Xe nâng điện ngồi lái là loại xe nâng hạ hàng hóa tiêu chuẩn, được thiết kế với cabin dạng ngồi lái để vận chuyển nâng hàng, xếp hàng hóa vào kho trong các môi trường kho diện tích nhỏ, động cơ sử dụng chính là động cơ điện vận hành êm ái, thân thiện môi trường.
Bảng giá xe nâng điện ngồi lái cũ mới
Loại xe nâng điện ngồi lái |
Giá tham khảo |
Xe nâng điện cũ 900kg ngồi lái Toyota – 3FBL9 |
105.000.000 ₫ |
Xe nâng điện ngồi lái cũ 1.5 Tấn Nichiyu FB15P-75-300 |
185.000.000 ₫ |
Xe nâng điện cũ 1 tấn ngồi lái UNICARRIERS J1B1L15 |
220.000.000 ₫ |
Xe nâng điện ngồi lái 0.8-1 Tấn Hangcha X Series |
200.000.000 ₫ |
Xe nâng điện 2 ghế ngồi lái Hangcha A Series |
330.000.000 ₫ |
Xe nâng điện ngồi lái 1 – 3.5 Tấn Hangcha A Series |
330.000.000 ₫ |
Xe nâng điện ngồi lái SAGOLIFTER-FB15 |
300.000.000 ₫ |
Xe nâng điện ngồi lái 3 tấn SAGOLIFTER-FB30 |
380.000.000 ₫ |
Xe nâng điện đứng lái 2 Tấn Heli G2 Series |
360.000.000 ₫ |
Cách lựa chọn xe nâng điện ngồi lái
Xác định chiều cao nâng
-
Trước khi mua xe nâng điện ngồi lái cần dựa vào chiều cao của giá kệ lớn nhất của kho muốn dùng xe để xác định chiều cao nâng mong muốn.
-
Cần cộng thêm khoảng 20cm bao gồm chiều cao nâng của Pallet và khoảng cách lấy Pallet.
Xác định độ rộng cửa kho
-
Xác định độ rộng cửa kho nhằm chọn được xe nâng điện ngồi lái có kích thước phù hợp.
-
Lựa chọn được kiểu khung nâng 2 tầng hay 3 tầng dựa vào độ rộng của cửa kho.
Xác định khối lượng, kích thước hàng hóa để chọn tải trọng nâng xe
-
Để biết được tải trọng nâng xe cần dùng cho kho là bao nhiêu, cần xác định khối lượng hàng hóa cần vận chuyển lớn nhất là bao nhiêu ký.
-
Các kích thước của hàng hóa cũng cần quan tâm như độ rộng, chiều dài, chiều cao,...
Xác định khoảng cách lối đi
-
Xác định khoảng cách lối đi giữa 2 kệ gần nhau nhất là bao nhiêu? có thể linh động được không? Để xác định kích thước và loại xe nâng điện ngồi lái 3 bánh hay 4 bánh.
Xác định loại kệ hàng
-
Với các kiểu giá kệ khác nhau cũng có thể cân nhắc để chọn xe nâng điện ngồi lái phù hợp cùng các loại như Drive-in, Selective Pallet Racking, Double deep hay Kệ khuôn.
Phân loại xe nâng điện ngồi lái
Xe nâng điện ngồi lái được phân chia thành 2 loại chủ yếu là xe nâng điện ngồi lái 3 bánh và xe nâng điện ngồi lái 4 bánh.
Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh
Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh thường có tải trọng nâng thấp hơn khoảng dưới 2 tấn với chiều cao nâng dưới 6m. Xe nâng điện ngồi lái 3 bánh thường được áp dụng dùng trong các xưởng sản xuất cần nâng hạ vật nhẹ ở các xưởng kinh doanh nhỏ, xưởng sản xuất diện tích hẹp cần dùng xe nâng hàng có tính linh động cao. Dòng xe điện ngồi lái 3 bánh này thường kết hợp cụm bánh sau ở chính giữa phía sau nhờ đó giúp chuyển trọng tâm di chuyển vào 3 bánh, thu gọn khối lượng và kích thước xe.
Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh
Xe nâng điện ngồi lái 4 bánh có cơ chế hoạt động cơ bản như xe nâng gắn động cơ dầu hoặc xăng hay gas. Dòng xe 4 bánh thường đa dạng tải trọng hơn, có khả năng vận chuyển hàng hóa từ khoảng 0,5-5 tấn.
Ứng dụng của xe nâng điện ngồi lái
-
Xe nâng điện ngồi lái có thể nâng hàng hóa với độ cao lên đến 6m, thích hợp hoạt động trong nhiều môi trường khác nhau, bốc xếp hàng hóa ở những kho hàng, nhà xưởng có nhiều kệ, giá với mức độ cao tương đương.
-
Ở các vị trí có nhiều vật cản ảnh hưởng đến di chuyển và sàn nhà gồ ghề, xe nâng điện đứng lái vẫn có thể hoạt động, đây là loại động cơ rất lý tưởng thích hợp cho nhiều bề mặt di chuyển khác nhau.
-
Xe nâng điện ngồi lái sử dụng được cho nhiều ngành hàng, phổ biến với các ngành như: các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử, trong các siêu thị, doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, trong các ngành như thực phẩm, dược phẩm,...
