Gạch nung, gạch không nung xây nhà chính là yếu tố quan trọng để làm nên kết cấu, kiến trúc, công năng cơ bản, vững chắc của một công trình, tùy thuộc vào nhu cầu mục đích xây dựng để lựa chọn loại gạch xây nhà phù hợp.

Fire Burn GIF by Pudgy Penguins

Dưới đây CNSG sẽ cung cấp thông tin và so sánh gạch nung, gạch không nung để khách hàng dễ dàng hơn trong lựa chọn của mình, cùng khám phá nhé!

Các loại gạch nung xây nhà

Các loại gạch nung đỏ xây nhà
Các loại gạch nung đỏ xây nhà
Gạch đỏ đặc
  • Kích thước phổ biến: 220x105x55 mm.
  • Đặc điểm: là loại gạch nung đặc, màu đỏ hồng hoặc đỏ sẫm.
  • Có khả năng chống thấm, khả năng chịu lực được đánh giá cao.
  • Trọng lượng gạch nung đỏ đặc nặng nên có thể ảnh hưởng đến kết cấu, làm chậm tiến độ thi công.
  • Ứng dụng để xây dựng vị trí cần chắc chắn, ổn định: xây dựng móng nhà, tường nhà, xây bể nước, bể phốt, xây tường bao, xây cổng,…
  • Giá thành: giá thành gạch nung đỏ đặc đắt hơn so với các loại gạch nhẹ khác.
Gạch đỏ hai lỗ
  • Kích thước phổ biến: 220x105x55 mm.
  • Đặc điểm: có hai lỗ bên trong với màu đặc trưng đỏ hoặc đỏ sẫm.
  • Khả năng chịu được lực thấp, chống thấm vừa phải.
  • Trọng lượng nhẹ hơn so với gạch đặc, dễ dàng thi công, giảm chi phí và tải trọng để giữ vững kết cấu.
  • Giá thành: Giá thành rẻ hơn so với gạch đỏ đặc.
Gạch đỏ 4 lỗ
  • Kích thước phổ biến là 190x80x180 mm.
  • Đặc điểm: có màu đỏ hoặc đỏ sẫm.
  • Khả năng chống thấm và chịu lực kém, cách nhiệt, cách âm hạn chế
  • Trọng lượng nhẹ nên không tốn thời gian thi công và công sức, tiết kiệm được chi phí xây dựng.
  • Ứng dụng: thường sử dụng xây vách ngăn phòng, xây dựng kết cấu bên trong của ngôi nhà.
Gạch đỏ 6 lỗ
  • Kích thước phổ biến: có kích thước lớn.
  • Đặc điểm: gạch nung 6 lỗ có màu đỏ hoặc đỏ sẫm
  • Khả năng cách nhiệt tốt nhưng khả năng chống thấm và chịu lực kém.
  • Trọng lượng nhẹ nên xây dựng không tốn thời gian và công sức, giảm trọng tải cho kết cấu công trình.
  • Ứng dụng: thường sử dụng cho các khu vực không chịu lực cũng như không yêu cầu độ chống thấm cao.
  • Giá thành: Mức giá rẻ giúp tiết kiệm chi phí.

Các loại gạch không nung

Gạch không nung được tạo thành từ các nguồn nguyên liệu khác như xỉ than, xi măng, chất tạo bọt và tro bay,…

Gạch không nung bao gồm các loại gạch như: gạch nhẹ chưng áp (gạch ACC), gạch bê tông, gạch bê tông bọt.

Gạch bê tông
  • Cách sản xuất: Dùng nguyên liệu bê tông để trộn sau đó đổ khuôn để định hình kiểu dáng.
  • Trọng lượng: Có trọng lượng nặng.
  • Gạch bê tông là gạch không nung nhưng có khả năng chịu được trọng lực tốt, độ dày cao, khả năng chịu được rung chấn với cường độ lớn.
  • Trọng lượng khi thi công gạch này tốn thời gian và công sức.
  • Ứng dụng: thường được dùng cho phần nền móng.
  • Giá thành: Có giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí.
Gạch nhẹ chưng áp (gạch ACC)
  • Cách sản xuất: Dùng xi măng, cát đá nghiền mịn, vôi, nước, thạch cao, hợp chất nhôm, nước để tạo thành hỗn hợp sau đó đổ khuôn.
  • Trọng lượng:
  • Thiết kế lỗ rỗng có trọng lượng nhẹ từ 350 – 850 kg/m3.
  • Trọng lượng riêng nhẹ hơn so với gạch đỏ 2 lỗ là 2/3 và gạch đỏ đặc là ½.
  • Trọng lượng nhẹ giúp giảm tải trọng của tòa nhà đồng thời tiết kiệm chi phí xây dựng.
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt, có độ bền và tính chính xác cao, thân thiện với môi trường, chịu được những chấn động mạnh,.
  • Khả năng chống thấm không tốt
  • Chất lượng sản xuất không được đồng đều
  • Ứng dụng: dùng cho các công trình decor trong nhà, công trình không đòi hỏi cao về khả năng chống thấm.
Gạch bê tông bọt
  • Kích thước phổ biến: 100x200x400 mm
  • Khả năng cách âm và cách nhiệt tốt
  • Khả năng chống thấm kém.
  • Trọng lượng nhẹ chỉ bằng ½ so với gạch thông thường.
  • Trọng lượng nhẹ giúp thời gian thi công nhanh chóng, có thể vận chuyển gạch dễ dàng bằng xe nâng tay khi thi công xây dựng.
  • Giá thành rẻ giúp tiết kiệm chi phí, gạch bê tông bọt thân thiện với môi trường và có khả năng ứng dụng cao.

