Trong công nghiệp, người dùng sẽ bắt gặp rất nhiều loại van khác nhau. Loại van chuyên sử dụng trên hệ thống đường ống dẫn chất, khí đó là van màng. 

Với nhiều ưu điểm hạn chế rò rỉ và có tính chất linh hoạt, van màng được ứng dụng rất nhiều trong các hệ thống đường ống để vận chuyển dòng chất khác nhau, kể cả những chất hóa học, chất độc hại,.. 

Cùng CNSG tìm hiểu về van màng, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của loại van trong bài viết này nhé!

Van màng là gì?

Van màng là gì
Van màng là gì

Van màng còn được biết đến với tên Tiếng Anh là diaphragm valve. Hoạt động của van màng này thường sẽ phụ thuộc vào 1 màng ngăn có tính chất đàn hồi, dẻo và có tính linh hoạt để điều chỉnh dòng lưu chất đi qua van. Màng này sẽ được nối với trục van, nhờ cần của bộ phận điều khiển có thể chuyển động lên xuống.

Các loại van màng cũng có thể được sử dụng để điều tiết lưu lượng hoặc đóng mở dòng chảy. Đa số các van màng hiện nay đều được thiết kế, tính toán để có thể sử dụng cho những ngành đặc thù: dược phẩm, thực phẩm. Chính vì thế mà phần thân van được cấu tạo từ chất liệu thép không rỉ và được kiểm soát lượng lưu huỳnh một cách chặt chẽ, màng van PTFE được bảo đảm về mức độ vô trùng.

Xem thêm: Van bướm là gì? Cấu tạo, phân loại và nguyên lý

Cấu tạo van màng

cấu tạo của van màng
cấu tạo của van màng
Thiết bị truyền động Tùy theo model của hãng sản xuất mà chi tiết thiết bị truyền động này của màng van cũng sẽ khác nhau.
Có 3 kiểu truyền động chính cho van màng đó là: điện, khí nén và lực cơ.
Thiết bị truyền động hay gặp nhất là tay quay hay còn gọi là vô lăng đối với dòng van màng tác động lực cơ (đóng mở bằng tay).
Thân van Phần thân van này được thiết kế dạng chữ V úp ngược để tạo nên vách ngăn.
Thân van màng có 3 kiểu kết nối: nối bích, nối ren và nối hàn.
Vật liệu để sản xuất thân van màng thường là gang, một số loại là thép. Riêng đối với các van phải làm việc trong điều kiện oxi hóa nhanh, ăn mòn cao thì vật liệu được chọn là inox hoặc gang được bọc cao su, thủy tinh hay nhựa, chì.
Một số loại van màng bằng nhựa UPVC cũng được đánh giá cao về khả năng chống ăn mòn.
Gioăng làm kín Nhiệm vụ của phụ kiện này trong van màng đó là làm kín các mối nối bu lông, ốc bít trên van để ngăn chặn sự rò rỉ.
Khách hàng nên lựa chọn loại gioăng được làm từ vật liệu chống ăn mòn hóa học, ăn mòn cơ học và ma sát.
Màng van Màng van là bộ phận quan trọng nhất, chịu trách nhiệm đóng mở van.
Khi màng ép chặt xuống vách ngăn thì van đóng hoàn toàn. Khi màng được nâng lên thì van sẽ mở.
Nó phải được làm từ vật liệu có tính chất chịu nhiệt, chịu áp suất, đặc biệt phải có tính đàn hồi cao. Đó có thể là cao su EPDM hoặc Viton.
Trục van Đầu dưới trục van thường nối với màng, đầu trên trục nối với bộ phận truyền động.
Trục van này làm nhiệm vụ nâng hạ màng van theo sự điều khiển của bộ phận truyền động.

Xem thêm: Van cổng là gì? Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phân loại

Nguyên lý hoạt động của van màng

Nguyên lý hoạt động của van màng
Nguyên lý hoạt động của van màng

Do màng ngăn kết nối với bộ phận chuyển động của van nên phần màng ngăn của van màng sẽ có nguyên lý khi hoạt động như một màng làm kín để điều chỉnh dòng chảy. 

Khi con người tác động lên bộ phận điều khiển van, trục van được nối với màng sẽ làm màng nâng lên hoặc hạ xuống. Khi màng van bị ép chặt xuống vách ngăn thì van sẽ đóng hoàn toàn và ngược lại khi màng nâng lên và dòng chảy đi qua.

