8 lời khuyên về an toàn tại công trường xây dựng

8 lời khuyên về an toàn tại công trường xây dựng

8 lời khuyên về an toàn tại công trường xây dựng

Ngày đăng: 01/08/2024

Công trường xây dựng là nơi tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Do đó, hãy thực hiện những biện pháp an toàn tại công trường xây dựng được chia sẻ trong bài viết này!

Công trường xây dựng có thể gây nguy hiểm đến người lao động, thậm chí là người giám sát, những du khách đến thăm. Do đó, việc thực hiện các biện pháp an toàn tại công trường xây dựng là điều vô cùng cần thiết. Hãy cùng CNSG đi điểm qua 8 lời khuyên giúp giảm nguy cơ tai nạn và thương tích tại công trường xây dựng nhé!

Yêu cầu, quy định với các biện pháp bảo vệ chống rơi

Đã có rất nhiều trường hợp thương tâm xảy ra do rơi, ngã tại công trường xây dựng. Để hạn chế tình huống này, OSHA đã công bố các yêu cầu, quy định và các điều khoản để bảo vệ chống rơi. Trong đó có các yêu cầu về chiều cao của lan can, độ bền cho các hệ thống chống rơi,...

Ngoài ra, phương pháp bảo vệ chống rơi của OSHA còn quy định các điều sau:

  • Đối với người lao động: Cần nhận thức được các nguy cơ té ngã có thể xảy ra tại công trường xây dựng. Đồng thời có kiến thức về các biện pháp an toàn được sử dụng để bảo vệ họ. Bên cạnh đó, trước khi sử dụng các biện pháp an toàn, cần kiểm tra thật kỹ.
  • Đối với người sử dụng lao động: Có nghĩa vụ lắp đặt các hệ thống chống rơi, ván chân, mái che hoặc lan can. Ngoài ra, người giám sát công trình phải có khả năng xác định những nguy hiểm và cảnh báo, nhắc nhở người lao động.

Cần lắp đặt các hệ thống chống rơi để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng

Cần lắp đặt các hệ thống chống rơi để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng

An toàn tại công trường xây dựng: Sử dụng thang đúng cách

Rơi từ trên cầu thang xuống có thể dẫn đến thương tích hoặc tử vong. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến trường hợp này là do lựa chọn thang không chính xác, thang không được cố định chắc chắn hoặc cố gắng mang theo các vật liệu, dụng cụ cầu kềnh khi sử dụng thang.

Để ngăn ngừa tình huống này, có một số lời khuyên bổ ích dành cho những người đang làm tại công trường xây dựng:

  • Khi sử dụng thang, phải có ít nhất 3 điểm tiếp xúc, gồm 2 chân và 1 tay. 
  • Nên buộc 2 đầu thang vào 1 điểm chắc chắn để tránh thang bị trượt, rơi.
  • Hạn chế mang vật liệu khi đang leo thang.
  • Các thang trước khi sử dụng cần được kiểm tra kỹ càng. Những thang bị hư, lỗi nên được đánh dấu và ngừng sử dụng.

Những yêu cầu về giàn giáo

Một trong những biện pháp để bảo vệ an toàn tại công trường xây dựng là tuân thủ những yêu cầu về giàn giáo. Bởi lẽ đây là một thứ tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Có đến 65% công nhân gặp nạn khi thực hiện các công việc trên giàn giáo, chẳng hạn như có nguy cơ bị ngã, bị điện giật,... Để tránh các trường hợp thương tâm này, người lao động và người sử dụng lao động cần chú ý những điều dưới đây:

  • Đối với người lao động: Luôn đội mũ bảo vệ đầu dù làm việc ở trên hay dưới giàn giáo. Đeo ủng để đảm bảo sự chắc chắn, hạn chế trơn trượt. Tuyệt đối không làm việc trên giàn giáo phủ đầy băng, nước hoặc bùn. Tuân thủ theo tải trọng tối đa khi làm việc tại không gian này.
  • Đối với người sử dụng lao động: Giàn giáo phải được xây dựng trên nền vững chắc, được làm từ ván hoàn toàn. Người sử dụng lao động cũng nên kiểm tra thật kỹ giàn giáo để bảo đảm an toàn trước khi đưa vào sử dụng.

Luôn đội mũ bảo vệ đầu để an toàn tại công trường xây dựng

Luôn đội mũ bảo vệ đầu để an toàn tại công trường xây dựng

Sử dụng các thiết bị bảo hộ

Các thiết bị bảo hộ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo đảm an toàn tại công trường xây dựng. Tuy nhiên, có rất nhiều công nhân lơ là, chủ quan không sử dụng các thiết bị này. Dưới đây là những quy định của OSHA về việc sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân:

  • Khi thực hiện các công việc như hàn, sứt mẻ, mài, xây, chà nhám, chế biến gỗ và khoan, người lao động nên đeo kính bảo vệ mắt. 
  • Khi sử dụng các thiết bị bảo hộ, công nhân cần đảm bảo thiết bị không làm cản trở đến hoạt động của bản thân và vừa khít với khuôn mặt.
  • Cần kiểm tra các thiết bị bảo vệ trước khi sử dụng, nếu có sứt mẻ hay hư hỏng thì cần thay đổi ngay lập tức.
  • Đối với người sử dụng lao động, cần cung cấp miễn phí các thiết bị bảo vệ. 

