Danh mục bài viết
Một loại van công nghiệp với ứng dụng rộng rãi, dùng điện năng 220v, 110v, 24v,…để hoạt động chính là van điện từ.
Loại van này có cơ chế hoạt động linh hoạt, mỗi ứng dụng trong hệ thống sẽ được thiết lập khác nhau. Cùng CNSG tìm hiểu về van điện từ và những thông tin lắp đặt trong bài viết này nhé!
Van điện từ là gì?
Van điện từ là thiết bị van công nghiệp mà hoạt động đóng mở cửa van phụ thuộc hoàn toàn vào điện năng được cung cấp.
Van điện từ sử dụng điện năng để đóng mở van hoàn toàn nên không cần phải tốn sức lực hay nhân công như với van cơ. Khách hàng có thể thay các loại coil điện khác nhau cho 1 van để sử dụng tại nhiều máy móc, dây chuyền.
Cấu tạo của van điện từ
Van điện từ là thiết bị hoạt động điện cơ. Thông qua lực từ trường, toàn bộ hoạt động của van sẽ chịu sự điều khiển của dòng điện.
Tương tự như với các thiết bị khác, van điện từ cũng có cấu tạo riêng với nhiều bộ phận, chi tiết như:
- Thân van.
- Môi chất.
- Đường ống rỗng.
- Vỏ ngoài cuộn hít: Để bảo vệ lõi cuộn dây điện.
- Cuộn lõi điện cuộn dây từ.
- Phần kết nối với cuộn dây điện bên ngoài.
- Trục van làm kín.
- Lò xo.
- Khe hở để chất lỏng và khí đi qua.
Tất cả các bộ phận, chi tiết này đều được kết nối logic nhờ sản xuất đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn tạo nên một chỉnh thể van hoàn hảo.
Xem thêm: Van kim là gì? Nguyên lý và ứng dụng của van kim
Nguyên lý hoạt động của van điện từ
Van điện từ là một thiết bị vừa có kiểm soát vừa điều khiển dòng chảy của lưu chất ở chế độ tích cực, chủ động. Khi được cung cấp nguồn điện năng, van điện từ này sẽ đóng hoàn toàn hoặc mở hoàn toàn. Việc sử dụng dòng điện sẽ giúp van điện từ có độ chính xác cao khi vận hành, nhất là vận hành từ xa, tốt hơn rất nhiều so với các van cơ khí.
Thiết bị sẽ hoạt động theo nguyên lý sau: Khi chúng ta cấp nguồn điện, điện sẽ đi vào cuộn coil. Cuộn dây đồng bên trong sẽ sinh ra từ trường. Từ trường tạo nên lực và truyền chúng qua trục kết nối đến thân van.
Lực từ mạnh nên sẽ thắng lực lò xò và tác động đến lõi van làm chúng dịch chuyển. Tùy thuộc vào loại van thường đóng hay thường mở mà lõi sẽ rút về hoặc đẩy ra làm cửa van chuyển đổi trạng thái.
Xem thêm: Van xả áp là gì? Phân loại và ưu điểm
Phân loại van điện từ
Để phân loại van điện từ solenoid, người ta dựa trên các tiêu chí như: chức năng, điện áp, chất liệu thân, điện áp…
Theo chức năng
Van điện từ thường đóng – NC | Van điện từ thường mở – NO |
|
|
Theo điện áp
220v |
|
110v |
|
24v |
|
12v |
|
Theo chất liệu, kiểu lắp
Theo chất liệu chế tạo: van điện từ bằng inox, bằng đồng, bằng nhựa,..
Theo kiểu lắp: lắp ren, rắc co, mặt bích,…
Theo nguồn gốc, hãng sản xuất
Theo hãng sản xuất: van điện từ Uni-d, van Airtac, SMC, van Stnc, Festo,
Nguồn gốc xuất xứ: Van Hàn Quốc, van Đức, van Đài Loan, van Nhật Bản, van Trung Quốc,…
Ưu và nhược điểm của van điện từ
Ưu điểm | Nhược điểm |
|
|
Ứng dụng của van điện từ
- Hệ thống chữa cháy tòa nhà với hệ thống cấp nước khẩn cấp.
- Trong dây chuyền sản xuất nhà máy: Van điện từ này sẽ điều khiển cấp hệ thống nước làm mát, định lượng, cấp chất bôi trơn, cung cấp nguyên liệu sản xuất của xưởng, nhà máy: Xi măng, cơ khí chế tạo, sản xuất phân bón, hóa chất, chế biến gỗ…
- Trong lĩnh vực khai thác và cung cấp nước tưới tiêu, sinh hoạt: Van điện từ 2 cửa lớn cung cấp nước sạch được lắp trong hệ thống xử lý nước thải, thoát nước công cộng…trong các nhà máy nước, hóa chất. Đặc biệt, sự kết hợp của van điện với thiết bị hẹn giờ (timer) còn giúp hệ thống làm việc tự động, không cần sử dụng sức người.
- Van điện từ còn dùng trong các loại xe cơ giới, lĩnh vực quân sự hay máy móc công trình hạng nặng, kiểm soát đầu đốt dầu khí trong công nghiệp hóa dầu.
- Hệ thống sưởi ấm lớn: van sẽ nhận tín hiệu từ các cảm biến nhiệt độ và các cảm biến áp suất để điều khiển.
- Nó còn có thể dùng trong hệ thống điều tiết khí phục vụ sản xuất thuốc và thiết bị y tế, hệ thống phòng sạch để chăm sóc bệnh nhân, nghiên cứu. Do khí nén sạch và các van khí được sản xuất tiêu chuẩn.
- Van được lắp nhiều trong các máy ép khí, trạm nguồn khí nén,…
- Thiết bị này xuất hiện ở trong hầu hết các dây chuyền sản xuất, chế biến của các nhà máy công nghiệp sử dụng hệ thống thủy lực, khí nén, hơi. Tùy thuộc vào quy mô cũng như đặc điểm làm việc của từng hệ thống mà số lượng van sẽ dao động từ một vài cái cho đến hàng chục cái.
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.