Cách phục hồi bình ắc quy nước đơn giản, hiệu quả
Ngày đăng: 12/03/2025
Biết cách phục hồi bình ắc quy nước sẽ giúp bạn tiết kiệm được chi phí mua ắc quy mới. Vậy bạn đã biết các bước trong quy trình phục hồi bình ắc quy chưa?
Ắc quy nước xe nâng bị hư hỏng không chỉ làm giảm hiệu suất hoạt động của xe mà còn gây ra nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên thay vì mua mới bình ắc quy, bạn hoàn toàn có thể phục hồi tại nhà để tiết kiệm thời gian và chi phí. Vậy cách phục hồi bình ắc quy nước cụ thể như thế nào? Cùng CNSG tìm hiểu nhé.
Vì sao cần phục hồi bình ắc quy nước?
Tìm hiểu về cách phục hồi bình ắc quy nước vô cùng cần thiết, bởi lẽ điều này sẽ mang đến những lợi ích như:
-
Tăng khả năng sạc và xả của bình ắc quy, từ đó kéo dài tuổi thọ ắc quy lên đến 6 tháng - 1 năm, thậm chí là lâu hơn so với tình trạng ban đầu.
-
Khi ắc quy bị sụt áp hoặc không thể duy trì điện áp đủ cao sẽ dẫn đến tình trạng xe khởi động khó khăn hoặc không thể khởi động. Do đó, việc phục hồi bình ắc quy sẽ giúp xe khởi động ổn định.
-
Bên cạnh đó, khi bình ắc quy bị sunfat hóa sẽ làm xuất hiện tình trạng rò rỉ điện, gây nguy hiểm cho người sử dụng và giảm hiệu suất hoạt động của xe nâng. Chính vì vậy, việc phục hồi bình ắc quy sẽ giúp đảm bảo hiệu suất, khả năng cung cấp điện cho các thiết bị trên xe và sự an toàn cho người lái.
-
Ngoài ra, khi tự tìm hiểu về cách phục hồi bình ắc quy nước, bạn có thể sự sửa chữa và khắc phục các vấn đề ngay tại nhà, từ đó tiết kiệm tối đa chi phí. Đồng thời việc này còn giúp tận dụng tối đa tác dụng của ắc quy.

Những lợi ích khi phục hồi bình ắc quy nước đúng cách
Cách phục hồi bình ắc quy thành công 100%
Dưới đây là các bước trong cách phục hồi bình ắc quy đảm bảo sẽ giúp bạn thành công, tiết kiệm thời gian và chi phí hiệu quả:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng của bình ắc quy
Bước đầu tiên trong cách phục hồi bình ắc quy nước là kiểm tra tình trạng bình. Việc làm này giúp xác định tình trạng và vấn đề đang gặp phải, từ đó đưa ra phương pháp phục hồi phù hợp. Bạn có thể đánh giá bình ắc quy nước bằng cách trả lời những câu hỏi như:
-
Vẻ ngoài bình có gặp vấn đề gì không, có phồng rộp hay biến dạng không?
-
Hai bản cực có kết tủa trắng không?
-
Dung dịch điện phân trong bình còn nhiều không?
Ngoài ra bạn cũng cần sử dụng vôn kế hoặc đồng hồ vạn năng để đo điện áp và xác định độ ổn định của bộ phận. Nếu kết quả điện áp nằm trong khoảng 10V – 12V, bạn có thể tự phục hồi tại nhà. Nếu điện áp dưới 10V tức là bạn cần thay mới.

