Advertisements

Với thị hiếu của khách hàng trên thị trường hiện nay, các loại vải thông dụng như cotton, kaki, jeans… đã quá quen thuộc. Nhưng chỉ trong vài năm gần đây, một hiện tượng mới xuất hiện: khách hàng đang dần chuyển sang sử dụng vải không dệt. Nó lại là một điều bí ẩn đối với nhiều người, vì ít ai biết loại vải này làm bằng gì và xuất xứ từ đâu. Để giải đáp cho những thắc mắc này, mời các bạn cùng chúng tôi đọc sang phần tiếp theo. 

vai-khong-det
Vải không dệt trên thị trường

Vải không dệt là gì?

“Nonwoven” là tên  tiếng Anh của vải không dệt, là một loại vải rất  phổ biến ở nhiều nước Châu Âu. Đúng như tên gọi, loại vải này không được dệt may hay dệt thoi theo cách thông thường mà được tạo ra từ các hạt nhựa tổng hợp sau đó được tạo thành sợi tơ nhờ chất kết dính hoặc nhiệt cơ học của vải. Thông qua các quá trình khác, các sợi tơ sẽ liên kết với nhau tạo thành các loại vải nhẹ, mềm và xốp. 

Ưu và nhược điểm của vải không dệt

Một số ưu và nhược điểm sẽ làm cho mỗi loại vải trở nên độc đáo và không phải  loại vải nào cũng hoàn hảo. Vì lý do này, vải không dệt cũng có những ưu và nhược điểm sau.

Ưu điểm

Vài nét ưu việt của vải không dệt:

  • Có độ bền và chịu lực cực tốt: Không phải bất cứ loại vải nào cũng có thể chịu được lực nặng cả, tùy vào mục đích sử dụng mà vải không dệt có thể chịu được trọng lượng từ 3 – 5kg.
  • Thành phần an toàn tuyệt tối: Đây là loại vải có thể phân hủy dễ dàng trong hệ sinh thái tự nhiên, nên các bạn hoàn toàn yên tâm khi sử dụng vải không dệt.
  • Giá thành rẻ: Nếu như bạn mong muốn vừa tiết kiệm tiền lại có vải tốt thì vải không dệt là lựa chọn không hề tối, vì mới mặt bằng chung hiện nay đây là loại vải có giá cả phải chăng mà chất lượng lại rất ổn, ngại gì mà không thử!
  • Dễ dàng in ấn: Một trong các tính năng thông dụng của vải không dệt là vô cùng tiện lợi in ấn khi bạn có nhu cầu quảng cáo thương hiệu.

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm, vải không dệt cũng có vài nhược điểm nhỏ:

  • Rất khó bảo quản: Có thể nhận thấy điều đó qua việc vải không dệt thấm nước qua lâu và chúng sẽ bị hỏng cấu trúc các hạt nhựa bên trong, dẫn tới vải bị hư không dùng được.
  • Dễ dàng bắt lửa: Bạn nên cẩn thận để vải không dệt tránh xa lửa ra, vì chúng không có tính năng chống lửa mà ngược lại rất dễ bắt lửa. 
  • Tuổi thọ ngắn: Do thấm hút tốt và dễ bị phân hủy nên tuổi thọ của vải không dệt chỉ từ 3 – 5 năm thôi.

Các loại vải không dệt trên thị trường

Chắc hẳn ai cũng lầm tưởng rằng chỉ có một loại vải không dệt phải không nào? Vậy thì bạn hãy loại bỏ ngay suy nghĩ đó đi, vì loại vải này có tận 6 loại lận. Với sự đa dạng của các loại vải không dệt trên thị trường hiện nay, người dùng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn bao giờ hết.

Vải không dệt Spunlace

Đầu tiên là vải không dệt Spunlace được chế tạo từ các miếng polyme và các xơ ngắn, hoặc filament tạo thành các mạng lưới sợi nhỏ nhờ tác động của không khí hoặc nhiệt cơ học. Suốt quá trình kéo sợi, đâm kim, cán nóng và cuối cùng là thành phẩm được ra đời. Công dụng của vải không dệt Spunlace là làm khẩu trang y tế, khăn ướt,… cùng nhiều tính năng tuyệt vời khác.

vai-khong-det-spunlace
Vải không dệt Spunlace

Vải không dệt Spunbond

Thứ hai không thể không quên nhắc tới là vải không dệt Spunbond, quy trình làm ra vải từ nhựa tổng hợp làm nguyên liệu chính. Chất dẻo này được nấu chảy và sau đó chuyển thành sợi ngắn và sợi dài. Chúng được kết dính với nhau để tạo thành một loại vải thông qua một kỹ thuật xử lý đặc biệt. 

