Xe nâng tay bơm không lên: Nguyên nhân và cách khắc phục

Xe nâng tay bơm không lên: Nguyên nhân và cách khắc phục

Xe nâng tay bơm không lên: Nguyên nhân và cách khắc phục

Ngày đăng: 28/10/2024

Một trong những lỗi thường gặp nhất ở xe nâng tay đó là bơm không lên. Vậy nguyên nhân nào làm xe nâng tay bơm không lên, cách khắc phục như thế nào?

Xe nâng tay là phương tiện vô cùng hữu ích trong việc di chuyển, nâng hạ hàng hóa. Với nhiệm vụ quan trọng như vậy, từ lâu thiết bị đã trở thành trợ thủ đắc lực của các xí nghiệp, nhà kho,... Tuy nhiên trong quá trình sử dụng đôi lúc sẽ gặp phải một số trục trặc, phổ biến nhất là tình trạng xe nâng tay bơm không lên. Để biết nguyên nhân và cách khắc phục, cùng CNSG đi tìm hiểu nhé!

Nguyên nhân làm xe nâng tay bơm không lên

Để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng xe nâng tay bơm không lên, người sử dụng cần nắm được những nguyên nhân dẫn đến lỗi này. Dưới đây là một số tác động chủ yếu làm hư hỏng bơm xe nâng tay:

Dầu thủy lực trong xe bị thiếu

Dầu thủy lực được ví là “mạch máu” của xe nâng. Khi thiếu “mạch máu”, hệ thống bơm trong xe nâng sẽ không có đủ áp suất để nâng tải, từ đó dẫn đến tình trạng xe nâng tay bơm không lên.

Thiếu dầu thủy lực có thể do các nguyên nhân sau:

  • Xuất hiện tình trạng rò rỉ dầu ở các đường ống hoặc van.

  • Sử dụng xe nâng tay trong thời gian dài nhưng không bảo dưỡng định kỳ.

  • Sử dụng xe nâng tay quá nhiều hoặc hoạt động vượt quá tải trọng cho phép sẽ làm dầu bị cạn.

Trong trường hợp này, để xe hoạt động bình thường, trước tiên người dùng cần kiểm tra mức dầu. Sau đó nếu thấy hao hụt dầu, lượng dầu thấp hơn so với mức quy định thì hãy tiến hành bổ sung.

Mức dầu thủy lực trong xe nâng thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến xe nâng tay bơm không lên

Mức dầu thủy lực trong xe nâng thấp là một trong những nguyên nhân dẫn đến xe nâng tay bơm không lên

Hư hỏng ở hệ thống van

Van là bộ phận có nhiệm vụ điều khiển lưu lượng và áp suất dầu. Trong trường hợp bộ phận này bị hỏng, xe nâng tay sẽ gặp tình trạng bơm không lên. Dưới đây là một số biểu hiện thường thấy khi hệ thống van bị hư hỏng:

  • Xe nâng tay bơm lên được nhưng không giữ được tải.

  • Khi bơm phát ra các tiếng động bất thường.

  • Quá trình bơm của xe diễn ra không bình thường (thường thấy nhất là tình trạng bơm chậm hơn).

Trong trường hợp xe của bạn dính phải tình trạng này, tốt nhất là bạn nên mang xe đến những đơn vị sửa chữa uy tín.

Piston bơm bị hư hỏng

Trong hệ thống bơm của xe nâng tay, piston là bộ phận chính và giữ vai trò rất quan trọng. Chính vì vậy, khi bộ phận này gặp các vấn đề như mòn hoặc hỏng sẽ tác động đến áp suất dầu, từ đó khiến xe nâng tay bơm không lên.

Để xác định piston bơm trong xe có bị hư hỏng hay không, người dùng nên tháo rời hệ thống bơm. Tuy nhiên công việc này đòi hỏi kỹ năng chuyên môn cao. Do đó, nếu không chắc chắn, người dùng nên mang thiết bị ra các trung tâm sửa chữa.

Trong trường hợp piston bị hỏng, nếu không chắc chắn, bạn nên mang xe nâng đến các đơn vị sửa chữa

Trong trường hợp piston bị hỏng, nếu không chắc chắn, bạn nên mang xe nâng đến các đơn vị sửa chữa

Hỏng hóc ở vòng đệm

Khi vòng đệm gặp sự cố sẽ tác động rất lớn đến hoạt động của xe nâng. Nguyên nhân là vì đây là bộ phận có công dụng ngăn dầu rò rỉ và duy trì áp suất trong hệ thống thủy lực. 

