Máy hút bụi là dụng cụ quen thuộc trong nhiều hộ gia đình đồng hành với công việc vệ sinh nhà cửa sạch sẽ mỗi ngày.
Để máy hút bụi luôn hoạt động ổn định, có công suất hoạt động mạnh mẽ và tránh các sự cố hư hỏng, người dùng có thể tiến hành vệ sinh máy hút bụi tại nhà.
Dưới đây, CNSG sẽ bật mí “bí kíp” để vệ sinh máy hút bụi hiệu quả và nhanh chóng tại nhà, cùng khám phá nhé!
Các dụng cụ vệ sinh máy hút bụi
- Nước và hóa chất tẩy rửa loại nhẹ: để vệ sinh máy hút bụi hiệu quả tại nhà, người dùng nên chọn loại hóa chất tẩy rửa nhẹ, tránh bào mòn sẽ hay gây hư hại đối với bề mặt máy và các bộ phận máy hút bụi.
- Bàn chải, khăn mềm, găng tay cao su: Vì quá trình vệ sinh máy hút bụi sẽ tiếp xúc với chất tẩy rửa nên người dùng cần trang bị găng tay để bảo vệ cơ thể mình, đặc biệt là đôi tay nên chuẩn bị thêm bao tay.
- Kéo sắc.
- Túi rác.
Các bước tiến hành vệ sinh bảo dưỡng máy hút bụi
Kiểm tra lớp vỏ ngoài
Trước khi tiến hành bảo dưỡng và vệ sinh máy hút bụi, người dùng cần tiến hành kiểm tra bên ngoài của vỏ máy theo các bước:
- Bước 1: Kiểm tra vị trí bề mặt của máy hút bụi và các kẽ hở để lau sạch các bụi bẩn.
- Bước 2: Kiểm tra các phích cắm điện và làm sạch để đảm bảo nó còn chắc chắn và an toàn.
- Bước 3: Kiểm tra xem trình trạng dây dẫn trong máy hút bụi có tốt hay không, dùng khăn lau sạch và không để các vật nặng đè lên để dây, tránh để dây bị ẩm ướt khi sử dụng và bảo quản máy hút bụi.
- Bước 4: Kiểm tra xem dây dẫn hay phích cắm của máy hút bụi có các biểu hiện của hư hỏng hay tổn hại hay không, nếu có người dùng nên tiến hành thay mới để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng, cho cả người sử dụng và máy hút bụi.
Xem thêm: Top 5 sản phẩm robot làm việc nhà
Kiểm tra túi lọc hay bộ lọc
Với bước thứ 2 của quy trình vệ sinh máy hút bị, người dùng cần tiến hành kiểm tra xem tình trạng túi lọc hay bộ lọc có sạch sẽ và hoạt động tốt không? Các tình huống sẽ có cách xử lý như:
- Nếu túi lọc và bộ lọc này còn hoạt động tốt, người dùng tiến hành vệ sinh chúng bằng nước xà phòng, sau đó phơi rồi rồi lắp chi tiết này lại vào máy hút bụi.
- Nếu như túi lọc và bộ lọc không hoạt động tốt, người dùng cần thay túi lọc hay bộ lọc mới. Lưu ý trong quá trình sử dụng máy hút bụi nên vệ sinh bộ phận này 1 tháng/lần để máy được hoạt động trong trạng thái tốt nhất.
Xem thêm: [ MẸO] vệ sinh laptop trong “3 nốt nhạc” tại nhà
Làm sạch bàn chải cuộn
Bàn chải cuộn là bộ phận cần được chú ý thường xuyên làm sạch nhất khi vệ sinh máy hút bụi.
Với quy trình vệ sinh máy hút bụi tại nhà, người dùng cần tiến hành làm sạch tóc, lông thú cưng hay mảnh vụn,… bám vào bàn chải cuộn.
Có thể sử dụng kéo nhọn để lấy sạch các chất bẩn bám trên bàn chải một cách dễ dàng hơn, làm sạch cả vị trí có vòng bi và khu vực xung quanh.
Sau khi hoàn thành xong, hãy vệ sinh phần bàn chải cuộn và kiểm xem nó có hoạt động nhịp nhàng hay không, có tiếng rít hay tiếng ken két của vòng bi không. Nếu có thể thì nên thay thế vòng bi mới.
Xem thêm: 9 máy robot nấu ăn thông minh đa năng
Kiểm tra túi bụi hay thùng chứa bụi
Tiếp theo, người dùng tiến hành kiểm tra phần túi bụi hay thùng chứa bụi có bị rách, hư hay không?
Khi bảo dưỡng và vệ sinh máy hút bụi, người dùng nên thường xuyên thay chúng để tránh nguy cơ bị rách, hư.
Đặc biệt, trong quá trình sử dụng không nên để túi bụi hay thùng chứa bụi quá đầy sẽ dễ làm rách, làm giảm lực hút của máy hút bụi.
Máy hút bụi dùng túi chứa bụi tránh để đầy, rách, hở ra ngoài bằng cách kiểm tra và thay thường xuyên.
Đối với máy hút bụi dùng bộ lọc thì nên thay mới bộ lọc sau 6 – 12 tháng sử dụng để ngăn ngừa mùi hôi, nấm mốc trong máy gây khó chịu và khả năng sinh bệnh.
Kiểm tra ống hút
Bước cuối cùng khi vệ sinh máy hút bụi, người dùng nên tiến hành kiểm tra ống hút bụi thường xuyên xem có vật nào gây cản trở trong quá trình hút bụi không, đồng thời kiểm tra xem ống hút bụi có bị vỡ nút hay không.