Đặc điểm chung của xe nâng điện ngồi lái
Không có khí thải
Xe nâng điện ngồi lái là loại xe áp dụng công nghệ xanh, sử dụng động cơ điện là nhiên liệu chính cho quá trình vận hành di chuyển và nâng hạ nên thường không phát sinh khí thải, không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe của con người. Vì đặc tính không phát sinh khí thải, xe nâng điện ngồi lái có thể sử dụng trong kho thực phẩm, kho lạnh mà vẫn đảm bảo được an toàn.
Nhiên liệu rẻ hơn
Xe nâng điện ngồi lái sử dụng động cơ điện để hoạt động do đó giúp các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tiết kiệm được nhiên liệu nhiều hơn so với các dòng xe nâng dầu, xe nâng dùng nhiên liệu ga, xăng. Nhờ tiết kiệm được nhiên liệu, doanh nghiệp có thêm nguồn chi phí để đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, nâng cao năng suất lao động và công suất cung ứng hàng hóa ra ngoài thị trường.
Tuổi thọ dài hơn
Cấu tạo của xe nâng điện ngồi lái là cấu tạo dạng đơn giản nên thường có ít chi tiết cơ khí vận hành so với các dòng xe nâng khác, do đó tuổi thọ cũng được kéo dài, ít tốn kém chi phí cho bảo hành và sửa chữa. Khi vận hành xe nâng điện ngồi lái trong môi trường kho xưởng sạch, bảo quản tốt tránh các tác động của bên ngoài môi trường, xe cũng có thể tăng tuổi thọ đáng kể.
Ít tạo ra tiếng ồn
Các dòng xe nâng điện đứng lái, xe nâng điện ngồi lái thường vận hành bằng động cơ điện nên rất êm ái, ít gây ra tiếng ồn khi vận hành, khi so sánh với xe nâng dầu thường được đánh giá cao hơn về mức độ chống ô nhiễm tiếng ồn, làm việc hiệu quả trong cả những điều kiện ở bệnh viện, trường học hay siêu thị.
Phân loại cấu tạo theo bộ phận
Càng nâng |
-
Càng nâng hỗ trợ nâng hạ hàng hóa với nhiều mức tải trọng đa dạng, giúp xe nâng điện ngồi lái dễ dàng bốc xếp hàng hóa hoặc sử dụng sự hỗ trợ của Pallet.
-
Càng nâng xe nâng điện ngồi lái cũng được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau nên có thể vận chuyển tốt các kiện hàng nặng hay hàng hóa cồng kềnh.
|
Bình ắc quy |
-
Khác với các dòng xe nâng dầu, xe nâng điện sử dụng động cơ chính là điện nên không thể thiếu bình ắc quy- bộ phận quan trọng nhất của xe.
-
Bình ắc quy là nguồn chính cung cấp năng lượng và điện để xe nâng điện ngồi lái chạy.
-
Tùy vào tần suất sử dụng và sạc bình ắc quy mà bình có mức tuổi thọ khác nhau.
|
Hệ thống điều khiển |
-
Hệ thống điều khiển của xe nâng điện ngồi lái hoạt động dựa trên cảm biến từ và hệ thống mạch điều khiển bên trong.
-
Tốc độ di chuyển của xe nâng điện ngồi lái sẽ phụ thuộc vào chân đạp ga và tay vặn của người lái.
|
Bo mạch điều khiển chip |
-
Để chiếc xe hoạt động như dự định, bo mạch điều khiển chip có khả năng bắt tín hiệu của người lái trong hệ thống động cơ bên trong.
|
Hệ thống bánh xe |
-
Các vật liệu thường được sử dụng để làm bánh xe là cao su lốp đặc hoặc lốp hơi, được thiết kế để thích ứng với từng loại xe.
|
Ưu, nhược điểm của xe nâng điện ngồi lái
Ưu điểm
-
Xe nâng điện ngồi lái có kích thước nhỏ gọn và tiêu thụ năng lượng điện ít hơn nhờ được trang bị thêm mô tơ điện xoay chiều công suất lớn hiện đại, làm giảm kích thước của mô tơ.
-
Xe nâng điện ngồi lái được trang bị thêm khả năng nạp lại năng lượng thừa, nguồn năng lượng này được dự trữ đưa về bình ắc quy khi người lái đạp phanh, tiếp tục thu vào bình điện để sử dụng cho chu kỳ tiếp theo.
-
Xe nâng điện đứng lái được lắp đặt với hệ thống chống nghiêng và giảm sốc, kết hợp khả năng chống lật giúp bảo vệ được người vận hành và hàng hóa.
-
Xe nâng điện ngồi lái không gây ô nhiễm môi trường xung quanh, hoạt động êm ái và không gây tiếng ồn nên được đánh giá cao.
Nhược điểm
-
Xe nâng điện ngồi lái thường tốn khá nhiều thời gian để sạc điện sử dụng, thông thường khoảng 8 tiếng/1 ngày mới đủ để hoạt động tốt.
-
Thời gian sử dụng ngắn hơn so với các động cơ đốt trong như xăng, dầu và thường gặp khó khăn khi đang vận hành bị hết điện đột ngột.
-
Xe không làm việc được trong điều kiện môi trường dốc vì công suất hoạt động yếu hơn xe xăng và dầu, khi hoạt động trong các môi trường này sẽ có nguy cơ rút ngắn tuổi thọ sử dụng của động cơ xe và giảm công suất sử dụng.