Ngành xây dựng đang có những bước tiến mạnh mẽ mang tính chất đột phá, xây dựng lên hàng loạt công trình thúc đẩy đời sống con người ngày càng hiện đại, tiện nghi hơn.

Xây dựng phát triển đòi hỏi những kỹ thuật xây dựng đi kèm cũng phát triển theo, đáp ứng được hầu hết các đòi hỏi khắt khe của ngành xây dựng, tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đem đến công trình đồ sộ kiên cố, vững chắc, chuẩn tuyệt đối với bản vẽ và kế hoạch dự án. 

Vậy kỹ thuật xây dựng là gì? Có vai trò như thế nào? Kỹ thuật xây dựng được phân chia thành những nhóm ngành gì? Cùng tìm hiểu với CNSG trong bài viết này nhé!

Kỹ thuật xây dựng là gì? 

kỹ thuật xây dựng là gì
kỹ thuật xây dựng là gì
  • Kỹ thuật xây dựng là một lĩnh vực của kỹ thuật liên quan đến lập kế hoạch, thi công và quản lý các cơ sở hạ tầng, công trình xây dựng như đường cao tốc, cầu, cảng biển, sân bay, đường hầm, đường sắt, cao ốc, tòa nhà hay đập, hồ chứa nước, công trình trên biển… 
  • Các dự án xây dựng thường đòi hỏi kiến thức về kỹ thuật và những nguyên tắc quản lý, kinh tế học, thủ tục kinh doanh, luật pháp và những mối quan hệ được ký kết giữa các bên trong dự án. 
  • Kỹ sư xây dựng trong ngành kỹ thuật xây dựng tham gia vào giai đoạn khảo sát mặt bằng, địa chất, vị trí công trình,…; kỹ sư cũng tham gia vào giai đoạn thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công, thiết kế sơ bộ, kiểm soát và đảm bảo chất lượng công trình; đảm nhiệm vai trò tư vấn, giám sát, kiểm tra chất lượng bê tông vật liệu, lập và theo dõi tiến độ dự án.

Các phân ngành trong kỹ thuật xây dựng 

Các phân ngành trong kỹ thuật xây dựng 
Các phân ngành trong kỹ thuật xây dựng

Địa kỹ thuật

Địa kỹ thuật là một ngành kỹ thuật thực hiện các công việc liên quan đến thăm dò và xử lý các tính chất của vật liệu đất sau đó ứng dụng cho xây dựng làm nền móng hay vật liệu xây dựng. 

Địa kỹ thuật thường có các tính chất liên hệ mật thiết với cơ học đất và thuộc tính của đất như độ nghiêng/dốc, sự nén và phình to của đất, sự thấm nước, nền móng, tường chống đỡ, nền đất, mấu neo trong đất và đá, việc sử dụng kết hợp các vật liệu chịu lực kéo tổng hợp trong công trình đất, địa động học, sự tương tác của công trình đất,…

Địa kỹ thuật có nhiều ứng dụng nổi bật như đảm bảo nền móng vững chắc an toàn cho các công trình xây dựng, thiết kế và xây dựng đập nước,…

Kỹ thuật vận tải

Kỹ thuật vận tải trong xây dựng bao gồm các công việc liên quan đến vận chuyển vật liệu kỹ thuật, các máy móc, thiết bị như giàn giáo, máy động cơ, máy phát lực, máy vận chuyển ngang, máy nâng – chuyển, gia cố nền móng và máy làm đất….

Kỹ thuật vận tải có thể dùng đến sự hỗ trợ của nhiều hình thức vận chuyển khác nhau như vận tải bằng đường bộ, vận chuyển bằng đường thủy,… cùng các phương tiện vận chuyển như xe tải, tàu thủy, xe nâng, bàn nâng điện,… 

Kỹ thuật môi trường

Kỹ thuật môi trường trong ngành xây dựng bao gồm việc quản lý xử lý rác thải, các loại vữa, vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị sau khi hoàn thiện công trình xây dựng nhằm đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường.

Kỹ thuật thủy lợi

Kỹ thuật thủy lợi liên quan đến xây dựng với các công trình thủy lợi như: đập, hồ chứa nước, trạm bơm, cống, hệ thống dẫn, chuyển nước, bờ bao thủy lợi, bờ kè và công trình khác phục vụ khai thác, quản lý thủy lợi.

Nhiệm vụ chủ yếu của kỹ thuật thủy lợi là làm thay đổi, cải biến trạng thái tự nhiên dòng chảy của mạch nước ngầm, sông, hồ, biển,..để ứng dụng sử dụng nước một cách hợp lý có lợi nhất, đồng thời bảo vệ môi trường xung quanh tránh khỏi những tác hại mưa bão, ngập lụt,…của dòng nước gây nên.