Van màng có thể làm việc và xử lý ở áp lực nhỏ nhất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào 2 yếu tố đó là: Nhiệt độ của lưu chất và vật liệu của màng. Độ bền bỉ của van màng cũng sẽ bị tác động bởi các tính chất hóa học, đặc điểm của dòng lưu chất.

Phân loại van màng

Phân chia theo thiết bị truyền động

  •  Van màng khí nén, van màng điều khiển bằng khí nén.
  •  Van màng điều khiển bằng điện.
  •  Van màng điều khiển tay quay.

Phân chia dựa trên vật liệu cấu tạo thân van 

  •  Van màng inox: Chất liệu inox 304, inox 316 có ưu điểm nổi bật đó là trơ với các chất ăn mòn.
  •  Van màng nhựa PVC, UPVC, PP: sẽ là lựa chọn rất phù hợp khi khách hàng muốn chống oxy hóa tốt, ít bị biến dạng giãn nở. Tuy nhiên, áp suất làm việc của van sẽ không cao.
  •  Van màng thép: thường có đặc điểm chịu được áp suất  và nhiệt độ cao. Tuy nhiên, giá thành của van cao nên cần cân nhắc.

Các loại khác

  •  Van màng ngăn, van màng chắn.
  •  Van màng lắp rắc co.
  •  Van màng gemu.

Ưu nhược điểm của van màng

Ưu điểm Nhược điểm
  • Một số loại van màng có nhiều vật liệu lót khác nhau có thể kháng được hóa chất tốt.
  • Trong 1 số trường hợp, van màng này có thể thay thế trở thành 1 van điều tiết lưu lượng dòng chất hay van đóng mở để ngắt, cung cấp dòng.
  • Đối với những công việc liên quan đến hóa chất, chất phóng xạ nguy hiểm thì van màng rất thích hợp để được sử dụng.
  • Do cấu tạo khá đặc biệt nên hầu như van màng này thường không có sự rò rỉ qua trục ty van.
  • Bên trong thân van, không có không gian để giữ lại, kẹt các tạp chất, chất rắn nên người ta có thể dùng cho các dòng chất là chất lỏng nhớt, chất lỏng.
  • Khi sử dụng van màng này, người dùng có thể an tâm vì nó bảo vệ dòng chảy luôn sạch, không làm ô nhiễm dòng chảy.
  • Van màng có ứng dụng rộng rãi, được dùng trong hệ thống của nhà máy sản xuất rượu bia, sữa, nước giải khát, thực phẩm và các dược phẩm khác.
  • Nhiệt độ và áp lực làm việc của diaphragm valve sẽ bị phụ thuộc vào chất liệu của màng.
  • Nhìn chung, hầu hết các van màng hiện nay đều chỉ có nhiệt độ làm việc tối đa khoảng 204 độ C tương đương 400 độ F, áp suất giới hạn là 200 PSI tương đương với 1380 kPa.
  • Nếu dùng van ở nhiệm vụ điều khiển dòng chất có chứa nhiều tạp chất, bụi bẩn, màng van có thể bị ăn mòn.
  • Van màng bị hạn chế về kích thước, size van thường giới hạn chỉ nằm trong khoảng DN15 – DN300.
  • Màng van còn bị giới hạn bởi áp suất tĩnh cụ thể là áp suất tĩnh không vượt quá áp suất tối đa của màng van.
  • Đập ngăn của van màng làm ngăn chặn sự thoát nước hoàn toàn của cả đường ống.

Ứng dụng của van màng

Van màng thường đem lại hiệu quả cao khi được ứng dụng sử dụng cho các hệ thống mà lưu chất có tính bào mòn cao như dầu nhớt, axit, xút. 

Vì vậy mà loại van này ứng dụng trong các nhà máy sản xuất phân bón, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, van còn được dùng trong các nhà máy chế biến thức ăn, sản xuất dược phẩm, sản xuất bia…

Van màng cũng rất thích hợp để dùng cho những ứng dụng yêu cầu điều tiết. Nhờ ưu điểm đi kèm khả năng chống rò rỉ tuyệt vời do cấu tạo không có nhiều khe trục quanh màng nên van này luôn luôn xuất hiện trong những ứng dụng không cho phép rò rỉ. 

Một số ứng dụng của van màng như: 

  •  Sử dụng trong hệ thống khí sạch, nước sạch hoặc khí lẫn bụi bẩn.
  •  Hệ thống nước khử khoáng.
  •  Hệ thống hóa chất ăn mòn mạnh.
  •  Hệ thống xử lý chất thải phóng xạ trong các nhà máy điện hạt nhân.
  •  Bên cạnh đó còn dùng trong các ứng dụng chân không.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.