Danh mục bài viết
Những cụm từ như “chế tạo máy” hay “công nghệ chế tạo máy” có lẽ đã có nhiều người đã từng nghe qua. Nhưng cụ thể thể thì chế tạo máy là gì? Công việc của ngành chế tạo máy là những hoạt động nào? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chúng thì hãy đồng hành cùng CNSG qua bài viết này để có cái nhìn cụ thể và rõ ràng hơn nhé!
Máy móc là gì?
Trước khi đi vào tìm hiểu về chế tạo máy cũng như công nghệ chế tạo máy, bạn cần hiểu được khái niệm “máy móc” có nghĩa là gì.
Máy móc còn được xem là thiết bị cơ khí, bạn có thể hiểu đơn giản nó là máy, là thiết bị có cơ cấu cơ học, sử dụng sức mạnh để tác dụng lực. Trong hoạt động hàng ngày, nó có nhiệm vụ thực hiện hoặc trợ giúp thực hiện các công việc từ đơn giản đến phức tạp.
Công nghệ chế tạo máy là gì?
Sau khi đã hiểu được thuật ngữ máy móc, CNSG tin chắc rằng bạn đã phần nào hiểu được ý nghĩa của từ “công nghệ chế tạo máy”. Để bạn không phải mơ hồ với định nghĩa này quá lâu, CNSG sẽ phân tích thêm về từ “công nghệ”.
Công nghệ được hiểu là sự phát minh hoặc sự thay đổi, tức là bạn có thể vận dụng kiến thức trong khoa học và kỹ thuật để cải tiến chất lượng sản phẩm kỹ thuật cũng như quá trình sản xuất.
Vậy tổng hợp lại, công nghệ chế tạo máy có nghĩa là bạn ứng dụng kiến thức khoa học và kỹ thuật để chế tạo, tạo ra các thiết bị máy móc giúp ích cho các hoạt động sản xuất của mọi người trong xã hội.
Công việc của ngành chế tạo máy
Trong ngành chế tạo máy, các công việc có thể kể đến như:
- Tham gia chế tạo, sửa chữa, lắp đặt các thiết bị máy móc cơ khí cho các công trình, nhà máy như nhà máy nhiệt điện, nhà máy thuỷ điện, nhà máy xi măng, cơ sở đóng tàu…
- Bạn cũng có thể thiết kế và lên bản vẽ cho các loại thiết bị sản xuất hay các thiết bị dây chuyền sản xuất như máy sản xuất mì tôm, máy sản xuất bánh, kẹo, thiết bị đóng gói, đóng chai, đóng hộp… hay các thiết bị hỗ trợ trong sản xuất nộp nghiệp như máy thu hoạch nông sản, máy gieo hạt….
- Thi công hoặc giám sát việc thi công các thiết bị sản xuất đã thiết kế
- Công việc trong ngành này còn có việc tham gia khai thác hệ thống sản xuất công nghiệp bằng cách vận hành, bảo trì, xử lý sự cố của các thiết bị công nghiệp.
Xem thêm: 9+ cải tiến công nghệ oto mới nhất hiện nay
Cơ hội việc làm của ngành công nghệ chế tạo máy
Với mục tiêu đưa đất nước đi lên công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam, thì ngành công nghệ chế tạo máy cũng đang dần trở thành ngành hot. Tuy nhiên, với tình hình thực tế “thừa thầy, thiếu thợ” trong các lĩnh vực của nước ta hiện nay, nhân lực trong ngành công nghệ chế tạo máy vẫn còn đang thiếu hụt.
Thời đại công nghiệp phát triển, máy móc chính là một trong những nhân tố quan trọng để tạo thêm những bước đột phá mới trong các ngành công nghiệp. Minh chứng là ngày càng có nhiều thiết bị máy móc mới được cải tiến về chất lượng ra đời, nhanh chóng thay thế các công việc nặng nhọc thay thế cho sức người.
Dựa vào đó có thể thấy rằng cơ hội làm việc dành cho các kỹ sư chế tạo máy là rất cao. Thêm vào đó, ngành này được đào tạo chủ yếu là các kiến thức thực tế, dễ dàng hơn khi tìm việc làm sau khi đã tốt nghiệp.
Thậm chí, nhiều công ty lớn trên thế giới hiện nay như Toyota, Samsung, LG, Canon, Honda… cũng không ngừng tuyển chọn các kỹ sư chế tạo máy vào làm việc.
Môi trường làm việc của ngành
Công việc của một kỹ sư chế tạo máy rất nhiều, đó có thể là việc giải quyết vấn đề của các loại thiết bị, máy móc từ các chi tiết đơn giản cho đến phức tạp. Vậy nên môi trường làm việc của các kỹ sư cũng rất “đa dạng”.
- Môi trường văn phòng: Khi bắt đầu công việc, kỹ sư cơ khí thường làm việc ở môi trường văn phòng. Tại đây, họ sẽ gặp gỡ và thảo luận cùng các chuyên gia, giám đốc, đồng nghiệp và các nhân viên bộ phận khác ê nhận và thu thập các yêu cầu về dự án họ đang tiến hành. Sau khi đã xác định được yêu cầu của các bên, họ sẽ bắt đầu lên bản vẽ thiết kế chi tiết, sau khi đã hoàn thành thì họ sẽ chuyển đến môi trường làm việc thí nghiệm.
- Môi trường phòng thí nghiệm – thử nghiệm: Để thử nghiệm các thiết bị máy móc, các kỹ sư cần một môi trường thí nghiệm để chạy và kiểm tra để đảm bảo máy móc, thiết bị chạy đúng như yêu cầu.
- Trong nhà máy sản xuất: Các kỹ sư cơ khí còn có thể làm việc trên sàn sản xuất, tham gia vào hoàn thiện máy hoặc hỗ trợ đội ngũ sản xuất hoặc hỗ trợ hướng dẫn lắp ráp theo đúng bản thiết kế hoàn chỉnh.
- Môi trường ngoài trời: Sau khi hoàn thành sản phẩm, các kỹ sư cần có mặt để chạy thử thiết bị nhằm đảm bảo thiết bị ổn định khi hoạt động. Quy trình kiểm thử ngoài trời còn giúp các kỹ sư có thêm phương án cải thiện để máy móc hoạt động tốt và phù hợp với các yếu tố môi trường khác.
Hiện nay, đã có nhiều loại máy móc ra đời, làm thay các công việc đòi hỏi nhiều sức lực. Nhờ vậy mà con người có thể giảm bớt gánh nặng. Một trong những loại máy móc được dùng phổ biến hiện nay là xe nâng điện, với thiết kế nhỏ gọn, giúp vận chuyển hàng hoá, vật nặng một cách dễ dàng.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về các loại xe nâng hàng, hãy liên hệ ngay cho CNSG qua hotline: +84 987.115.148 để được tư vấn nhé!
Trên đây là những thông tin chia sẻ về ngành công nghệ chế tạo máy mà CNSG thực hiện. Hy vọng bài viết có thể đem lại những thông tin hữu ích cho bạn!
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.