Hướng dẫn sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu chi tiết
Ngày đăng: 03/10/2024
Hệ thống lái xe nâng một khi hư hỏng sẽ dẫn đến những nguy hiểm không lường. Do đó, hãy cùng tìm hiểu về cách sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu nhé!
Mặc dù là một bộ phận khá quan trọng nhưng hệ thống lái xe nâng lại bị rất nhiều người bỏ quên. Từ đó dẫn đến tình trạng vô lăng nặng, xe khó điều khiển, gây nguy hiểm đến người vận hành cũng như hàng hóa. Bài viết dưới đây của CNSG sẽ chia sẻ cho bạn những thông tin bổ ích về sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu.
Tầm quan trọng của việc sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu
Hệ thống lái xe nâng là các bộ phận, linh kiện và phụ tùng đóng vai trò điều khiển và vận hành xe. Đồng thời chúng còn giúp xe nâng hoạt động chính xác, tiến vào lùi ra, rẽ trái, rẽ phải,... theo ý của người vận hành.
Với tầm quan trọng như vậy, người dùng cần quan tâm, kiểm tra và sửa chữa hệ thống lái thường xuyên. Việc sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu kịp thời, đúng lúc sẽ đem đến những lợi ích như:
-
Giúp xe nâng được kiểm soát chính xác, từ đó đảm bảo sự an toàn cho con người, hàng hóa.
-
Đảm bảo tính chính xác trong việc di chuyển và điều hướng xe, nhờ vậy mà hiệu suất của xe được nâng cao.
-
Kiểm tra và sửa chữa hệ thống lái thường xuyên còn giúp giảm nguy cơ hỏng hóc, từ đó bảo vệ người dùng khỏi các tình huống không mong muốn.
-
Bảo dưỡng hệ thống lái còn giúp kéo dài thời gian sử dụng và nâng cao hiệu suất cho xe, giúp người dùng tiết kiệm chi phí hiệu quả.
Sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu giúp đảm bảo hiệu suất, chất lượng xe, bảo vệ an toàn cho con người
Các vấn đề thường gặp ở hệ thống lái xe nâng dầu
Khi hệ thống lái xe nâng dầu bị hỏng thường sẽ dẫn đến những vấn đề sau:
Vô lăng xe nâng nặng
Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến việc điều khiển và điều hướng xe di chuyển, từ đó gây nguy hiểm cho người vận hành. Lấy một ví dụ cụ thể, khi đến khúc cua, bạn cần sử dụng vô lăng để điều khiển xe cua. Tuy nhiên vì vô lăng bị nặng nên bạn không kịp cua, từ đó dẫn đến tai nạn, chấn thương.
Xe nâng khó điều khiển
Biểu hiện rõ nhất là tình trạng người vận hành không thể kiểm soát việc di chuyển của xe. Khiến xe nâng không thể di chuyển tiến hoặc lùi như bình thường. Hoặc xe chỉ có thể di chuyển theo một hướng.
Đối với trường hợp này, người dùng cần tạm dừng sử dụng và mang đi sửa chữa. Từ đó tác động rất lớn đến hiệu suất công việc.
Vô lăng nặng hoặc xe khó điều khiển là những vấn đề thường gặp khi hệ thống lái bị hỏng
Nguyên nhân gây ra các vấn đề về hệ thống lái
Hệ thống lái gặp vấn đề có thể do rất nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và thường thấy nhất:
Bơm trợ lực bị hỏng hoặc gặp vấn đề
Bơm trợ lực là bộ phận tạo ra áp suất để hệ thống trợ lực lái hoạt động. Do đó, nếu bộ phận này bị hỏng hoặc gặp vấn đề sẽ làm vô lăng bị nặng, khó điều khiển, thậm chí là ngừng hoàn toàn.
Bơm trợ lực bị hỏng thường do cánh bơm bị mòn, bề mặt bơm bị xước hoặc do đường dầu rò rỉ, dây đai dẫn động bị chùng,...