So với các loại vải dệt thoi thông thường, vải không dệt spunbond có nhiều đặc tính vượt trội. Vải có cấu trúc dạng lưới hoặc dạng tròn được đục lỗ trong quá trình sản xuất. Vải không dệt được sản xuất để sử dụng trong thời gian ngắn. Thông thường, lớp vải bên ngoài có thể phân hủy trong vòng 90 ngày. Đối với các sản phẩm thời trang, tuổi thọ trung bình của các loại vải là khoảng 13 năm.

vai-khong-det-spunbond
Vải không dệt Spunbond

Vải không dệt liên kết nhiệt

Thứ ba là vải không dệt liên kết nhiệt, đây là loại vải chủ yếu được sản xuất thông qua một số quy trình: thêm chất độn sợi hoặc chất kết dính vào mạng sợi, sau đó tăng cường lưới vào vải bằng cách làm nóng và làm mát. 

Vải không dệt ướt

Thứ tư là vải không dệt ướt được làm theo các bước sau: mở vật liệu dạng sợi được đặt trong môi trường nước dạng sợi đơn và trộn đồng thời các vật liệu dạng sợi khác nhau để tạo thành hỗn hợp sợi, và sau đó hỗn hợp được chuyển sang cơ chế tạo màng, và các sợi được gia cố thành vải trong một trạng thái ẩm ướt.

Vải không dệt Pulp airlaid

Thứ năm là vải không dệt Pulp airlaid hay còn được biết đến với tên gọi là giấy không bụi, vải không dệt khô. Chúng sử dụng công nghệ tân tiến airlaid để mở tấm  lưới sợi và tạo thành một trạng thái sợi đơn, sau đó sử dụng cách luồng không khí để các sợi dính lại với nhau trên màn lưới và lưới sợi gia cố để tạo thành vải.

vai-khong-det-pulp-airlaid
Vải không dệt Pulp airlaid

Vải không dệt Meltblown

Thứ sáu là vải không dệt Meltblown được làm bằng phương pháp cách đùn các sợi polyme nóng chảy thông qua một khuôn thẳng có chứa hàng trăm lỗ nhỏ tạo thành các sợi dài, mỏng, sau đó được kéo căng và làm mát bằng cách cho không khí nóng đi qua khi chúng rơi xuống sàng cô đặc để tạo thành một loại vải không dệt và được lọc mịn màng. Bình thường khi loại vải không dệt này được thêm vào sợi để tạo thành lưới SM hoặc SMS.

vai-khong-det-meltblow
Vải không dệt Meltblown

Ứng dụng thực tiễn của các loại vải không dệt

Vải không dệt được yêu thích đều có lý do chính đáng cả, chúng không chỉ sở hữu những tính năng vượt bật mà còn ứng dụng rất nhiều vào đời sống con người ví như:

  • Trong lĩnh vực nông nghiệp
  • Trong lĩnh vực y tế
  • Trong lĩnh vực may mặc hằng ngày
  • Trong lĩnh vực bảo hộ lao động
  • Trong lĩnh vực hàng không

Chúng hoàn toàn có đủ khả năng để đánh bại các loại vải khác trên thị trường hiện nay, bởi lẽ đó mà vải không dệt ngày càng được yêu thích ở nhiều quốc gia khác. Và trong quá trình vận chuyển vải không dệt về nhập khẩu trong nước, chắc hẳn sẽ gặp nhiều khó khăn. Do đó, chúng ta cần phải chuẩn bị sẵn về các phương tiện chuyên dụng để vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa là điều cần thiết, nó sẽ hỗ trợ doanh nghiệp trong công việc đưa hàng hóa đến nơi an toàn và không bị hư hỏng.

Việc chọn lựa được một nơi uy tín và đảm bảo chất lượng thì không thể thiếu Đại lý xe nâng hàng nhập khẩu giá rẻ – CNSG. Là công ty chuyên cung cấp các sản phẩm tốt từ các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,… bạn có thể hoàn toàn yên tâm mua sắm. Mọi thông tin chi tiết về công ty vui lòng truy cập website: https://xenangnhapkhau.com/ hoặc liên hệ qua hotline 0987.115.148 để được tư vấn cụ thể.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.