Cá tra là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao trong thị trường xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam. Với sản lượng xuất khẩu tăng theo từng năm, cho thấy tiềm năng phát triển của ngành chăn nuôi và chế biến này. Mặc dù trải qua khoảng thời gian đầy khó khăn trong việc đẩy lùi Covid trong năm vừa qua, nhưng với kết quả tích cực đạt được, ngành xuất khẩu cá tra chính là một điểm sáng rực rỡ, một dấu hiệu khởi sắc cho thị trường kinh tế Việt Nam.

xuat-khau-ca-tra
Xuất khẩu cá tra đạt được kết quả tích cực trong năm vừa rồi

Tổng quan chung về xuất khẩu cá tra

Cá tra được nuôi trồng với sản lượng lớn chủ yếu tại các tỉnh thành Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp. Đây được xem là 3 trong số nhiều vùng nuôi cá tra lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, chiếm đến hơn 75% tổng sản lượng cá tra cả nước. Nguồn nguyên liệu trong ngành cá tra được kiểm soát tốt theo hướng sản xuất bền vững theo chuỗi để xuất khẩu thủy sản

Cá tra được sản xuất theo đúng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế và an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm ngặt như BAP, ASC,…

Tính đến năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu cá tra sang 138 thị trường với 80,4% giá trị xuất khẩu đến từ 8 thị trường chính bao gồm: Trung Quốc – Hồng Kông, Mỹ, ASEAN, EU, Anh, Mexico, Brazil và Colombia.

xuat-khau-ca-tra
Cá tra được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài

Đặc điểm cá tra

Cá tra thuộc loại da trơn, thân dài, miệng rộng, có râu dài, thường sống ở vùng nước ngọt và cũng có thể sống ở vùng nước lợ. Đây là loại có tốc độ tăng trưởng khá nhanh, với khoảng 2,5kg trở lên, trọng lượng của cá  tăng nhanh hơn nhiều so với tăng chiều dài là loài cá thuộc các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.

Đặc điểm nổi bật của cá tra là có buồng mỡ lớn, chiếm từ 15 – 25% trong lượng của nó, lượng mỡ này được nghiên cứu để ứng dụng vào một số lĩnh vực như: tổng hợp AKD từ mỡ cá sử dụng trong công nghệ xeo giấy, tổng hợp mỡ bôi trơn sinh học, ứng dụng mỡ cá làm nhiên liệu cho động cơ diesel.

xuat-khau-ca-tra
Cá tra là loại rất dễ nuôi trồng

Quy trình nuôi trồng và chế biến xuất khẩu cá tra

Nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu sản phẩm cá tra là ngành kinh tế mũi nhọn của các tỉnh thành Đồng bằng sông Cửu Long trong rất nhiều năm qua. Đồng thời góp phần đưa Việt nam trở thành một trong những nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu cá tra. Chính vì vậy, nhà nước cho xây dựng Hiệp hội cá tra Việt Nam nhằm củng cố, trợ giúp phát triển ngành này.

Đối với cá tra xuất khẩu, toàn bộ hệ thống ao nuôi đều được cấp mã số, sản xuất theo chuỗi giá trị, đạt chuẩn quốc tế.

Việc nuôi trồng xuất khẩu cá tra luôn kiểm soát tốt chất lượng, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu khắt khe của các thị trường nước ngoài khó tính như Mỹ, Anh,…

Theo ước tính, có đến 120 cơ sở sản xuất giống cá tra, gần 4.000 ha ươm dưỡng cá tra giống, thay thế gần 60.000 con cá bố mẹ chọn giống, thế nên chất lượng cá tra dần dần được cải thiện

Việc kiểm soát thức ăn cho xuất khẩu cá tra cũng được thực hiện nghiêm ngặt, chặt chẽ. Những cơ sở sản xuất thức ăn cho cá đều được kiểm tra, chứng nhận đầy đủ điều kiện kinh doanh, sản xuất. Đảm bảo cơ sở chế biến phải có thương phẩm riêng hoặc  mua nguyên liệu từ cơ sở nuôi gia công hoặc liên kết chuỗi.

Cơ sở nuôi cá tra luôn đảm bảo kiểm soát về ATTP theo luật ATTP, ngoài ra phải đáp ứng đủ điều kiện truy xuất nguồn gốc của ao nuôi được cấp mã số nhận diện, được quản lý phần mềm trên website.

xuat-khau-ca-tra
Quy trình nuôi, chế biến cá tra luôn được thực hiện chặt chẽ, nghiêm ngặt

Sự khởi sắc của thị trường xuất khẩu cá tra

Trải qua một năm 2021 nhiều biến động lớn gây ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, xuất khẩu, ngành chế biến và xuất khẩu cá tra cũng không ngoại lệ. Thế nhưng bởi sự chống chọi quật cường, thị trường này đã tăng nhẹ 3% so với năm 2020, đạt con số khoảng 1,54 tỷ USD.

Trong tình hình dịch khiến mọi hoạt động ngưng trệ, nhiều doanh nghiệp đã áp dụng chính sách “bỏ tôm giữ tép”  để duy trì sản xuất, đáp ứng các hợp đồng đã ký trước đó, đồng thời duy trì thị trường trong thời gian khó khăn nhất. Chính bởi sự kiên cường đó, sau khi Nhà nước ban hành Nghị quyết 128, ngành xuất khẩu cá tra đã nhanh chóng hồi sinh.

Những giải pháp gia tăng giá trị xuất khẩu cá tra sang một số thị trường lớn

Để có thể gia tăng giá trị xuất khẩu cá tra sang các thị trường lớn trong thời kỳ dịch hoành hành, Nhà nước cần phải đẩy mạnh các giải pháp như sau:

  • Miễn, giảm thuế cho các doanh nghiệp thủy hải sản trong giai đoạn này, giúp họ có thể duy trì và phát triển ổn định trong và sau dịch bệnh.
  • Tập trung tổ chức sản xuất theo hướng liên kết chuỗi, thường xuyên rà soát tình hình hoạt động để kịp thời hỗ trợ, giúp đỡ các khó khăn, vướng mắc, nâng cao giá trị hoạt động.
  • Hiệp hội cá tra Việt Nam có thể kết nối với các cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại nước ngoài để xây dựng các chương trình xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp tiếp xúc, tìm hiểu các nhu cầu, quy định và các biện pháp hạn chế tại các thị trường nước ngoài.
xuat-khau-ca-tra
Nhà nước cần đẩy mạnh các công tác hỗ trợ gia tăng giá trị xuất khẩu cá tra

Những thông tin mà chúng tôi vừa chia sẻ ở trên hy vọng sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin đầy đủ về ngành xuất khẩu cá tra, một thị trường đầy tiềm năng  trong ngành xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam. Hãy thường xuyên ghé thăm https://xenangnhapkhau.com để không chỉ biết thêm những thông tin bổ ích mà còn có thể tìm hiểu những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tuyệt vời trong lĩnh vực Xe nâng.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.