[GIẢI ĐÁP] Tốc độ lái xe nâng được cho phép là bao nhiêu?

Ngày đăng: 06/05/2024

Tốc độ lái xe nâng là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động và hiệu quả công việc trong các nhà kho, phân xưởng sản xuất. Vậy tốc độ lái xe nâng được phép là bao nhiêu? Chạy quá tốc độ cho phép có bị phạt không? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này của CNSG.

 

Tốc độ lái xe nâng được cho phép là bao nhiêu?

Tốc độ xe nâng được cho phép là một vấn đề quan trọng trong việc đảm bảo an toàn lao động và hiệu quả công việc trong các nhà máy và kho bãi. Theo thông tư số 51/2015/TT-BLĐTBXH, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đã quy định rõ ràng về vận tốc di chuyển của xe nâng.  Cụ thể, đối với những loại xe nâng có tải trọng từ 1000kg trở lên, vận tốc di chuyển không được quá 16km/h.

  • Các xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe loại 1 tốc độ khi hoạt động sẽ không được di chuyển quá tốc độ 0,5 km/h và gia tốc 0,5m/s2, chỉ được thiết kế cho chiều cao nâng thấp.
  • Các xe nâng có người điều khiển đi bộ cùng với xe có tốc độ thay đổi, khi hoạt động sẽ không được di chuyển tốc độ quá 6km/h. Đồng thời phải kiểm soát được tốc độ di chuyển bằng chân người vận hành.
  • Với loại xe nâng đứng điều khiển, chỉ được thiết kế tốc độ di chuyển trên nền không quá 16 km/h.

Thông thường công ty sẽ niêm yết về tốc độ giới hạn khi làm việc từ 5-15 km/h, giúp người điều khiển có tầm nhìn tốt nhất và hạn chế gặp nguy hiểm. Để giới hạn tốc độ xe nâng được chính xác, các xưởng sản xuất hiện nay có thể sử dụng bộ tốc độ giới hạn dành riêng cho xe nâng.

Tại sao việc đặt giới hạn tốc độ xe nâng lại quan trọng?

Đảm bảo an toàn lao động

Việc giới hạn tốc độ xe nâng giúp ngăn chặn tai nạn lao động, đặc biệt trong môi trường làm việc có nhiều người và máy móc hoạt động.

Kiểm soát tốc độ di chuyển

Tuân thủ giới hạn tốc độ giúp người điều khiển xe có thể kiểm soát tốc độ di chuyển, đặc biệt khi di chuyển trong nhà kho hoặc khu vực xếp dỡ hàng hóa.

Phòng tránh va chạm

Tốc độ xe nâng được giới hạn để giảm thiểu rủi ro va chạm giữa xe nâng với người lao động hoặc các vật dụng khác trong khu vực làm việc.

Tối ưu hóa khoảng cách phanh

Xe nâng cần có khoảng cách phanh an toàn để dừng lại một cách chính xác, việc giới hạn tốc độ giúp đảm bảo khoảng cách phanh này.

Tuân thủ quy định pháp luật

Việc giới hạn tốc độ xe nâng là một phần của các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động, giúp các doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.

Cải thiện ý thức của người lái

Giới hạn tốc độ cũng giúp tăng cường ý thức và trách nhiệm của người lái xe trong việc duy trì tốc độ an toàn.

Bảo vệ hàng hóa

Tốc độ di chuyển hợp lý giúp bảo vệ hàng hóa khỏi bị hư hại do chấn động hoặc lực tác động mạnh khi di chuyển nhanh.

Tăng hiệu quả làm việc

Mặc dù giới hạn tốc độ có thể ảnh hưởng đến năng suất, nhưng việc này cũng giúp tăng hiệu quả làm việc lâu dài bằng cách giảm thiểu sự cố và thời gian ngừng trệ do tai nạn.

Chạy quá tốc độ lái xe nâng bị phạt bao nhiêu?

Chạy quá tốc độ xe nâng bị phạt bao nhiêu

Chạy quá tốc độ xe nâng bị phạt bao nhiêu[/caption] - Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). - Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (điểm a khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP). Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (điểm a khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

Cách xác định giới hạn tốc độ lái xe nâng an toàn

Cách xác định tốc độ lái xe nâng an toàn

Cách xác định tốc độ lái xe nâng an toàn[/caption] Đặt giới hạn tốc độ xe nâng an toàn liên quan đến các tiêu chí an toàn tại nơi làm việc tối đa, từ đó đạt được mục tiêu sản xuất. Nếu tốc độ được đặt quá cao có thể gây nguy hiểm khi nâng hạ hàng Nhưng nếu đặt quá thấp, năng suất sẽ bị ảnh hưởng. Nhìn chung, tốc độ lái xe nâng trong kho bãi khi sản xuất cần cân bằng cả hai.

