Sơ đồ hệ thống thủy lực xe nâng
Ngày đăng: 15/04/2024
Sơ đồ hệ thống thủy lực xe nâng điện được cấu tạo bao gồm các bộ phận chính gồm: bơm thủy lực, bể chứa dầu, xi lanh, van xả, hệ thống ...
Máy ép thủy lực công nghiệp đầu tiên được Joseph Braman đưa vào sử dụng từ năm 1795 tại Luân Đôn và trở thành một trong những cuộc cách mạng công nghiệp vĩ đại nhất của con người. Một trong những ứng dụng của hệ thống thủy lực đó chính là những chiếc xe nâng hàng mà chúng ta đang sử dụng ngày nay. Hãy cùng CNSG đi khám phá sơ đồ hệ thống thủy lực xe nâng qua bài viết này
Tìm hiểu thêm:
Hệ thống thủy lực là gì
Hệ thống thủy lực sử dụng truyền động tạo ra từ việc tác dụng điện năng hoặc cơ năng lên bơm thủy lực sinh ra áp suất lên chất lỏng có độ đậm đặc, tính chất khác nhau (dầu nhớt, hóa chất,….) tạo thành một hệ thống tuần hoàn khép kín giúp thiết bị hoạt động.
Dựa vào thiết kế có thể chia hệ thống này thành 4 bộ phận chính
- Xi lanh thủy lực (hydraulic cylinders) còn có tên gọi khác là động cơ thủy lực tuyến tính hoạt động bởi 1 Pittong di chuyển trong đường ống do tác động của áp suất từ chất lỏng
- Motor thủy lực (hydraulic motors) còn có tên gọi khác là động cơ thủy lực hướng tâm, các chất lỏng xoay quanh trục làm quay các ổ bánh xe trên các thiết bị
- Bơm thủy lực (hydraulic pumps) tạo ra áp lực bằng cách di chuyển chất lỏng qua hệ thống tạo ra lưu lượng từ đó biến năng lượng cơ thành điện thủy lực
- Van thủy lực (hydraulic valves) được chia thành 3 loại theo chức năng của chúng bao gồm van điều khiển hướng, điều khiển lưu lượng và điều áp.
Sơ đồ thủy lực xe nâng
Ứng dụng của hệ thống thủy lực giúp chúng ra có được những chiếc xe nâng có thể nâng hạ, di chuyển hàng hóa có tải trọng hàng chục tấn một cách dễ dàng và an toàn. Hãy cùng nhìn qua sơ đồ thủy lực của chiếc xe này để tìm hiểu điều phi thường đó
Sơ đồ thủy lực của xe nâng được cấu thành gồm rất nhiều bộ phận bao gồm:
- Bể dầu: đây là nơi chứa dầu cần thiết để hệ thống thủy lực có thể vận hnành
- Bơm nguồn: Nơi tạo ra lưu lượng và áp suất cho hệ thống thủy lực của xe nâng thông qua xi lanh thủy lực
- Xi lanh thủy lực: Đây là nơi tác động trực tiếp vào lượng dầu trong hệ thống tạo ra truyền lực giúp nâng hạ hàng hóa ở độ cao mong muốn
- Đồng hồ đo áp suất: Cho biết áp suất tại đầu ra của bơm nguồn để có thể chủ động điều chỉnh
- Van an toàn: đây là bộ phận đảm bảo áp suất hệ thống không vượt quá giá trị cho phép, giúp các thiết bị hệ thống luôn ở ngưỡng an toàn không bị phá hỏng.
- Cụm van tiết lưu và van một chiều: Có vai trò đảm bảo tốc độ nâng hạ của xe tránh tình trạng lên xuống đột ngột gây hư hỏng hàng hóa và ảnh hưởng tới xe khi nâng tải cho dòng dầu đi qua van một chiều
- Van phân phối 2B2: bộ phận này nằm ở vị trí xả dầu giúp giảm tải cho bơm khi hệ thống chưa làm việc.
- Van một chiều có điều kiện: nằm ở vị trí sát đầu dưới của xi lanh, sử dụng để mở dòng ở đường cao áp
- Van phân phối 4/3: điều tiết hoạt động của xi lanh, giúp điều chỉnh hoạt động nâng hạ của xe.
- Thiết bị làm mát: có vai trò làm mát dầu chạy trong hệ thống hạn chế tình trạng sôi dầu dẫn đến nóng máy, cháy,…. Bộ phận này được mắc song song với một khóa.
- Cụm lọc dầu: có tác dụng lọc cặn bẩn sinh ra trong quá trình vận hành hệ thống được lắp ở đường xả.
Nguyên lý hoạt động
Tùy thuộc vào tình trạng hoạt động của xe mà cơ chế hoạt động của hệ thống thủy lục cũng sẽ khác nhau. Thông thường sẽ bao gồm 5 chế độ chính đó là:
- Chế độ chờ: lúc này van phân phối ở chế độ mở để giảm tải cho bơm, van phân phối ¾ ở chế độ trung gian. Ngoài ra các van khác chưa hoạt động
- Chế độ nâng hạ hàng hóa bơm nguồn hút dầu thủy lực từ bể chứa, ở đây dầu được đi qua phần lọc để hạn chế bớt những cặn bẩn có sẵn. Dầu sau khi lọc sẽ được tăng áp và đi tới các van phân phối, các van này sẽ đưa dầu vào hệ thống và xi lanh hoạt động giúp điều khiển xe nâng hạ hàng hàng hóa Các van phân phối sẽ được điều khiển bởi hệ thống tay cầm điều khiển nhằm điều tiết lưu lượng dầu đến các xi lanh nâng hạ và xi lanh nghiêng
- Chế độ giữ tải hoạt động khi người điều khiển muốn giữ hàng hóa ở một độ cao nhất định để thuận tiện cho việc di chuyển. Lúc này các van 1 chiều sẽ được khóa lại không cho dầu ở xi lanh chảy ngược về bề dầu giúp cho cang nâng được giữ nguyên vị trí cố định.
- Chế độ quá tải xảy ra khi hệ thống gặp phải sự cố, khi đó các van xả bắt đầu hoạt động để giảm tải và bảo vệ cho phần bơm và các thiết bị thủy lực khác. Đồng thời các van sẽ được đóng lại để ngưng hoạt động của toàn bộ hệ thống
Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH Công Nghiệp Sài Gòn (CNSG) đã có nhiều năm kinh nghiệm trong nghành công nghiệp thiết bị nâng hạ, là đối tác của các doanh nghiệp và tập đoàn lớn trong nước như: Vingroup, Viettel,.., Các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi được ủy quyền và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà máy sản xuất nên có mức giá cực kỳ ưu đãi dành cho khách hàng.