Vậy làm thế nào để biết vòng đệm bị hỏng? Dưới đây là những dấu hiệu thường thấy khi xe nâng xảy ra trường hợp hỏng hóc ở vòng đệm:

  • Dầu thủy lực bị rò rỉ.

  • Xe nâng tay bơm lên được nhưng không giữ được tải hoặc cần phải bơm nhiều lần mới có thể nâng được tải.

Cách khắc phục tình trạng xe nâng tay bơm không lên

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trường hợp xe nâng tay bơm không lên. Do đó, người dùng cần dựa vào từng nguyên nhân cụ thể để khắc phục và sửa chữa cho thích hợp:

Thêm dầu thủy lực

Trong trường hợp dầu thủy lực trong xe nâng tay của bạn bị rò rỉ, thấp hơn so với mức bình thường thì người dùng cần bổ sung thêm dầu. Cách tiến hành như sau:

  • Chuẩn bị loại dầu thủy lực thích hợp với xe nâng tay.

  • Để xe nâng tay ở vị trí bằng phẳng, không gồ ghề, sau đó hạ càng xuống vị trí thấp nhất.

  • Mở nắp bình chứa dầu, sau đó đổ dầu vào bình. Lưu ý nên sử dụng phễu để tránh đổ dầu ra ngoài.

  • Đổ dầu từ từ và kiểm tra liên tục để tránh trường hợp đổ quá nhiều.

  • Khi dầu đạt ngưỡng quy định, hãy ngừng lại và đóng nắp bình chứa.

Khi thêm dầu thủy lực, bạn nên sử dụng phễu để tránh tình trạng vương vãi dầu ra ngoài

Khi thêm dầu thủy lực, bạn nên sử dụng phễu để tránh tình trạng vương vãi dầu ra ngoài

Sửa chữa, thay thế van

Nếu hệ thống van trong xe nâng gặp hư hỏng, người dùng nên kiểm tra, sửa chữa và thay thế nếu cần. Dưới đây là quy trình các bước sửa chữa và thay thế van dành cho những ai muốn tự thực hiện tại nhà:

  • Tìm hiểu về sơ đồ kỹ thuật của xe nâng tay để xác định được vị trí và loại van cần sửa. Đừng quên chuẩn bị các dụng cụ cần thiết như cờ lê, tua vít và van mới nhé.

  • Xả hết dầu thủy lực, sau đó tháo các bu lông và ốc vít giữ van.

  • Kiểm tra van, trong trường hợp bộ phận bị hư hỏng, mài mòn nặng thì nên thay thế.

  • Sau đó lắp van đã sửa hoặc van mới vào vị trí, siết chặt các bu lông và ốc vít.

  • Cuối cùng, đổ lại dầu thủy lực vào hệ thống và kiểm tra hoạt động của xe.

Sửa chữa, thay thế piston và vòng đệm

Các bước sửa chữa, thay thế piston và vòng đệm cũng tương tự như đối với van. Người dùng cũng cần xác định vị trí cần sửa, xả hết dầu thủy lực, kiểm tra piston/vòng đệm, thay thế hoặc sửa chữa, sau đó lắp lại như cũ.

Lời kết

Trên đây là những nguyên nhân làm xe nâng tay bơm không lên và cách khắc phục. Mong rằng với những chia sẻ trên của CNSG, xe nâng của bạn luôn hoạt động bình thường và ổn định.

Xem thêm các bài viết tương tự: 

Mách bạn cách thay phốt xe nâng tay cực đơn giản ngay tại nhà

Các lỗi xe nâng tay thường gặp: Nguyên nhân và cách khắc phục

Mách bạn cách thay dầu thủy lực xe nâng tay đem đến hiệu quả cao

Bật mí cách chọn dầu thủy lực cho xe nâng chất lượng, phù hợp nhất

Hướng dẫn cách sử dụng xe nâng tay an toàn, hiệu quả

Địa chỉ thay thế phụ tùng xe nâng tay chất lượng tốt nhất hiện nay