Kiểm tra trước khi tiến hành các cách phục hồi bình ắc quy nước
Bước 2: Vệ sinh bề mặt ắc quy
Bình ắc quy nước bị bẩn sẽ gây trở ngại đến quá trình truyền năng lượng. Do đó, trước khi chuyển sang bước kế tiếp, bạn cần làm sạch bình và cọc bình.
Bước 3: Rút dung dịch có trong bình
Mở các vòi vặn trên bề mặt bình ắc quy, sau đó đổ toàn bộ dung dịch có trong bình vào một xô hoặc chậu nhựa. Trong quá trình này cần tiến hành cẩn thận để tránh dung dịch bắn vào mắt hoặc da gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bước 4: Sử dụng dung dịch để làm sạch bình
Ở bước này, chúng ta sẽ sử dụng các hóa chất phục hồi để làm sạch bình. Một công thức đem đến hiệu quả cao trong việc vệ sinh bình ắc quy đó là 1:1 baking soda và nước cất hoặc 2:1 baking soda với nước cất.
Sau đó, bạn đổ dung dịch này vào trong bình bằng phễu hoặc dụng cụ chuyên dụng. Tiếp đó đậy kín các nắp và lắc trong vòng vài phút. Cuối cùng, mở nắp và đổ các dung dịch này ra ngoài.
Bước 5: Đổ dung dịch phục hồi mới vào bình
Sau khi đã làm sạch xong, chúng ta sẽ pha chế dung dịch phục hồi với tỷ lệ 120 gam muối Epsom trong 1 lít nước cất. Khuấy đều đến khi đảm bảo không còn chất rắn mới đổ vào từng ô pin. Trong quá trình đổ, đảm bảo dung dịch nằm giữa 2 vạch Max và Min. Cuối cùng, đóng chặt nắp.
Bước 6: Sạc ắc quy
Sau khi hoàn tất bước 5 cũng đồng nghĩa với việc bạn đã đi được ⅔ trong cách phục hồi bình ắc quy nước. Ở giai đoạn cuối, người dùng hãy sạc ắc quy với dòng điện bằng 1/10 dung lượng bình và để qua đêm.
Sau khi sạc xong, sử dụng vôn kế để kiểm tra lại tình trạng bình một lần cuối. Nếu chỉ số đo xấp xỉ 12,42V tức là ắc quy đã có thể sử dụng, nếu dưới con số này, bạn nên sạc tiếp.

Đừng quên sạc ắc quy sau khi phục hồi
Khi nào cần phục hồi bình ắc quy nước?
Khi thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, người dùng nên xem xét đến việc phục hồi bình ắc quy nước càng sớm càng tốt:
-
Điện áp thấp hơn mức tiêu chuẩn, xe không khởi động được hoặc khó khởi động.
-
Dung dịch điện phân có màu vàng đục hoặc có chứa tạp chất.
-
Các cực của lớp ắc quy bị bám một lớp màu trắng hoặc xám.

Những dấu hiệu cho thấy cần phục hồi bình ắc quy
Những nguyên nhân làm bình ắc quy nước bị hư hại
Tình trạng bình ắc quy nước bị hư hỏng xảy ra do rất nhiều nguyên nhân. Khi hiểu rõ về các tác nhân làm hư hỏng bình sẽ giúp bạn biết cách phục hồi bình ắc quy nước hiệu quả hơn:
-
Ắc quy bị Sunfat hóa: Thường xảy ra khi ắc quy bị xả quá mức và không được sạc lại đầy đủ trong khoảng thời gian dài. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sạc và xả của bình.
-
Ắc quy bị mất nước: Thường xảy ra khi nước trong dung dịch điện phân bay hơi do nhiệt độ cao hoặc sạc quá mức.
-
Ắc quy bị sụt áp: Sau một thời gian dài sử dụng, các tấm cách điện bị ăn mòn. Từ đó làm ắc quy bị ngắn mạch, cực dương và cực âm tiếp xúc với nhau dẫn đến trường hợp ắc quy không thể duy trì được điện áp ngay cả khi đã được sạc đầy.
-
Ắc quy bị xả sâu: Khi xả ắc quy quá mức sẽ làm các bản cực bị hư hại, dung dịch điện phân bị ảnh hưởng.
-
Châm bình ắc quy bằng các dung môi có tạp chất: Điều này sẽ làm cản trở quá trình điện hóa, làm dung lượng của bình ắc quy bị sụt giảm nghiêm trọng.
Lời kết
Bài viết trên đây của CNSG đã chỉ bạn cách phục hồi bình ắc quy nước ngay tại nhà. Mong rằng với những thông tin đã chia sẻ trên, bạn sẽ biết được cách khắc phục cũng như phòng tránh tình trạng ắc quy nước bị hư hại.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ.DD5, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12
Hotline: 0987 115 148
Website: https://xenangnhapkhau.com/
Email: Congnghiepsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Cảm biến tốc độ động cơ - Tầm quan trọng đối với xe nâng
Hướng dẫn cách đọc các thông số pin lithium chuẩn, chi tiết
Lazang xe nâng là gì? 4 thông tin quan trọng về bộ phận này
Đèn báo lỗi xe nâng: Phát tín hiệu khi nào, khắc phục ra sao?
Dầu thủy lực giá bao nhiêu 1 lít? Cập nhật giá dầu mới nhất
Tổng phanh xe nâng: Khái niệm, cấu tạo và cách bảo dưỡng