Bảo vệ đầu trong mọi trường hợp

Đầu là bộ phận trọng yếu của con người. Do đó, việc bảo vệ đầu trong mọi trường hợp cũng là bảo vệ tính mạng của bản thân. Người lao động nên sử dụng đồ bảo vệ đầu ở bất cứ nơi nào, trong suốt thời gian làm việc tại công trường. Ngoài ra, phải đảm bảo mũ vừa khít với đầu, không bị lỏng lẻo khi di chuyển hay làm việc.

Về phía người sử dụng lao động, để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng, cần cung cấp cho công nhân mũ bảo vệ đầu. Đồ bảo vệ đầu cần đáp ứng được các tiêu chuẩn do Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ (ANSI) nêu ra. 

Các thiết bị bảo vệ đầu cần đáp ứng được tiêu chuẩn của ANSI

Các thiết bị bảo vệ đầu cần đáp ứng được tiêu chuẩn của ANSI

Những biện pháp khi tiếp xúc với các chất độc hại

Tại công trường xây dựng đôi lúc sẽ xuất hiện các hóa chất độc hại, điển hình như chì, silic, amiăng, gỗ, kẽm, cadmium, berili và thủy ngân,... Do đó, để bảo vệ con người, dưới đây là một số lời khuyên bổ ích:

  • Người lao động phải được đào tạo để có khả năng đọc và sử dụng Bảng Dữ liệu An toàn Vật liệu (MSDS) đối với mọi hóa chất được sử dụng tại công trường.
  • Ngoài ra, trong quá trình sử dụng hay dọn dẹp các hóa chất cần mặc PPE.
  • Đối với người sử dụng lao động, nên tổ chức các chương trình nâng cao kiến thức cho nhân viên về rủi ro và hướng dẫn xử lý các hóa chất. Ngoài ra cần dán nhãn cảnh báo nguy hiểm với các thùng có chứa chất độc hại.

Tuân theo các tiêu chuẩn về an toàn và sức khỏe

Hiện nay có rất nhiều nhà thầu yêu cầu công nhân phải làm việc trong môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Chính vì vậy, để bảo đảm an toàn tại công trường xây dựng, các tiêu chuẩn đã được ra đời, trong đó bao gồm các nội dung:

  • Công nhân phải hiểu rõ rằng luôn có các biện pháp bảo vệ an toàn tại công trường xây dựng cho họ. Ngoài ra, họ sẽ được đào tạo để phù hợp với từng công việc cụ thể. Do đó, trong trường hợp chưa có biện pháp bảo hộ hay chưa được đào tạo kỹ lưỡng, công nhân không nên vận hành máy móc.
  • Người sử dụng lao động cần thực hiện việc kiểm tra địa điểm làm việc, các máy móc thiết bị. Ngoài ra cần tổ chức các chương trình, đào tạo nhân viên nhận biết các mối nguy hiểm và cách phòng tránh.

Tiêu chuẩn an toàn tại công trường xây dựng khi sử dụng thang máy trên không

Thang máy trên không tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hiểm, chẳng hạn như rơi, văng khỏi thang máy, hư hỏng thiết bị,... Do đó, để an toàn tại công trường xây dựng, tránh các tình huống trên, dưới đây là những điều mà bạn nên lưu ý:

  • Kiểm tra các bộ phận của thang máy trước khi vận hành, tuyệt đối không sử dụng nếu thấy có dấu hiệu bất thường.
  • Đảm bảo rằng dây đai an toàn luôn chắc chắn.
  • Các nhân viên cần được đào tạo về việc vận hành thang máy và cách xử lý khi gặp tình huống nguy hiểm.

Kiểm tra dây đai là biện pháp an toàn tại công trường xây dựng

Kiểm tra dây đai là biện pháp an toàn tại công trường xây dựng

Lời kết

Trên đây là 8 lời khuyên giúp bạn bảo vệ an toàn tại công trường xây dựng. Mong rằng với bài viết này, người đọc sẽ có kiến thức để bảo vệ bản thân, hạn chế các tình huống xấu, không mong muốn. 

Xem thêm các bài viết tương tự:

12+ mẹo hàng đầu để đảm bảo an toàn kho hàng

Chấn thương khi lái xe nâng thường gặp và cách phòng tránh

9 Nguyên nhân gây ra tai nạn xe nâng bị lật và cách xử lý

Làm thế nào để giảm khí thải xe nâng

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: 154/1 Quốc lộ 1A - Tân Thới Hiệp - Quận 12 - TP.HCM

Hotline: 0987115148

Website: https://xenangnhapkhau.com/

Email: Marketing.cnsg@gmail.com 

Fanpage: https://www.facebook.com/xenangsaigon/