Danh mục bài viết
Để bảo vệ môi trường sống luôn xanh-sạch-đẹp, hạn chế rác thải và khí thải ra môi trường, con người ngày nay đã suy nghĩ thấu đáo đến vòng đời của các vật liệu xây dựng nhằm tái chế vật liệu này để tiếp tục sử dụng, tăng vòng đời vật liệu và bảo vệ môi trường.
Vậy tái chế vật liệu xây dựng là gì? Có những vật liệu nào có thể tái chế?
Bài viết này của CNSG sẽ bật mí ngay với đọc giả 6 loại vật liệu xây dựng dễ tái chế nhất, cùng khám phá nhé!
Tái chế vật liệu xây dựng là gì? Tại sao cần tái chế vật liệu xây dựng.
Tái chế vật liệu xây dựng là gì?
Tái chế chính là quá trình tái sử dụng các vật liệu xây dựng phế thải nhằm tiếp tục đưa chúng vào quy trình sản xuất, quy trình tái chế cần một hệ thống phân loại và thu thập vật liệu phế thải.
Vật liệu xây dựng dễ tái chế sẽ được phân loại thành 2 nhóm chính:
Nhóm gồm bê tông, sứ, đá, gốm và vữa.
Nhóm gồm gỗ, kim loại, nhựa, kính, thạch cao…
Xem thêm: Top 10+ vật liệu cách âm, tiêu âm tốt nhất thị trường
Lý do cần tái chế vật liệu xây dựng
- Hiện nay, các nguồn nguyên liệu chính từ đá, sắt, thép,…đang bị khai thác quá mức nhằm phục vụ cho nhu cầu thị trường, nhất là ngành xây dựng mỗi năm tiêu thụ lên đến 75% trong tổng số nguồn tài nguyên thiên nhiên có trên trái đất.
- Trong quá trình xây dựng công trình, tu sửa và sản xuất vật liệu xây dựng cũng tạo nên một lượng lớn chất thải ra môi trường, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người.
- Đối với ngành xây dựng không cần thiết phải sử dụng 100% nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên mà có thể dùng vật liệu xây dựng tái chế vẫn có chất lượng không thua kém vật liệu truyền thống.
- Quá trình thực hiện tái chế giúp giảm tổng lượng chất thải, góp phần làm giảm việc tiêu thụ nguyên liệu thô và mang tới cơ hội việc làm cho hàng nghìn người.
Xem thêm: 6 vật liệu có sẵn trong tự nhiên dùng trong xây dựng
Dùng xe nâng hỗ trợ việc tái chế vật liệu xây dựng
Những vật liệu xây dựng thường có tải trọng lớn nên trong các nhà máy tái chế thường gặp khó khăn khi di chuyển, tốn kém nhiều nhân công khi vận chuyển, bốc dỡ hàng thậm chí gây nguy hiểm, tai nạn lao động.
Nhờ sự hỗ trợ của xe nâng hàng rất hữu ích cho các công ty, xí nghiệp tái chế vật liệu xây dựng bởi những ưu điểm tuyệt vời như:
- Xe nâng hàng hỗ trợ vận chuyển hàng hóa trong khu tái chế vật liệu xây dựng, hỗ trợ việc nâng hạ với nhiều tải trọng đa dạng từ 1 tấn- 5, 10 tấn,…
- Nhờ sự hỗ trợ của xe nâng hàng giúp tiết kiệm sức lao động.
- Dùng xe nâng hàng vận chuyển vật liệu để tái chế nhanh chóng, dễ dàng, đảm bảo tiến độ tái chế cung ứng ra thị trường.
- Khu sử dụng xe nâng hàng vận chuyển trong khu tái chế giúp giảm nhân công làm việc, chỉ cần 2-3 người đã có thể vận chuyển được hàng hóa với tốc độ rất nhanh.
- Giúp các doanh nghiệp, đơn vị, xí nghiệp sản xuất tiết kiệm nhiều chi phí khi kinh doanh tái chế, sản xuất.
- Xe nâng hàng dùng cho xưởng tái chế rất đa dạng để doanh nghiệp lựa chọn như xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng dầu,…
Xem thêm: TOP 9+ vật liệu xanh dùng trong xây dựng
Thép là vật liệu xây dựng dễ tái chế
- Để sản xuất được nguyên liệu thép, các cơ sở sản xuất thường sẽ tiến hành nung nóng hỗn hợp gồm than đá, quặng sắt trong lò luyện kim.
- Công việc tái chế thép đã được thực hiện rất lâu từ thời Đế chế La Mã, các chiến binh khi chiến đấu đã tận dụng thu lượm các công cụ chiến tranh để lại trong chiến hào sau đó tái chế thành vũ khí mới cho chiến đấu.