So sánh Gạch Không Nung Và Gạch Nung 

Đặc điểm Gạch đất sét nung Gạch không nung
Thời gian sử dụng
  • Gạch nung là loại gạch truyền thống đã được ứng dụng hàng ngàn năm nay.
  • Mới được dùng phổ biến, ứng dụng nhiều khoảng 2 thế kỷ trở lại đây.
Nguyên liệu
  • Đất sét, nước và than
  • Xi măng, bột màu và đá mạt
Quy trình sản xuất
  • Sản xuất gạch mộc bằng hỗn hợp đất sét ủ trong thời gian 3- 6 tháng trộn chung cùng than.
  • Sấy khô và đốt điện gạch mộc ở nhiệt độ 1000 độ C.
  • Lưu kho hoặc vận chuyển đến cho khách hàng.
  • Trộn xi măng và đá mạt trong hệ thống dây chuyền đã có sẵn nước sau đó đưa đến máy dập để dập khuôn gạch bê tông.
  • Tiếp tục đưa vào dưỡng hộ từ 20 đến 30 ngày để gạch trở nên rắn chắc, có chất lượng bền hơn.
Màu sắc
  • Thường có màu đỏ đậm, đỏ sẫm đặc trưng là màu của đất nung.
  • Có màu xám là màu của xi măng và đá mạt.
  • Có thể tô màu và tạo màu mới để làm gạch lát nền.
Phân loại
  • Gạch đặc: gạch nung đặc nguyên khối và gạch đặc có 2 lỗ nhỏ.
  • Gạch lỗ:2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ (đủ kích thước)
  • Gạch đặc: gạch đặc nguyên khối, nguyên viên.
  • Gạch lỗ: 2 lỗ, 4 lỗ, 6 lỗ (đủ kích thước).
  • Gạch block bê tông: bê tông rỗng và bê tông đặc.
  • Gạch block tự chèn: đa dạng các màu sắc và mẫu mã khác nhau.
Độ bền
  • Độ bền phụ thuộc vào quá trình nung gạch và nhiệt độ chuẩn.
  • Tùy thuộc vào chất liệu gạch sẽ có độ bền khác nhau.
Độ hấp thụ nước
  • Trung bình từ 5 – 20%
  • Trung bình từ 5 – 7%
Chịu nhiệt
  • Được nung nóng ở nhiệt độ rất cao nên có khả năng chịu nhiệt tốt.
  • Gạch nung có thể dùng xây cả lò nướng lên đến 1000 độ C
  • Chất liệu nhựa, xi măng có khả năng chịu nhiệt kém không quá 450 độ C.
Trọng lượng
  • Gạch rỗng: 954 kg/m3
  • Gạch đặc: 1.500 kg/m3
  • Gạch bê tông rỗng 1.100 – 1.600 kg/m3
  • Gạch bê tông đặc: 2.000 kg/m3
  • Gạch tự chèn: 1.900 kg/m3
Trang trí và sơn
  • Có màu tự nhiên là màu đỏ đã rất đẹp, độ bám sơn thấp nên không cần trang trí và sơn quá nhiều.
  • Gạch có màu sắc tự nhiên kém thẩm mỹ nhưng có độ bám sơn cao nên dễ dàng thay đổi màu sơn, kiểu dáng.
Chống ồn, chống rêu mốc
  • Khả năng chống rêu mốc và ồn tốt
  • Khả năng chống rêu mốc và ồn tốt hơn gạch đất sét
Chi phí bảo trì
  • Gạch nung là vật liệu đã được hoàn thiện và không cần tốn kém chi phí cho việc bảo trì.
  • Không tốn kém chi phí bảo trì và còn có thể tái chế để bảo vệ môi trường.
Sự co rút, giãn nở
  • Có xu hướng giãn nở nhưng rất ít chỉ khoảng 3-5 mm.
  • Có xu hướng co lại nhưng cũng rất nhỏ chỉ khoảng 6mm.
Mục đích sử dụng
  • Xây dựng chủ yếu lĩnh vực nhà dân,các cơ sở,…
  • Được dùng nhiều trong công nghiệp, du lịch để làm nhà tiền chế, trong các xí nghiệp, trong xây dựng công trình công cộng,..
Tiêu thụ năng lượng
  • Tiêu thụ các nguồn nhiên liệu hóa thạch, than.
  • Tiêu thụ nhiều điện dùng cho thiết bị ép đùn, lò tuynel,
  • Các công đoạn như ép, trộn, nghiền, băng chuyền, vận chuyển,…tiêu thụ nhiều điện cho thiết bị máy móc.
Chiếm dụng tài nguyên
  • Chiếm dụng nhiều đất nông nghiệp do sử dụng lượng lớn tài nguyên đất sét khó tái tạo.
  • Sử dụng đá mạt khai thác tận thu từ các mỏ và khoảng 10 – 20% xi măng (sản xuất từ đất sét, đá vôi,).
Bảo vệ môi trường
  • Quá trình nung thải ra khí thải CO2 gây ô nhiễm môi trường
  • Khó tái chế, chỉ có thể sử dụng cố định với mục đích xây dựng
  • Có thể sử dụng nguồn nguyên liệu tái chế, trong khi sản xuất không có khí thải nên bảo vệ môi trường.
  • Ngoài ra, gạch không nung còn có thể tái sử dụng với những mục đích khác nhau: làm tủ, kệ, decor trang trí,…

Gạch nung và gạch không nung đều có những ưu điểm vượt bậc trong việc xây dựng nên kết cấu ổn định của công trình kiến trúc, để vận chuyển gạch cho việc bảo quản, vận chuyển đến người dùng hoặc đưa đến nơi thi công,… có thể sử dụng xe nâng hỗ trợ để thực hiện dễ dàng hơn.

Logo Công ty TNHH Công nghiệp Sài Gòn

Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.