Kỹ thuật quản lý vật liệu xây dựng

Vật liệu xây dựng là bất kỳ vật liệu nào được sử dụng cho mục đích xây dựng, có thể tồn tại dưới dạng có sẵn trong tự nhiên như đất sét, cát, đá, gỗ, cành cây và lá,…hoặc các sản phẩm vật liệu nhân tạo được sử dụng. 

Kỹ thuật quản lý vật liệu kỹ thuật cũng là 1 ngành của kỹ thuật xây dựng, người quản lý sẽ thực hiện công việc liên quan đến kiểm tra, giám sát từ khâu chọn vật liệu xây dựng, lên kế hoạch về số liệu cụ thể, chất lượng vật liệu, loại vật liệu sẽ dùng cho công trình xây dựng, dự toán được chi phí cho vật liệu xây dựng để hạn chế tối đa vấn đề chi phí phát sinh. 

Quản lý xây dựng

Quản lý dự án xây dựng là một nhánh ngành của kỹ thuật xây dựng chuyên nghiệp, sử dụng các kĩ thuật quản lý dự án, kỹ thuật quản lý chuyên môn để thiết kế và xây dựng một dự án, giám sát việc lập kế hoạch xây dựng từ đầu công trình đến khi hoàn tất. 

Mục đích của quản lý xây dựng một dự án là để kiểm soát thời gian của một dự án, chất lượng và mức chi phí phù hợp cho công trình đó. 

Quản lý dự án xây dựng tương thích với tất cả các hệ thống phân phối dự án, bao gồm thiết kế xây dựng, thiết kế – nhà thầu xây dựng, quản lý độ an toàn, rủi ro,… 

Kỹ thuật xây dựng dân dụng 

Kỹ thuật xây dựng dân dụng là một ngành kỹ thuật xây dựng chuyên nghiệp, có nhiệm vụ thiết kế, thi công và thực hiện bảo trì đối với các công trình dân dụng cũng như tự nhiên như cầu, đường, đập, đường hầm, tòa nhà,…
Kỹ thuật xây dựng dân dụng là ngành kỹ thuật đã xuất hiện lâu đời, chỉ sau kỹ thuật quân sự. 

Kỹ thuật xây dựng dân dụng có mặt trong phạm vi công cộng từ nhà nước đến tư nhân ở mọi cấp độ và rộng hơn là trên khu vực và quốc tế.

Vai trò của kỹ thuật xây dựng 

Vai trò của kỹ thuật xây dựng
Vai trò của kỹ thuật xây dựng
  • Thông qua các hình thức xây dựng mới, khôi phục hoặc cải tạo sửa chữa các công trình bị hỏng…. xây dựng góp phần lớn giúp  tái tạo cơ sở vật chất, tài sản cố định cho nền kinh tế quốc gia, được coi là lĩnh vực sản xuất vật chất lớn của nền kinh tế quốc dân do đó kỹ thuật xây dựng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. 
  • Nhờ có kỹ thuật xây dựng, các công trình, dự án được triển khai chi tiết, cụ thể và đảm bảo đúng với kế hoạch, định hướng đề ra với các bản vẽ kỹ thuật hoặc bản thảo dự án, bản kế hoạch,… được triển khai. 
  • Kỹ thuật xây dựng cũng bao gồm các thao tác chuyên môn trong lĩnh vực này, xây dựng nên những kết cấu, công trình đồ sộ có tính chất quốc gia cho đến những dự án, công trình nhỏ của gia đình đều góp phần lớn thay đổi diện mạo kinh tế quốc gia. 
  • Kỹ thuật xây dựng đảm bảo hạn chế tối đa những sai sót, gian lận trong quá trình xây dựng với các phân ngành liên quan đến quản lý, giám sát thi công tại công trình, kiểm tra về chất lượng vật liệu xây dựng và những công trình sau khi đã hoàn thiện có chuẩn xác, đúng với bản vẽ kỹ thuật, bản kế hoạch trước đó hay không. 
  • Kỹ thuật xây dựng cũng tạo được rất nhiều cơ hội việc làm cho kỹ sư, công nhân viên, mở ra triển vọng phát triển trong hiện tại và tương lai  khi có hàng loạt các ngành liên quan, luôn sẵn sàng tiếp nhận nhân sự. 
  • Với những công trình tầm cỡ quốc gia, kỹ thuật xây dựng lại càng quan trọng khi khẳng định được vị thế của mình, hoàn thành đúng với mục tiêu đề xuất giúp tiết kiệm nguồn ngân sách quốc gia, xây nên những công trình vĩ đại là niềm tự hào của chính kỹ sư và đất nước.
Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.