Lưu ý khi bảo dưỡng, vệ sinh máy hút bụi
- Người dùng khi tiến hành vệ sinh máy hút bụi tại nhà cần tìm hiểu và biết cách thức tháo lắp của loại máy hút bụi mà bạn đang sử dụng để lắp ráp máy sau khi vệ sinh, tránh trường hợp gây hỏng máy vì tháo lắp sai.
- Để đảm bảo an toàn khi vệ sinh máy hút bụi, luôn tắt nguồn điện trước khi vệ sinh máy hút bụi. Trước khi tiến hành vệ sinh hay bảo dưỡng máy hút bụi, bạn nên tắt điện để tránh tình trạng bị điện giật. Bên cạnh đó, người dùng nên thực hiện thao tác rút dây ra ổ cắm và ấn nút thu dây trên máy.
- Người dùng khi vệ sinh máy hút bụi cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết, đeo găng tay và khẩu trang để hạn chế nguy hiểm vì khi máy còn điện tích có thể gây ra giật điện. Đồng thời, đeo khẩu trang bảo hộ cũng tránh bụi bay vào phổi sẽ ảnh hưởng tới hô hấp. Sau khi vệ sinh xong, nên để máy hút bụi ở nơi khô ráo và thoáng mát để máy có thể hoạt động tốt.
Các lỗi thường gặp khi sử dụng máy hút bụi
Máy hút bụi nóng quá tự ngắt
Máy hút bụi nếu sử dụng liên tục trong thời gian quá lâu thì động cơ nóng lên là điều hoàn toàn bình thường. Máy hút bụi công nghiệp sẽ tự ngắt khi động cơ (motor) bị quá nóng.
Tuy nhiên, trong quá trình dùng máy hút bụi nếu động cơ của máy nóng lên kèm theo có mùi khét hoặc sờ vào bên ngoài vỏ máy cũng thấy nóng thì rất có thể máy đang gặp sự cố. Hãy tắt máy hút bụi ngay và tiến hành kiểm tra nguyên nhân lỗi xuất phát do đâu.
Một số nguyên nhân làm cho máy hút bụi nóng tự ngắt như: bộ lọc quá bẩn hoặc bị tắc, khi bị vỡ vành đai, có vật cản trong ống hút, bên trong máy có các mảnh vỡ hay bụi bẩn bám nhiều,…
Lỗi máy không vận hành
Lỗi máy không vận hành có thể vì các nguyên nhân như: lỏng phích cắm điện, sự cố ở dây nguồn, máy vận hành vượt quá công suất quy định, motor bị chập cháy, hỏng,..
Lỗi máy hút bụi kêu to khi vận hành
Thông thường, các dòng máy hút bụi đều được các nhà sản xuất thiết kế nhằm đảm bảo sao cho độ ồn thấp nhất để khi vận hành không ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Tuy nhiên, nếu một ngày người sử dụng đột ngột thấy máy phát ra âm thanh lớn hơn bình thường khi vận hành thì có thể những nguyên nhân sau đây:
- Chổi than máy hút bụi đã bị ăn mòn và hết khả năng đánh lửa
- Ổ góp bị hao mòn và hư hỏng
- Độ hở của khung vỏ: bị lỏng ra nên động cơ sẽ bị rung hơn
- Do thùng chứa rác máy hút bụi bị rách, quá đầy, túi lọc bụi đầy bụi, đường ống mềm bị tắc,…
Lỗi máy hút bụi bị yếu
Một lỗi khiến người dùng máy hút bụi vô cùng khó chịu đó là máy hút bụi đang hoạt động bình thường tự nhiên gặp vấn đề và lực hút kém, không hiệu quả như thường ngày thì có những nguyên nhân sau đây:
- Tiếp xúc giữa các bộ phận máy hút bụi không chặt
- Không lau chùi, bảo dưỡng máy hút bụi thường xuyên
- Motor máy hút bụi gặp sự cố nóng máy, cháy motor
Lỗi bàn chải máy hút bụi không quay
Khi bàn chải máy hút bụi không quay người dùng nên tắt máy và kiểm tra xem bàn chải máy có bị bụi bẩn hay dính tóc hay không, bởi điều này có thể là nguyên nhân gây nên lỗi.
Tuy nhiên, nếu sau khi làm sạch bàn chải máy mà vẫn gặp tình trạng này thì có thể do dây đai bị đứt, lỏng.
Để tránh lỗi hỏng làm gián đoạn công việc vệ sinh hãy mang máy đến các dịch vụ sửa chữa để được kỹ thuật viên hỗ trợ thay mới.
Động cơ quay nhưng máy không hút bụi
Nếu máy hút bụi động cơ vẫn quay nhưng máy lại không hút được bụi thì có nhiều khả năng nguyên nhân là do trong máy có vật cứng hoặc các vật lạ cản trở luồng gió.
Người dùng cần tiến hành kiểm tra lại ống hút, túi đựng có vật gì bị hút vào không. Đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn hay quá đầy.
Một nguyên nhân nữa là do bàn chải bị mòn, độ bôi trơn của trục quay kém, dẫn đến máy không hút được bụi.
Máy hút bụi bị cháy
Có rất nhiều lý do dẫn tới tình trạng máy hút bụi bị cháy. Và từ thực tế sử dụng cho thấy vấn đề mấu chốt khiến thiết bị gặp tình trạng cháy chủ yếu là do những nguyên nhân sau:
- Sử dụng máy hút bụi sai cách
- Không thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng thiết bị
- Trục mô tơ bị kẹt
- Nguồn điện chập chờn, không đảm bảo
- Chất lượng motor kém