Rò rỉ dầu trợ lực
Thông thường người dùng có thể sử dụng vô lăng một cách nhẹ nhàng và dễ dàng là nhờ hệ thống trợ lực lái. Tuy nhiên, khi xảy ra tình trạng rò rỉ dầu trợ lực hoặc dầu trợ lực bị thiếu sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống trợ lực lái. Từ đó khiến vô lăng bị nặng, việc điều khiển xe nâng cũng trở nên khó khăn hơn.
Khi xe gặp phải tình trạng rò rỉ hoặc thiếu dầu trợ lực, người dùng nên kiểm tra và xử lý sớm vì lỗi này sẽ làm hệ thống lái bị hư hỏng nặng. Bên cạnh đó, dầu trợ lái dính cặn bẩn sẽ làm giảm độ nhớt, từ đó ảnh hưởng đến quá trình vận hành của xe. Do đó, người dùng cũng nên thay dầu trợ lái định kỳ.
Người dùng nên thay dầu trợ lực định kỳ để đảm bảo xe hoạt động bình thường
Lốp lệch
Lốp xe nâng bị lệch sẽ ảnh hưởng đến việc điều hướng, di chuyển của xe. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp này, có thể là do xi-lanh lái bị trục trặc, liên kết bị mòn, van chuyển hướng bị rò rỉ bên trong cụm lái,...
Cách sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu
Để xe nâng vận hành ổn định, dưới đây là một số cách sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu mà người dùng cần biết:
Kiểm tra bơm trợ lực lái
Chỉ với những bước đơn giản dưới đây, người dùng có thể kiểm tra bơm trợ lực lái để xác định những hư hỏng:
-
Sử dụng đồng hồ đo áp suất tại đường dầu ra, sau đó cho xe chạy ở chế độ không tải. Nếu áp suất đầu ra trên 70kg/cm2 tức là bơm hoạt động bình thường. Ngược lại, bơm đang hoạt động không đúng kỹ thuật.
-
Tháo bơm áp suất, tháo rời từng bộ phận và tiến hành vệ sinh sạch sẽ.
-
Sử dụng các thiết bị chuyên dụng để kiểm tra từng chi tiết.
-
Sử dụng căn lá để đo khe hở giữa cánh gạt và rãnh trên thân roto, đảm bảo khe hở phải nhỏ hơn hoặc bằng 0.036 mm.
-
Đo chiều dài của lò xo bằng thước, đảm bảo số đo trong khoảng 33 – 34 mm.
-
Sau đó chuyển sang kiểm tra van điều áp. Cuối cùng, kiểm tra phớt chắn dầu, nắp bơm và trục bơm.
Nếu người dùng phát hiện bộ phận nào có hư hỏng thì hãy tiến hành sửa chữa và thay thế ngay lập tức.
Bổ sung dầu trợ lực
Trong trường hợp xe nâng bị rò rỉ hoặc thiếu dầu trợ lực, người dùng nên bổ sung dầu trợ lực tại các đơn vị có uy tín. Ngoài ra đừng quên thay dầu trợ lực định kỳ tối thiểu 2 năm/lần và tối đa 5 năm/lần.
Lời kết
Trên đây là 2 cách thường thấy để sửa chữa hệ thống lái xe nâng dầu. Bằng việc áp dụng 2 cách này sẽ giúp hệ thống lái của xe nâng luôn giữ được chất lượng, từ đó đảm bảo an toàn cho người vận hành.
Xem thêm các bài viết tương tự:
3+ thông tin quan trọng về thay thế phụ tùng xe nâng dầu
Chi phí sửa chữa xe nâng dầu mới nhất trên thị trường hiện nay
Cách sửa chữa phanh xe nâng dầu đơn giản, nhanh chóng
Cách sửa chữa hệ thống điện xe nâng dầu
Xe nâng dầu không khởi động được: Nguyên nhân và cách khắc phục
Thay dầu cho xe nâng dầu: 3 thông tin quan trọng bạn cần biết