- Thép là vật liệu xây dựng dễ tái chế được đánh giá rất cao khi có thể chuyển đổi thành các vật thể mới mà không làm giảm chất lượng.
- Nhờ việc tái chế vật liệu thép có thể góp phần rất lớn giảm lượng điện tiêu thụ lên đến hơn 80% nhờ đó gần như loại bỏ hoàn toàn nhu cầu khai thác nguyên liệu thô bảo vệ môi trường luôn xanh.
- Khi được tái chế, vật liệu cốt thép sử dụng cho dây điện, bê tông chịu lực, đinh và ống kim loại làm từ phế liệu.
Bê tông- vật liệu xây dựng dễ tái chế.
- Bê tông cũng được liệt kê vào vật liệu xây dựng dễ tái chế cho phép giảm giá thành công trình.
- Máy nghiền là máy móc hỗ trợ đặc biệt khi tái chế bê tông nhằm mục đích tái chế và tạo ra hỗn hợp “cốt liệu tái chế”.
- Khi ứng dụng công nghệ phù hợp, cốt liệu bê tông có thể tạo nên các thành phần cấu trúc có cường độ chịu nén từ 30 tới 40 Mpa.
- Khi so sánh với bê tông nguyên chất, cốt liệu tái chế cũng nhẹ hơn từ 10-15% nhờ đó hỗ trợ rất tốt tiết kiệm chi phí vật liệu, giảm trọng lượng riêng của vật liệu giúp chi phí vận chuyển và tổng chi phí cho toàn dự án xây dựng được giảm thiểu rất nhiều.
Gỗ – Vật liệu tái chế phổ biến
- Tài nguyên rừng cần được bảo vệ để phòng chống thiên tai, khắc phục các vấn đề liên quan đến ô nhiễm môi trường vì việc sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên đã khiến nguồn gỗ trong rừng dần mất đi với số lượng lớn.
- Khi dùng vật liệu xây dựng dễ tái chế là gỗ cũng rất hữu hiệu nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, những cây gỗ cứng vẫn có thể tái sử dụng và dùng lên đến hàng trăm năm khi được bảo quản đúng cách.
- Những thanh gỗ này có thể được sử dụng trong các bộ phận kết cấu lớn làm tủ, kệ hay cũng có thể được xẻ mỏng nhằm sản xuất các đồ dùng khác như thùng, sản xuất pallet gỗ ,…
- Những loại gỗ tạp, gỗ mềm và có tuổi thọ thấp hơn nhưng cũng được tái chế và sử dụng với mục đích làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp, ứng dụng phổ biến để sản xuất các tấm MDF làm nội thất.
- Nếu không thể tận dụng để sản xuất, gỗ phế thải cuối cùng vẫn có thể được đốt trong các lò công nghiệp để làm nguồn cơ chất vì đây là vật liệu xây dựng dễ tái chế .
Thạch cao
Thạch cao cũng là vật dụng xây dựng dễ tái chế nếu được thực hiện quy trình đúng cách nhằm ức chế khả năng giải phóng ra hợp chất hydro sunfua độc hại, dễ cháy, ngăn không cho vật liệu này gây ô nhiễm đến nguồn nước ngầm và đất.
Trong quá trình thực hiện tái chế, nguyên liệu thạch cao vẫn giữ nguyên đặc tính cơ học, vật lý giống như thạch cao thông thường mà lại tiêu tốn ít chi phí hơn.
Xem thêm: Vật liệu Polymer là gì? Có những ứng dụng nào trong cuộc sống?
EPS
EPS( Polystyrene) là vật liệu tái chế rất phổ biến, khi tái chế sẽ được nghiền nhỏ và ép dưới cường độ cao để biến EPS trở thành nguyên liệu thô cho quá trình sản xuất các sản phẩm nhựa.
Thủy tinh
Thủy tinh đã làm ra cửa sổ hoặc các khu vực hành lang, lan can, vách ngăn bị vỡ cũng có thể tái chế trở thành vật liệu xây dựng dễ tái chế với cách nấu chảy sau đó trộn vào đường hoặc nhựa, giúp những bức tường trở nên óng ánh hơn khi được sơn.
Người thợ cũng có thể linh hoạt khi kết hợp những mảnh kính vỡ là vật liệu xây dựng dễ tái chế cùng vật liệu bê tông để làm những chiếc trụ, cổng chống trộm hay sàn nhà, mặt bàn,.. Gia công kỹ để đảm bảo mặt thẩm mỹ, thủy tinh cũng được thiết kế làm vật liệu cách điện.
Hy vọng bài viết đã giúp đọc giả có thêm thông tin hữu ích về 6 vật liệu xây dựng dễ tái chế nhất, để đơn giản hóa việc tái chế vật liệu xây dựng, tiết kiệm nguyên liệu, khách hàng có thể mua xe nâng tại CNSG, liên hệ SDT: 0987.115.148
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.