể chống bụi cao, chống nước tốt. Ngoài việc được chế tạo bằng chất liệu inox để hạn chế oxi hóa thì tủ điện ngoài trời chống nước còn có chỉ số IP từ 66 trở lên nên kháng nước trong điều kiện môi trường cực kỳ tốt.
  • Chức năng duy nhất của các tủ điện ngoài trời bảo vệ này là giúp các thiết bị ở trên trong hoạt động tốt nhiều năm, luôn bền bỉ mà yếu tố thời tiết không thể làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện ở bên trong.
  • Tủ điện ngoài trời được các hãng nghiên cứu sản xuất sao cho có nhiều kích thước đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách. Hầu hết các tủ đều có kích thước thông dụng, xác định và được sản xuất theo quy định của nhà máy. Tuy nhiên, với các hệ thống đặc biệt thì các nhà máy có thể gia công theo yêu cầu của khách hàng.
  • Việc lựa chọn tủ thường sẽ căn cứ theo mục đích sử dụng ta có các loại: Tủ điện ngoài trời cho trạm phân phối, cho trạm biến áp, cho máy cắt, tủ điện điều khiển ngoài trời, tủ điện trung thế,…

Công dụng của tủ điện ngoài trời

Tử điện được lắp ngoài trời (1)
Tử điện được lắp ngoài trời (1)
  • Tủ điện ngoài trời được ưa chuộng sử dụng vì nó đóng vai trò như một thiết bị bảo vệ các thiết bị điện quan trọng ở bên trong 1 cách an toàn. 
  • Các bộ phận được bảo vệ bên trong có thể là các MCCB, tụ bù hay thiết bị đóng cắt, MCB, những thiết bị khác chuyên đo lượng điện.
  • Các tủ này không chỉ có mỗi một nhiệm vụ là bảo vệ an toàn tuyệt đối cho các thiết bị, bảng điều khiển và mạch điện nằm ở bên trong của tủ điện. Nó còn là 1 lớp phân tách và hạn chế sự tiếp xúc giữa con người và nguồn điện từ đó có thể đảm bảo được cả về an toàn tính mạng và sức khỏe.
  • Nhờ có tủ điện ngoài trời này mà những thiết bị điện có thể phát huy tối đa độ bền, đảm bảo khả năng làm việc tốt trong khoảng thời gian nhiều năm mà ít bị tác động bởi yếu tố nhiệt độ, thời tiết, bụi bẩn…
  • Vỏ tủ điện ngoài trời là 1 phụ kiện của hệ thống có thể chứa các thiết bị điều khiển hệ thống điện: Biến thế, biến áp hay cầu giao, aptomat, các đồng hồ đo điện áp… Vỏ tủ luôn được thiết kế có màn che và được phun 1 lớp sơn tĩnh điện. Đối với các khách hàng có điều kiện thì có thể dùng loại vỏ tủ inox để chống ăn mòn hay oxi hóa được tốt hơn.
  • Tùy theo nhu cầu mà người dùng có thể chọn các loại có kích thước như: 200 ÷ 800mm, 200 ÷ 2300mm, 120 ÷ 1000mm, 1.0mm, 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm, 2.5mm.
  • Thông thường, người ta sẽ căn cứ trên các yếu tố sau: số thiết bị điện, vị trí lắp, mục đích sử dụng… để xác định được loại tủ điện cũng như loại vỏ tủ điện sao cho có thông số phù hợp.
  • Một số công trình thì các tủ điện ngoài trời còn giúp tối ưu hóa chi phí thi công, hỗ trợ việc xử lý nước thải được hiệu quả hơn.

Cách chọn tủ điện ngoài trời

Các loại tủ điện ngoài trời
Các loại tủ điện ngoài trời

Theo chất liệu

Chất liệu của tủ điện ngoài trời quyết định đến hơn 80% tuổi thọ và độ bền. Tốt nhất người dùng vẫn nên lựa chọn là loại được làm bằng chất liệu Inox 204 trở lên, tôn đen, thép CT3. 

Một số hãng thì lại chọn vật liệu là thép không gỉ (inox) SUS 201, SUS304. Chúng có có độ dày 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm để khách có thể chọn theo kinh phí và nhu cầu. 

Tất cả các tủ đều được phun 1 lớp sơn tĩnh điện bên ngoài vừa thẩm mỹ lại vừa có khả năng chống gỉ.

Theo kích thước

Bên cạnh chất liệu, kích thước của tủ điện ngoài trời cũng là yếu tố cần quan tâm. Người ta thường sản xuất tủ điện ngoài trời với hình dáng: Hộp chữ nhật hoặc hình hộp vuông. 

Kích thước chiều dài, chiều rộng, chiều ngang sẽ được thiết kế theo yêu cầu. Tuy nhiên thông dụng nhất vẫn là các kích thước: chiều rộng lớn hơn 250mm, chiều cao 220mm/2200mm, chiều sâu từ150mm/1000mm.

Ví dụ: 200×300, 300×400, 400×600,…

Theo mục đích sử dụng

Mục đích sử dụng là yếu tố cần quan tâm khi chọn tủ điện ngoài trời vì hiện nay ngày càng có nhiều loại tủ điện mới ra đời với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng trong đời sống và sản xuất.

Theo chức năng

Nếu theo chức năng thì ta có các loại sau:

+ Cho trạm biến áp.

+ Tủ điện trung thế.

+ Tủ trạm phân phối.

+ Tủ điều khiển.

Theo điều kiện sử dụng

Người ta sẽ dựa trên những yêu cầu tại môi trường lắp mà phân chia thành:

+ Loại 1 cánh: Thiết kế chuyên dùng để chứa các hệ thống chiếu sáng hay các hệ thống điều khiển đơn giản.

+ Loại 2 cánh: Thiết kế phức tạp hơn để dùng cho hệ thống điện lớn, có cấu tạo thiết bị phức tạp. Tủ này có đặc trưng là chống bụi bẩn tốt và thích nghi với các điều kiện thời tiết ở Việt Nam, an toàn cho con người khi sử dụng.

Chọn tủ đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật

Có 2 yêu cầu kỹ thuật hàng đầu mà các nhà máy, xưởng đưa ra đó là:

  • Chỉ số chống thấm: Những tủ điện ngoài trời mà chỉ số IP càng thấp thì các chỉ số liên quan như chống bụi, chống thấm càng thấp. Những tủ có IP cao thì khả năng chống bụi, chống thấm càng cao.
  • Chỉ số chống bụi: Với những tủ điện làm việc tại những nơi khắc nghiệt thì đòi hỏi khả năng chống bụi cao. Thường sẽ phân chia theo khả năng ngăn chặn những hạt cát, hạt bụi có kích thước từ >50mm, >12mm,>2.5mm đến >1.0mm.

Theo chỉ số IP phù hợp

  • Dựa trên vị trí lắp đặt tủ điện ngoài trời mà kỹ sư sẽ tư vấn cho khách hàng chọn được tủ có chỉ số IP phù hợp, ví dụ như: Nhiều cây cối, bên ngoài tòa cao ốc, không có mái che, nhiều khói bụi, ngoài các xưởng trong khu công nghiệp.
  • Dựa trên yêu cầu kỹ thuật mà xác định được số IP của tủ cần.
  • Nếu tủ đã có lớp bảo vệ thì chọn IP khác, tủ chưa có lớp bảo vệ thì chọn tủ có IP khác.
  • Nếu tủ đã có 1 lớp bảo vệ thì chỉ số IP không cần phải quá cao, tủ có chưa có lớp bảo vệ thì cần phải có chỉ số IP cao mới hiệu quả khi đưa vào sử dụng.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.