Củ đề xe nâng: Tìm hiểu, lựa chọn và cách bảo dưỡng hiệu quả
Ngày đăng: 16/05/2025
Củ đề xe nâng - bộ phận quan trọng có vai trò kích hoạt động cơ đốt trong, ảnh hưởng đến hoạt động của xe nâng. Cùng tìm hiểu về bộ phận này nhé.
Xe nâng là thiết bị giúp nâng hạ, di chuyển các loại hàng hóa nặng, có kích thước lớn. Thiết bị này được tạo nên từ nhiều bộ phận khác nhau, mỗi bộ phận đều có tầm quan trọng riêng. Bài viết này của CNSG sẽ cung cấp các kiến thức về củ đề xe nâng - một bộ phận không thể thiếu trong xe nâng.
Tìm hiểu về củ đề xe nâng
Củ đề xe nâng có tên tiếng anh là starter motor hay còn được gọi là động cơ khởi động. Đây là bộ phận phức tạp có khả năng chuyển đổi điện năng thành cơ năng, từ đó giúp khởi động động cơ xe nâng, giúp thiết bị hoạt động.
Hiện nay động cơ này hoạt động với 2 mức điện áp chính là 12V và 24V, cùng với đó là 2 cấu hình răng phổ biến: 6 răng và 9 răng. Ngoài ra, củ đề còn được chia làm 2 loại sau:

Thông tin cơ bản về củ đề xe nâng
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của củ đề trong xe nâng
Biết về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của củ đề xe nâng sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng có hiệu quả hơn:
Cấu tạo
Để động cơ khởi động có thể làm việc tốt, không trục trặc thì cần đảm bảo các thành phần sau đây:
-
Bánh răng khởi động: Đây là bộ phận quan trọng trong việc tạo ra năng lượng để khởi động động cơ xe nâng. Chúng cần được chế tạo từ các vật liệu có độ bền và khả năng chống sứt mẻ cao như thép cacbon cường độ cao để đảm bảo hoạt động ổn định, lâu dài.
-
Mô tơ điện: Có chức năng chuyển hoá điện năng thành cơ năng. Chất liệu chính được sử dụng để chế tạo mô tơ điện thường là dây rotor làm từ đồng có sơn phủ cách điện và tẩm sấy chống ẩm.
-
Cần dẫn động: Hay còn được gọi là cần đẩy, đây là bộ phận truyền lực từ công tắc đến bánh răng khởi động. Đồng thời đưa bánh răng trở lại vị trí cũ sau khi đã hoàn thành việc khởi động. Khi sản xuất bộ phận này cần đảm bảo độ bền cao.
-
Công tắc từ: giữ nhiệm vụ cho phép dòng điện chạy qua mô tơ, điều chỉnh bánh răng ăn khớp với vành răng. Do đó, đây là bộ phận rất quan trọng trong củ đề.
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý vận hành của củ đề xe nâng dựa trên một chuỗi quy trình chặt chẽ, gồm 3 bước sau:
-
Giai đoạn khởi động: Giai đoạn này sẽ bắt đầu khi công tắc được bật, lúc này nguồn điện từ ắc quy sẽ được đưa vào cuộn cảm và làm xuất hiện từ trường. Sau đó thanh chạc tiếp xúc với bánh đà và tạo ra dòng điện lớn chạy qua mô tơ khởi động.
-
Giai đoạn truyền động: Ở giai đoạn này, mô tơ sẽ quay với tốc độ thấp nhưng moment lớn, đồng thời làm bánh răng với bánh đà cùng quay, từ đó tạo ra lực cần thiết để động cơ khởi động.
-
Giai đoạn kết thúc: Khi động cơ đi vào hoạt động, công tắc sẽ được ngắt. Lúc này toàn bộ hệ thống củ đề sẽ trở về vị trí ban đầu để khởi động cho lần quay tiếp theo.

Cấu tạo và cách củ đề hoạt động
Cách chọn mua củ đề phù hợp nhất
Củ đề xe nâng giữ vị trí vô cùng quan trọng, do đó khi chọn mua, người sử dụng cần chọn thật kỹ. Dưới đây là những kinh nghiệm bạn có thể áp dụng khi mua bộ phận này:
-
Xác định đúng loại xe: Hiện nay có 2 loại củ đề đó là loại dành cho xe nâng điện và loại dành cho xe nâng dầu/gas. Do đó, khách hàng cần xác định rõ xe nâng của mình thuộc loại nào để chọn mua cho phù hợp.
-
Để ý đến thông số kỹ thuật: Trước khi mua, bạn cần kiểm tra và đối chiếu các thông tin sau: điện áp, công suất, số răng,...
-
So sánh với củ đề cũ: Bạn có thể sử dụng củ đề cũ để so sánh về hình dạng, kích thước, hãng, các thông số kỹ thuật,... Hoặc gửi ảnh của củ đề cũ sang cho bên đơn vị để được sở hữu sản phẩm tương thích nhất với thiết bị.

3 lưu ý cần biết khi chọn mua bộ khởi động
Hướng dẫn cách bảo dưỡng bộ khởi động hiệu quả
Vì củ đề tác động trực tiếp đến việc vận hành xe nâng, do đó việc bảo dưỡng vô cùng cần thiết. Thông qua việc bảo dưỡng sẽ giúp kéo dài tuổi thọ cho củ đề, từ đó giúp xe nâng hoạt động ổn định hơn. Dưới đây là những các bảo dưỡng củ đề đem đến hiệu quả cao và được các chuyên gia, nhà sản xuất xe khuyên nên làm:
-
Tiến hành vệ sinh, lau sạch bụi bẩn, dầu mỡ bám trên củ đề. Kiểm tra các đầu nối dây điện, đảm bảo chúng không bị hư hỏng, nếu có cần tiến hành thay ngay lập tức. Việc này cần được tiến hành định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng.
-
Sử dụng dầu hoả hoặc dung dịch vệ sinh chuyên dụng để làm sạch bánh răng và trục. Nếu thấy bánh răng bị ăn mòn thì có thể tiến hành thay mới. Thời điểm tốt nhất để thực hiện các việc này là sau mỗi 500-1000 giờ hoạt động.
-
Thông thường, nếu xe phát ra tiếng “tạch” sau khi vặn chìa khóa khởi động tức là bộ khởi động vẫn hoạt động tốt. Tuy nhiên nếu không nghe thấy tiếng này, bạn cần đem đi sửa chữa kịp thời.
Lời kết
Qua những thông tin giới thiệu trên của CNSG đã giúp bạn đọc hiểu hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tầm quan trọng cũng như cách chọn mua và bảo dưỡng củ đề xe nâng. Nếu bạn đang có nhu cầu mua bộ phận này thì nhanh tay liên hệ với đơn vị chúng tôi để được tư vấn và báo giá nhé.
THÔNG TIN LIÊN HỆ:
Địa chỉ: Số 4, lô i5, Đ.DD5, P. Tân Hưng Thuận, Quận 12
Hotline: 0987 115 148
Website: https://xenangnhapkhau.com/
Email: Congnghiepsg@gmail.com
Xem thêm các bài viết tương tự:
Xe nâng kẹp gạch - Lựa chọn hoàn hảo trong xây dựng
Bình ắc quy không tích điện: Nguyên nhân và cách khắc phục
Động cơ diesel 2 kỳ: Khái niệm, ưu nhược điểm và ứng dụng
Pít tông là gì? Những kiến thức quan trọng về pít tông
Kiểm soát nhiệt độ kho hàng - đảm bảo chất lượng hàng hóa
3 Cách đọc thông số lốp xe nâng - Hiểu để sử dụng hiệu quả