3 cách chữa xe nâng điện không khởi động được nhanh, dễ nhất
Ngày đăng: 23/11/2024
Một trong những vấn đề phổ biến thường gặp ở xe nâng điện là tình trạng không khởi động được. Vậy làm thế nào để chữa xe nâng điện không khởi động?
Xe nâng điện hiện nay ngày càng phổ biến trong cuộc sống bởi nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên sau một thời gian dài hoạt động, xe sẽ gặp một số trục trặc, dễ gặp nhất là tình trạng không khởi động được. Bài viết dưới đây của CNSG sẽ mách bạn nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng xe nâng điện không khởi động.
Vì sao xe nâng điện không khởi động?
Có rất nhiều tác nhân làm xe nâng điện không khởi động được, dưới đây là một số nguyên nhân thường thấy:
Hư hỏng bình ắc quy
Ắc quy là bộ phận vô cùng quan trọng trong xe nâng, chi phối mọi hoạt động của xe và ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng. Chúng không chỉ cung cấp năng lượng để động cơ vận hành mà còn cung cấp điện cho các hệ thống phụ trợ khác hoạt động. Do đó, trong trường hợp bình ắc quy gặp vấn đề, xe nâng sẽ không thể khởi động bình thường.
Khi bình ắc quy trong xe nâng điện bị hỏng sẽ tác động đến quá trình khởi động của xe nâng
Hư hỏng hệ thống điện
Hệ thống điện xe nâng bao gồm nhiều hệ thống quan trọng khác như hệ thống cung cấp điện, hệ thống đánh lửa, hệ thống khởi động,... Hệ thống điện còn tác động đến công suất và khả năng vận hành của xe. Do đó, khi hệ thống điện trong xe bị hở hoặc cháy, xe sẽ không còn hoạt động tốt.
Khóa động cơ gặp vấn đề
Khóa động cơ xe nâng điện là bộ phận có tác dụng ngắt và kết nối dòng điện, cho phép xe nâng khởi động hoặc tắt máy theo ý của người sử dụng. Tuy nhiên, chỉ cần bộ phận này gặp một vài vấn đề nhỏ sẽ dẫn đến tình trạng xe nâng điện không khởi động.
Cách xử lý trong trường hợp xe nâng điện không khởi động
Xe nâng điện không khởi động là lỗi mà hầu như người sử dụng xe nâng nào cũng sẽ gặp phải. Vậy làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Hãy thứ qua 3 cách dưới đây nhé:
Kiểm tra ắc quy
Hầu hết tình trạng xe nâng điện không khởi động được thường bắt nguồn do ắc quy. Đây là bộ phận cung cấp điện chủ yếu cho hoạt động của xe, do đó khi bình ắc quy gặp vấn đề, hoạt động của xe cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Một số vấn đề thường gặp ở ắc quy gồm có hiện tượng tụt điện nhanh chóng, biến dạng bản cực hoặc acquy bị sunfat hóa. Những tình trạng này xuất hiện do tuổi thọ của ắc quy bị giảm sút hoặc quá trình vận hành không đúng cách.
Dù là lý do nào, người dùng cũng nên kiểm tra ắc quy. Nếu thấy bộ phận này có vấn đề, bạn nên vệ sinh, sạc lại, thay dung dịch hoặc thay mới nếu cần.
Trong trường hợp xe không khởi động được, bạn có thể kiểm tra và thay thế ắc quy
Kiểm tra đèn pha
Khi đèn pha của xe nâng bị mờ hoặc không sáng, rất có thể hệ thống điện trong xe nâng bị hỏng hoặc cầu chì bị nổ. Ngoài ra đây cũng là biểu hiện cho thấy các bộ phận kết nối bị hư hỏng, chẳng hạn như giắc cắm bị lỏng, bị ăn mòn,...
Do đó, nếu đèn pha của bạn gặp trục trặc, bạn nên kiểm tra để xác định vấn đề đang gặp phải và đưa ra cách giải quyết kịp thời. Trong trường hợp đèn pha chỉ bị mờ, rất có khả năng xe hết pin và bạn chỉ cần sạc pin, sau đó khởi động lại.
Kiểm tra độ an toàn
Trong trường hợp ắc quy và đèn pha vẫn bình thường nhưng xe nâng điện không khởi động được, người dùng hãy chuyển sang kiểm tra động cơ của xe. Bạn nên kiểm tra thật kỹ để xác định động cơ có ở trong trạng thái an toàn hay không.
Nếu phát hiện động cơ bốc khói và có nguy cơ phát nổ thì người dùng nên xuống xe ngay lập tức và liên hệ với kỹ thuật viên sửa chữa.
Đảm bảo an toàn trong quy trình sửa chữa xe nâng
Dưới đây là một số lưu ý cần nhớ khi sửa chữa xe nâng điện nhằm đảm bảo an toàn cho con người:
-
Hãy tháo các phụ kiện như đồng hồ, vòng tay, dây chuyền, các phụ kiện kim loại trước khi bắt đầu sửa chữa. Nguyên nhân là vì trong quá trình sửa chữa sẽ xảy ra các sự cố như chập mạch dẫn đến cháy nổ. Do đó, việc tháo phụ kiện vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, vừa bảo vệ tài sản.
-
Luôn luôn rút phích cắm và ngắt điện trước khi sửa chữa. Đồng thời đừng quên tắt công tắc chìa khóa khi mở nắp hộp hoặc hệ thống điện.
-
Khi sửa chữa hệ thống thủy lực, người dùng cần hạ phuộc xe xuống, sau đó xả áp suất hệ thống. Ngoài ra, để tránh trường hợp nhiệt độ dầu quá cao dẫn đến cháy nổ, hãy làm mát xe nâng điện trước khi tiến hành thay dầu thủy lực và thay hộp số.
-
Khi thay dầu mới cho xe, người dùng cần đảm bảo dầu đã được làm sạch trước khi châm vào hệ thống thủy lực. Trong trường hợp dầu bị lẫn cặn bẩn sẽ tác động đến hiệu suất làm việc của xe.
-
Chú trọng đến việc bảo trì để tối đa hóa thời gian và hiệu suất làm việc của xe, đảm bảo an toàn cho con người trong quá trình sử dụng.
Những lưu ý cần biết trong quá trình sửa xe để đảm bảo an toàn
Lời kết
Trên đây là 3 cách sửa chữa xe nâng điện không khởi động do CNSG tổng hợp được. Trong quá trình sửa chữa, bạn đọc đừng quên những lưu ý trên để đảm bảo an toàn cho bản thân mình nhé!
Các lỗi thường gặp ở xe nâng điện và cách khắc phục
Xe nâng điện sạc không vô điện: Nguyên nhân và cách khắc phục