Xem xét môi trường làm việc chung của kho bãi

Đầu tiên, bạn cần xem xét điều kiện làm việc trong kho bãi của mình. Cần phải xem xét các yếu tố đặc biệt có thể ảnh hưởng đến an toàn khi vận hành xe nâng như địa hình, bề mặt của sàn nhà, độ nghiêng và độ dốc của khu vực làm việc. Giới hạn tốc độ của xe nâng ở địa hình gồ ghề, không bằng phẳng như công trường xây dựng khác với bề mặt nhẵn hoặc bằng phẳng như bên trong nhà kho. Xe nâng dễ bị lật hoặc trượt trên địa hình không bằng phẳng hơn so với trên mặt đất bằng phẳng. Ngoài ra, hãy quan sát trên sàn nhà vì bụi, bề mặt dính dầu, độ ẩm hoặc độ ẩm tích tụ trên sàn làm tăng khoảng cách phanh, làm hạn chế tốc độ tối đa của xe nâng. Một yếu tố khác là độ nghiêng và độ dốc, chẳng hạn như đường dốc và bến bốc hàng.

Nếu thường xuyên làm việc trong khu vực đường dốc, tốc độ lái xe nâng cần điều chỉnh phù hợp

Nếu thường xuyên làm việc trong khu vực đường dốc, tốc độ lái xe nâng cần điều chỉnh phù hợp Trên những loại địa hình này, bạn cần phải giữ tốc độ của xe tải thấp hơn – đặc biệt là khi đi xuống dốc nơi tốc độ luôn tăng lên.

Xem xét tầm nhìn của người lái

Tốc độ lái xe nâng cao ảnh hưởng đến tầm nhìn của người vận hành, do đó nên chạy xe nâng chậm ở những khu vực tài xế có điểm mù như khi băng qua các lối đi và lùi xe. Tại các điểm mù này, tài xế nên giảm tốc độ và bấm còi khi di chuyển tại các giao lộ, góc cua và các chướng ngại vật hạn chế tầm nhìn khác.

Xem xét loại xe nâng và lốp xe của bạn

Xe nâng được sản xuất đa dạng tải trọng và loại xe nâng để phù hợp với những ứng dụng đa dạng khác nhau. Nhưng điều quan trọng cần nhớ là trọng lượng càng lớn thì người vận hành càng cần phải thận trọng hơn với tốc độ lái xe nâng của mình. Trọng lượng nâng và vận chuyển hàng lớn hơn khiến người điều khiển xe nâng không xử lý kịp thời khi có người đi bộ hoặc các vật cản trên đường. Giới hạn tốc độ lái xe nâng cũng khác nhau đối với các loại lốp xe nâng khác nhau, lốp đặc và lốp hơi. Lốp đặc thường đi chậm hơn lốp hơi.

Xem xét tốc độ khi có người đi bộ

tách khu vực giữa khu vực dành cho người đi bộ và khu vực dành cho xe nâng có thể giúp giảm tai nạn

tách khu vực giữa khu vực dành cho người đi bộ và khu vực dành cho xe nâng có thể giúp giảm tai nạn[/caption] Tai nạn xe nâng liên quan đến người đi bộ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thương tích tại nơi làm việc. Vì vậy, khi làm bảng tiêu chuẩn tốc độ tối đa lái xe nâng an toàn, điều quan trọng là phải xem xét số lượng và khoảng cách của người đi bộ với xe nâng của bạn. Nên đặt giới hạn tốc độ ở các khu vực nơi có nhiều người đi bộ hoặc chướng ngại vật cần tránh. Hơn nữa, việc tách khu vực giữa khu vực dành cho người đi bộ và khu vực dành cho xe nâng có thể giúp giảm tai nạn.

Xem xét khoảng cách dừng an toàn

Tốc độ tối đa của xe nâng có liên quan đến khoảng cách dừng vì xe nâng di chuyển càng nhanh thì thời gian dừng lại càng lâu. Vấn đề phức tạp hơn là phanh xe nâng không có tác dụng dừng hiệu quả như phương tiện giao thông đường bộ.

Xe oto thường gắn 4 phanh nhưng xe nâng chỉ có 2 phanh

Xe oto thường gắn 4 phanh nhưng xe nâng chỉ có 2 phanh[/caption] Nguyên nhân là do xe đường bộ có phanh ở cả 4 bánh nhưng xe nâng chỉ có phanh ở 2 bánh dẫn động phía trước. Vì vậy, việc xác định khoảng cách dừng an toàn của xe nâng có thể giúp bạn đặt giới hạn tốc độ xe nâng an toàn trong kho hàng vì bạn có thể ước tính thời gian cần thiết để dừng ở tốc độ nhất định.

Kết luận

Việc nắm vững và tuân thủ các quy định về tốc độ lái xe nâng và an toàn khi vận hành xe nâng là hết sức cần thiết để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và hiệu quả. Điều này không chỉ giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Từ khóa tìm kiếm 

  • Tốc độ lái xe nâng
  • Lái xe nâng tốc độ bao nhiêu?
  • Tốc độ lái xe nâng đường dốc
  • Tốc độ lái xe nâng an toàn
  • Lái xe nâng quá tốc độ có bị phạt không?
  • Mức phạt quá tốc độ lái xe nâng

Xem thêm bài viết cùng chủ đề Các loại nhiên liệu xe nâng: Mọi thứ bạn cần biết [LƯU Ý] an toàn xe nâng cho người vận hành [Giải đáp] câu hỏi thường gặp về chứng chỉ xe nâng [TƯ VẤN] Nên thuê hay mua xe nâng?